Các cuộc đối thoại

Object reference not set to an instance of an object.
Năm du lịch quốc gia 2025 - Phát huy thế mạnh, nâng tầm du lịch Huế

Nhằm góp phần quảng bá và nâng cao chất lượng, phát triển du lịch Huế trong khuôn khổ Năm Du lịch Quốc gia 2025, UBND thành phố Huế tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề:

"Năm du lịch quốc gia 2025 - Phát huy thế mạnh, nâng tầm du lịch Huế"

- Thời gian: 09h00, ngày 19/3/2025

- Buổi Tọa đàm được phát trực tuyến trên Cổng Thông tin điện tử thành phố Huế, Fanpage UBND thành phố Huế và các nền tảng xã hội khác.

Toàn cảnh buổi tọa đàm

- Chủ trì: Đồng chí Nguyễn Thanh Bình - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Huế; Đồng chí Trần Thị Hoài Trâm, Giám đốc Sở Du lịch.

Buổi tọa đàm là dịp để các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch và người dân cùng trao đổi, đóng góp ý kiến nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của du lịch Huế, hướng đến sự phát triển bền vững và nâng cao vị thế của thành phố trên bản đồ du lịch Việt Nam và quốc tế.

Buổi tọa đàm được phát trực tiếp trên Cổng Thông tin Điện tử thành phố Huế (địa chỉ: hue.gov.vn), Live Stream trên Fanpage UBND thành phố, đồng thời ghi hình và phát lại trên sóng của Đài Phát thanh Truyền hình thành phố.

Quý vị quan tâm xin mời gửi câu hỏi đến Ban Biên tập qua địa chỉ thư điện tử: bbt.ubnd@hue.gov.vn và gọi điện thoại qua đường dây nóng 0234.362.9999, hoặc gửi trực tiếp tại chuyên mục “Trao đổi và tháo gỡ” trên trang chủ của Cổng Thông tin điện tử thành phố Huế; các bạn cũng có thể gửi câu hỏi trực tiếp tại Livetream trên Fanpage UBND thành phố.

Trân trọng kính mời quý tổ chức, cá nhân quan tâm theo dõi, tham gia trao đổi và đặt câu hỏi đến chương trình.

Bắt đầu đối thoại
Câu hỏi của bạn Phan Thành, Quận Thuận Hóa:

Thưa Ông Nguyễn Thanh Bình, Ông đánh giá thế nào về ý nghĩa của việc thành phố Huế được lựa chọn là địa phương đăng cai Năm Du lịch Quốc gia 2025?

Trả lời của Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Thanh Bình:

Năm 2025 là năm có ý nghĩa quan trọng gắn với sự kiện kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Thừa Thiên Huế nay là thành phố Huế (26/3/1975 - 26/3/2025), 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế nay là Đảng bộ UBND thành phố Huế (tháng 4/1930 - tháng 4/2025) và đặc biệt là sự kiện tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Vì vậy, việc đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2025 sẽ là điểm nhấn quan trọng cho dấu mốc lịch sử này.

Thành phố Huế được chọn là địa phương đăng cai Năm Du lịch Quốc gia 2025 là cơ hội để ngành du lịch Cố đô kết nối và tạo được dấu ấn, khai thác hết tiềm năng, lợi thế, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.

Việc tổ chức Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng thành phố Huế phát triển bền vững trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Câu hỏi của bạn Thành Nhân, Quận Thuận Hóa:

Đây là năm thứ 2 Huế đăng cai năm du lịch quốc gia, vậy Bà cho biết Huế đã có những chuẩn bị gì tạo điểm nhấn cũng như đột phá thông qua những sự kiện du lịch mang tầm quốc gia diễn ra trên địa bàn.

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Trần Thị Hoài Trâm:

Để chỉ đạo phối hợp tổ chức các hoạt động, sự kiện Năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025 đảm bảo trang trọng, an toàn, hiệu quả cao nhất, thành phố Huế đã thành lập Ban Tổ chức năm Du lịch quốc gia 2025 do Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Phương làm Trưởng ban và thành lập 05 tiểu ban (tài chính- tài trợ, nội dung – kỹ thuật, tuyên truyền, lễ tân - hậu cần, an ninh trật tự - y tế - môi trường) nhằm có cơ sở để phân công nhiệm vụ cho các sở, ngành, đơn vị liên quan của thành phố triển khai các nhiệm vụ được phân công tổ chức trong Năm Du lịch quốc gia – Huế 2025.

Để tạo điểm nhấn cũng như đột phá mạnh mẽ thông qua những sự kiện du lịch mang tầm quốc gia diễn ra trên địa bàn, du lịch Huế sẽ phát triển các sản phẩm du lịch chủ đạo có thương hiệu trên cơ sở lấy văn hóa Huế làm nền tảng:

- Huế đã xây dựng chương trình Kịch bản Khai mạc Năm Du lịch quốc gia hoành tráng với điểm nhấn là sân khấu bán thực cảnh trên dòng sông Hương, với chủ đề “Lời tự tình dòng sông” thể hiện bản sắc văn hóa các vùng miền, di sản nhân loại, nếp sống của người dân trên khắp mọi miền đất nước Việt Nam gắn với các câu chuyện kể qua các dòng sông. Với công nghệ, kỹ thuật hiện đại, hiệu ứng Led, công nghệ chiếu sáng trên nước, hiệu ứng mapping... tạo hiệu ứng mới mẻ tới người xem, đồng thời khẳng định vị thế vận hội mới Huế phát triển đi lên song hành trong tổng thể phát triển bền vững của đất nước.

- Tăng cường tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật, thể thao, lễ hội truyền thống... Phát huy giá trị di sản văn hóa dân gian thành sản phẩm du lịch. Tuyên truyền, vận động, thu hút các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước tổ chức hội nghị, hội thảo, sự kiện trên địa bàn thành phố.

- Huế sẽ tập trung định vị lại bộ sản phẩm phù hợp với thị trường, xu thế mới đảm bảo thương hiệu của du lịch Huế, trong đó sẽ cùng các doanh nghiệp lữ hành lớn xây dựng các sản phẩm bên cạnh văn hóa – di sản của Huế như du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch tâm linh, du lịch golf, du lịch MICE, nghỉ dưỡng,…

- Tập trung phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa – Huế Symphony trở thành sản phẩm du lịch định kỳ để phục vụ khách du lịch.

- Phát triển các điểm đến, sản phẩm, dịch vụ du lịch đẳng cấp, chuyên nghiệp, khác biệt gắn với văn hóa - di sản; vùng biển, đầm phá và con người Huế, trọng tâm là xây dựng các sản phẩm du lịch mang thương hiệu Huế, nâng cao chất lượng loại hình du lịch di sản gắn với Quần thể di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế.

- Tập trung xây dựng và khai thác có hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ xoay quanh các thương hiệu đặc trưng như “Huế - Kinh đô ẩm thực”, “Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam”, “Huế - Thành phố Lễ hội”. Có cơ chế cụ thể để kêu gọi đầu tư vào các dịch vụ và sản phẩm liên quan đến các thương hiệu này.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm vui chơi giải trí, mua sắm ở thành phố Huế và phụ cận. Phát triển các loại hình sản phẩm của du lịch đêm gắn với hoàn thiện hạ tầng, dịch vụ tại tuyến phố đi bộ Phạm Ngũ Lão - Võ Thị Sáu - Chu Văn An, không gian văn hóa trục đường Lê Lợi. Phát huy trục không gian hai bên bờ sông Hương, khai thác có hiệu quả hoạt động Ca Huế; tuyến du lịch đường thủy dọc sông Ngự Hà, An Cựu, Đông Ba, phố cổ Bao Vinh.

- Xúc tiến kêu gọi, từng bước khai thác các sản phẩm du lịch mang dấu ấn riêng biệt của Kinh thành Huế ở khu vực Thượng Thành, Eo Bầu tại di tích Kinh Thành Huế, tạo cơ sở phát huy giá trị di sản cố đô Huế.

- Khuyến khích cơ cấu, đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch như: Du lịch tham quan nghiên cứu văn hóa, lịch sử; Du lịch thể thao đua thuyền trên biển, trên đầm phá, lướt sóng, lặn biển, xuồng cao tốc, sân golf, các môn thể thao bãi biển; Du lịch sinh thái gắn với suối thác, đầm phá...

Câu hỏi của bạn Mỹ Oanh, Thị xã Hương Thủy:

Ngành du lịch Huế kỳ vọng lượng khách du lịch sẽ tăng trưởng ra sao trong năm nay?

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Trần Thị Hoài Trâm:

Với công tác chuẩn bị bài bản, chất lượng, đổi mới, Năm Du lịch quốc gia 2025 là "cơ hội vàng" để ngành du lịch Cố đô kết nối và tạo được dấu ấn, khai thác hết tiềm năng, lợi thế, phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời tiếp tục quảng bá hình ảnh Việt Nam nói chung và thành phố Huế nói riêng đến khách du khách trong và ngoài nước. Năm 2025, ngành du lịch Huế phấn đấu đón 5,5tr triệu lượt khách tham quan và lưu trú du lịch, trong đó khách nội địa chiếm khoảng 70-80% tổng lượt khách, tổng thu từ du lịch đạt khoảng 11.000-12.000 tỷ đồng; qua đó, lấy lại đà tăng trưởng, phấn đấu đến năm 2030 thành phố Huế sẽ đón 12 triệu lượt khách nội địa và quốc tế.

Câu hỏi của bạn Lê Minh, Thị xã Hương Trà:

Việc Huế được chọn đăng cai tổ chức Năm du lịch Quốc gia là cơ hội để ngành du lịch Cố đô kết nối, khai thác tiềm năng, lợi thế, góp phần thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Huế. Vậy thành phố Huế đã có những chính sách ưu đãi gì để thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư và du khách đến với Huế trong dịp này thưa ông?

Trả lời của Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Thanh Bình:

Những cơ chế, chính sách ưu đãi của thành phố Huế để thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư và du khách đến với Huế vẫn luôn được thành phố quan tâm, triển khai bằng các hình thành miễn, giảm phí, vé tham quan các điểm di tích trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, trong một số hoàn cảnh phù hợp, thành phố đã áp dụng chính sách kích cầu du lịch, miễn giảm phí tham quan tại các điểm di tích lịch sử văn hóa thuộc quần thể di tích Cố đô Huế.

Bên cạnh đó, thành phố luôn quan tâm tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước đến khảo sát, tìm kiếm thị trường, các đơn vị làm truyền thông, quảng bá điểm đến cho Huế, nhất là các đơn vị lữ hành khai thác các sản phẩm mới.

Thành phố Huế hiện đang xây dựng Đề án phát triển du lịch, dịch vụ du lịch giai đoạn 2025 đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó tập trung vào một số chính sách về thúc đẩy phát triển, thủ tục hỗ trợ đầu tư và thu hút đầu tư vào du lịch tại thành phố Huế gồm hạ tầng, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ và các thiết chế văn hóa, thể thao, du lịch; cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành, các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, tổ chức các sự kiện, hoạt động phát triển du lịch…; Sau khi đề án hoàn thành, thành phố sẽ ban hành một số chính sách cụ thể, tập trung để tiếp tục tháo gỡ những điểm nghẽn phát triển du lịch Huế, xây dựng bộ chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm và thu hút khách du lịch đến Huế.

Câu hỏi của bạn Ngọc Hải, Quận Thuận Hóa:

Được biết, Năm Du lịch quốc gia 2025 được gắn kết với Festival Huế 2025 (định hướng Festival 4 mùa). Đây là cơ hội tốt để truyền thông, quảng bá hình ảnh Huế và tăng trưởng lượng khách, tạo đà để phát triển du lịch mạnh mẽ, vậy ngành du lịch Huế đã có những kế hoạch, giải pháp gì để đẩy mạnh truyền thông, quảng bá các sản phẩm du lịch Huế cũng như hình ảnh Huế đến với du khách trong và ngoài nước?

Trả lời của Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Thanh Bình:

Ngành du lịch, các đơn vị, doanh nghiệp ở Huế đang có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá và giới thiệu điểm đến, những sản phẩm mới nhằm tạo hiệu ứng hấp dẫn thu hút mạnh mẽ khách đến, hấp dẫn du khách quay trở lại, khẳng định vị thế của địa phương đăng cai cũng như định vị lại ngành du lịch Cố đô Huế trên bản đồ du lịch Việt Nam và quốc tế thông qua những giải pháp và hoạt động cụ thể sau:

Một là, tăng cường quảng bá hình ảnh: Tận dụng các sự kiện lớn trong Năm Du lịch quốc gia để quảng bá hình ảnh của mình thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội, và các kênh quốc tế qua đó thu hút sự chú ý của du khách trong và ngoài nước. Hiện nay, Ngành du lịch đang được UBND thành phố giao nhiệm vụ truyền thông các sự kiện, văn hóa tiêu biểu của thành phố Huế năm 2025, trong đó tập trung quảng bá hình ảnh Huế trên hệ thống các kênh thông tin toàn quốc và một số kênh truyền thông quốc tế. Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ này, Ngành Du lịch hứa hẹn sẽ lan tỏa một hình ảnh Huế mới mẻ, năng động, hấp dẫn, an toàn, thân thiện, mến khách xứng đáng một thành phố du lịch trực thuộc trung ương và là một điểm đến du lịch nổi bật trong năm 2025.

Hai là, tổ chức các sự kiện văn hóa và lễ hội: Năm 2025, ngoài các sự kiện, lễ hội được tổ chức hàng năm theo định hướng Festival Huế, là địa phương đăng cai Năm Du lịch quốc gia, Thành phố Huế chủ trì tổ chức khoảng 70 chương trình, sự kiện, lễ hội hoạt động đặc sắc hấp dẫn với quy mô liên tỉnh, quốc gia và quốc tế. Các sự kiện này không chỉ giới thiệu văn hóa đặc sắc của Huế mà còn tạo cơ hội cho du khách trải nghiệm và tương tác với cộng đồng địa phương.

Ba là, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù: Huế có thể phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo như tour di sản, tour ẩm thực, tour sinh thái, tour tâm linh và tour trải nghiệm văn hóa. Những sản phẩm này sẽ giúp du khách khám phá sâu hơn về lịch sử, văn hóa và thiên nhiên của thành phố Huế, đồng thời tạo điểm nhấn khác biệt so với các điểm đến khác.

Bốn là, nâng cao chất lượng dịch vụ: Để khẳng định vị thế mới, Huế đang chú trọng việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch từ khâu đón tiếp, lưu trú, ăn uống đến các dịch vụ hỗ trợ khác. Việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp và thân thiện cũng sẽ góp phần tạo ấn tượng tốt với du khách.

Năm là, đẩy mạnh hợp tác quốc tế: Huế có thể tăng cường hợp tác với các tổ chức du lịch quốc tế, các hãng lữ hành và các điểm đến nổi tiếng trên thế giới để quảng bá hình ảnh của mình. Việc tổ chức các hội thảo, chương trình quốc tế như (Hội nghị “Chính quyền địa phương và Khu vực Đông Á” lần thứ 14; Tổ chức các đoàn doanh nghiệp lữ hành trong nước và quốc tế đến khảo sát điểm đến tại Huế và Hội nghị quốc gia về du lịch Net Zero - Xu hướng hiện nay của Việt Nam và thế giới) hay tham gia các hội chợ du lịch quốc tế, nhất là việc tham gia Lễ hội Văn hóa - Du lịch và Chương trình giới thiệu du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam, kết nối doanh nghiệp nhân Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 tại thị trường châu Âu dự kiến vào tháng 6/2025 và ký kết các thỏa thuận hợp tác sẽ giúp Du lịch Huế mở rộng thị trường khách quốc tế.

Sáu là, ứng dụng công nghệ trong du lịch: Với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và các nền tảng số để cung cấp thông tin, hướng dẫn du lịch, và tương tác với du khách; các ứng dụng di động, cổng thông tin du lịch, và hệ thống đặt phòng trực tuyến sẽ giúp du khách dễ dàng tiếp cận và lên kế hoạch cho chuyến đi khám phá Huế của mình. Tăng cường sử dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram, YouTube, Zalo... để quảng bá hình ảnh du lịch, thu hút sự quan tâm của du khách.

Câu hỏi của bạn Phương Oanh, Quận Phú Xuân:

Huế là địa phương có nhiều di sản được UNESCO công nhận nhất cả nước (8 di sản), đặc biệt với vị thế là một thành phố trực thuộc trung ương có tính chất “đô thị di sản” đầu tiên của Việt Nam thành phố Huế đã có những giải phải nào để cân bằng giữa phát triển du lịch và bảo tồn di sản, môi trường thưa ông?

Trả lời của Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Huế Nguyễn Thanh Bình:

Huế chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam từ ngày 01/01/2025 theo Nghị quyết 175 của Quốc hội. Đây là một mốc son mang tính lịch sử, đánh dấu sự phát triển toàn diện của vùng đất Cố đô. Sự kiện này không chỉ là niềm tự hào của người dân thành phố Huế, mà còn mở ra một giai đoạn mới, kỷ nguyên mới đầy triển vọng cho một địa phương có bề dày lịch sử và di sản văn hóa.

Với vị thế của thành phố trực thuộc Trung ương có tính chất “đô thị di sản”, Huế sẽ thuận lợi trong thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư và du khách đến với Huế. Tuy nhiên, trong bối cảnh “làn sóng” đô thị hoá mạnh mẽ, một trong những thách thức lớn nhất của Huế đó chính là phải đảm bảo hài hoà giữa phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng với bảo tồn di sản văn hóa, môi trường.

Theo quan điểm, định hướng phát triển của Huế là trên cơ sở những nét đặc thù về lịch sử, văn hóa, cảnh quan kiến trúc của mô hình thành phố trực thuộc Trung ương, phát triển theo hướng hài hòa, bền vững, giảm áp lực dân cư tập trung vào đô thị, hạn chế can thiệp, ảnh hưởng đến các di tích và cảnh quan kiến trúc truyền thống... Vì vậy, để cân bằng giữa phát triển du lịch và bảo tồn di sản, môi trường, Huế sẽ tập trung vào các giải pháp sau:

- Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức cho người dân cũng như khách du lịch về tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản, văn hóa.

- Luôn kiên định mục tiêu phát triển gắn với việc giữ gìn cảnh quan môi trường và bảo tồn các giá trị di sản, văn hóa trong công tác kêu gọi đầu tư để phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng

- Đảm bảo sự phát triển đồng bộ giữa bảo tồn di sản và xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại: định hình và xác định rõ các không gian phát triển, phân định rõ khu vực dồn nén đô thị, không gian bảo vệ cảnh quan, không gian bảo vệ di sản và các khu vực tập trung phát triển các khu chức năng 

- Huy động tối đa các nguồn vốn để đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng đô thị theo hướng hiện đại: tuyến đường bộ ven biển, đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt qua sông Hương, đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài, Đường vành đai 3; Tập trung hoàn thành Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng Khu vực I Kinh thành Huế, các dự án chỉnh trang đô thị,… Đồng thời, tăng cường huy động các nguồn lực phát triển KT-XH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, du lịch - công nghiệp - nông nghiệp phù hợp với các lợi thế của địa phương, trong đó, xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn

- Nâng cao hiệu quả liên kết phát triển vùng; mở rộng hợp tác và quan hệ đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; củng cố vị thế là trung tâm văn hóa lớn và đặc sắc của cả nước.

- Ưu tiên mọi nguồn lực đầu tư cho mục tiêu bảo tồn và phát huy có hiệu quả các giá trị di sản Cố đô, bản sắc văn hóa Huế - con người Huế một cách bền vững, theo hướng “bảo tồn đi liền với phát triển”; phát huy bản sắc văn hóa Huế, con người Huế; tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, an toàn và thân thiện để thu hút nguồn lực đầu tư phát triển bền vững; khai thác các giá trị văn hóa, di sản để phát triển du lịch dịch vụ. Ưu tiên nguồn lực địa phương và huy động nguồn lực xã hội hóa thực hiện công tác bảo tồn di sản, công nghiệp văn hóa, tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện văn hóa nghệ thuật có quy mô tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Đồng thời, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa công nghệ và chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa.

Câu hỏi của bạn Đình Hoàng, Thị xã Phong Điền:

Có lẽ mọi người rất đang trông chờ đêm khai mạc Năm Du lịch Quốc gia – Huế 2025, bà có thể thông tin một số nội dung chính về đêm khai mạc và các chương trình khác sẽ được tổ chức trong Năm Du lịch Quốc gia – Huế 2025 để người dân, du khách cùng biết và tham gia?

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Trần Thị Hoài Trâm:

Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 với chủ đề “Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới”, là sự kiện văn hóa - kinh tế - xã hội và du lịch tiêu biểu có quy mô quốc gia và tầm quốc tế kết hợp với Festival Huế 2025, gắn với kỷ niệm 50 năm giải phóng quê hương Thành phố Huế và hưởng ứng, chào mừng Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với chuỗi hoạt động diễn ra liên tục, xuyên suốt cả năm 2025, trong đó điểm nhấn là: lễ Khai mạc “Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025” diễn ra tối ngày 25/3/2025; Hội nghị quốc tế về các ngành công nghiệp văn hóa - nền tảng phát triển du lịch bền vững và các hoạt động bên lề dự kiến tháng 6/2025; Lễ hội Văn hóa - Du lịch và Chương trình giới thiệu du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam, kết nối doanh nghiệp nhân Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 tại thị trường châu Âu vào tháng 5&6/2025; Lễ bế mạc “Năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025” vào tháng 12/2025.

Chương trình khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 sẽ được tổ chức tại bờ sông Hương, khu vực Bia Quốc Học, thành phố Huế vào ngày 25/3/2025, từ 20h10 đến 21g40 (thời lượng: 90 phút), gồm 03 chương mang thông điệp Lời tự tình dòng sông: Huyền sử một dòng sông; Những dòng sông hội tụ; Dòng chảy mới của những con sông” thể hiện các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, tài nguyên và sản phẩm du lịch đặc sắc của Việt Nam; đồng thời, thể hiện được tinh thần quảng bá cho Festival Huế 2025, tinh thần kỷ niệm 50 năm Giải phóng Thừa Thiên Huế (1975- 2025) và sự vươn mình Thành phố Huế trực thuộc trung ương. Đây là chương trình nghệ thuật đặc sắc, sẽ được dàn dựng hoành tráng, có chất lượng nghệ thuật cao, với sự tham gia kết hợp biểu diễn của hơn 800 diễn viên, ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng và quần chúng nhân dân, cùng các đoàn nghệ thuật quốc tế đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Uzibekistan, Nhật Bản. Đêm khai mạc còn diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc, mới lạ như: trình diễn ánh sáng bằng thiết bị bay drone light, trống điện tử nước, nhạc nước panogama, rồng bay, dù bay.

Trong khuôn khổ Năm Du lịch quốc gia 2025 với hơn 160 hoạt động, sự kiện cấp quốc gia, cấp tỉnh đặc sắc, hấp dẫn tập trung vào 04 nhóm chương trình chính: lễ hội mùa Xuân “Xuân Cố đô” (tháng 1 - 3); lễ hội mùa Hạ “Kinh thành tỏa sáng” (tháng 4 - 6); lễ hội mùa Thu “Huế vào Thu” (tháng 7 -9); lễ hội mùa đông “Mùa đông xứ Huế” (tháng 10 – 12). Bộ VHTT&DL, các bộ, ngành Trung ương sẽ chủ trì tổ chức 08 hoạt động mang tầm quốc gia. Riêng thành phố Huế chủ trì tổ chức 70 hoạt động (30 hoạt động trong chương trình Năm Du lịch quốc gia 2025 và 40 hoạt động trong khuôn khổ Festival Huế 2025). Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức 102 hoạt động hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025.

Câu hỏi của bạn Đặng Ngọc Thắng, Quận Phú Xuân:

Vâng, rất nhiều chương trình, hoạt động sẽ được tổ chức, ngành du lịch đã có kế hoạch gì để người dân cùng tham gia và hưởng lợi từ Năm Du lịch Quốc gia?

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Trần Thị Hoài Trâm:

Năm du lịch quốc gia là sự kiện du lịch thường niên lớn nhất của ngành du lịch Việt Nam, thu hút một lượng lớn khách trong nước và quốc tế.

Năm Du lịch quốc gia – Huế 2025, thành phố Huế chủ trì tổ chức khoảng 70 chương trình, sự kiện, lễ hội hoạt động đặc sắc hấp dẫn với quy mô liên tỉnh, quốc gia và quốc tế. Các sự kiện này không chỉ giới thiệu văn hóa đặc sắc của Huế mà còn tạo cơ hội cho du khách trải nghiệm và tương tác với cộng đồng địa phương.

Việc tổ chức thành công các hoạt động, sự kiện Năm Du lịch Quốc gia 2025 sẽ giúp cho thành phố Huế có điều kiện nâng cấp, làm mới một số hạng mục hạ tầng, tạo dựng được hình ảnh và quảng bá du lịch thành phố trên các phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế, tạo cú hích, góp phần đưa ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Huế nói riêng phát triển bền vững. Ngoài ra, góp phần tạo điều kiện thúc đẩy ngành du lịch nói riêng và kinh tế, xã hội của thành phố Huế nói chung phát triển, là cơ hội để quảng bá tiềm năng, hình ảnh, đẩy mạnh thu hút đầu tư, nâng cao vị thế thành phố với cả nước và bạn bè quốc tế.

Ngoài ra, việc tổ chức Năm du lịch quốc gia – Huế 2025 sẽ mang lại những hiệu quả kinh tế - xã hội cho địa phương, thể hiện ở thu nhập trực tiếp từ phục vụ khách đến và thu nhập xã hội từ du lịch, đồng thời tạo sự chuyển biến về nhận thức tầm quan trọng của du lịch ở các cấp chính quyền và nhân dân, thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch của thành phố.

Như lời thứ trưởng Hồ An Phong nói tại buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế nay là thành phố Huế về Đề án tổ chức Năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025: Thừa Thiên Huế là địa phương có lịch sử phát triển du lịch lâu năm, với cách làm du lịch bền vững và tư duy "hợp thời". Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương trọng điểm trên bản đồ du lịch Việt Nam, với thế mạnh về du lịch văn hóa, di sản. Do vậy, việc lựa chọn Thừa Thiên Huế đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia năm 2025 là hoàn toàn phù hợp.

Câu hỏi của bạn Thanh Nhàn, Quận Thuận Hóa:

Vậy thưa Bà, được biết xuyên suốt Chương trình Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025, sẽ có 160 sự kiện cấp Quốc gia, cấp tỉnh. Việc đáp ứng cơ sở lưu trú là một trong những bài toán khó khăn của du lịch địa phương hiện nay. Vậy thành phố Huế làm sao để mang đến những trải nghiệm trọn vẹn và ấn tượng tốt cho lượng lớn du khách sẽ đổ về sắp tới đây?

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Trần Thị Hoài Trâm:

Năm Du lịch quốc gia – Huế 2025 đang đến gần, hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến với thành phố Huế. Để sẵn sàng phục vụ du khách, hiện tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh đều đã và đang chuẩn bị các phương án rất chi tiết, từ cung ứng, dự trữ nguồn nguyên vật liệu, kế hoạch tăng ca, tăng thêm một số dịch vụ tặng kèm cho du khách, chỉnh trang cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng phục vụ, tạo điều kiện tốt nhất cho du khách khi đến với Huế.

Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 887 cơ sở lưu trú, với 14.075 phòng, với các loại hình lưu trú tương đối phong phú, đa dạng, từ loại hình lưu trú cao cấp như khách sạn nghỉ dưỡng (resort), căn hộ du lịch, biệt thự du lịch bảo đảm tiêu chuẩn cho đến khách sạn, nhà nghỉ nhỏ... Trong đó, có 199 khách sạn (chiếm 22,4% trên tổng số cơ sở lưu trú) với 8.518 phòng. Số khách sạn từ 3-5 sao có 24/33 cơ sở có sao với 3.430 phòng (chiếm 91,4%).

Với số lượng và loại hình cơ sở lưu trú như trên, vào mùa cao điểm du lịch nội địa và các dịp lễ lớn dài ngày (những ngày cuối tuần, dịp nghỉ 30/4 - 1/5) du khách khó đặt phòng lưu trú ở các khách sạn cao sao tại Huế. Bên cạnh đó, do phần lớn các khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 - 5 tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn thành phố đã tạo lập được mối quan hệ với các đơn vị lữ hành để đảm bảo lượng khách hàng ổn định, thường xuyên nên vào mùa cao điểm họ chỉ chọn lọc hợp đồng đối với những đoàn khách sử dụng dịch vụ tiêu chuẩn, dòng khách hàng có nhu cầu sử dụng khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên. Thực tế, trong mùa cao điểm du lịch hàng năm, trong khi các khách sạn từ 3-5 sao trên địa bàn thành phố luôn có công suất sử dụng phòng ổn định từ 90 - 100%, thì một số khách sạn, nhà nghỉ quy mô vừa và nhỏ công suất chỉ đạt 35 - 40%. Mặc dù vẫn có thời điểm một số cơ sở lưu trú vừa và nhỏ đạt công suất 100%, tuy nhiên vẫn chưa mang tính ổn định. Xu hướng du lịch hiện nay là người dân ngày càng lựa chọn dịch vụ lưu trú cao cấp khi đi du lịch nhưng khi đến khách Huế dịch vụ lưu trú này lại đang thiếu nghiêm trọng. Và đây đang là bài toán khó khăn của du lịch Huế vào những dịp lễ trong những năm qua cũng như các dịp lễ sắp đến.

Vì vậy, để mang đến những trải nghiệm trọn vẹn và ấn tượng tốt cho lượng lớn du khách sẽ đổ về Huế sắp tới đây, ngành du lịch Huế sẽ tiếp tục đưa vào chương trình Festival bốn mùa trong khuôn khổ Năm Du lịch quốc gia – Huế 2025 các chương trình có tính hấp dẫn, thu hút khách nhằm giãn thời gian tổ chức các hoạt động, sự kiện cùng lúc, tránh gây áp lực cùng thời điểm về dịch vụ lưu trú và để du khách luôn “có dịp” đến Huế trong năm; tập trung nghiên cứu và xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc, bổ sung các sản phẩm du lịch thành chuỗi dịch vụ du lịch của thành phố và liên kết các địa phương để tạo ra các sản phẩm lưu trú trải nghiệm dài ngày: du lịch nghỉ dưỡng kết hợp khám, chữa bệnh - du lịch chăm sóc sức khỏe; du lịch sinh thái trải nghiệm,… Bên cạnh đó, nhu cầu khách hàng vẫn còn khá đa dạng nên ngành sẽ vận động và khuyến khích các khách sạn vừa và nhỏ chú trọng nâng cấp cơ sở vật chất, tiện nghi phù hợp với quy mô khách sạn, đảm bảo tiêu chuẩn sẵn sàng phục vụ khách, chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên, nhất là đội ngũ nhân viên lễ tân đảm bảo có thể thực hiện tốt các nghiệp vụ du lịch, giải quyết các yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp./.

Câu hỏi của bạn Vũ Văn Kiên, Kim sơn - Thuỷ Bằng:

Hiện nay trên địa bàn thành phố có nhiều điểm đến du lịch của tư nhân. Nhưng trong chương trình năm du lịch quốc gia lại chưa thấy thành phố quan tâm nhiều đối với các điểm đến này. Không biết tới đây thành phố có kế hoạch gì đối với các điểm đến này hay không?

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Trần Thị Hoài Trâm:

Để khai thác các điểm đến du lịch của tư nhân trong thời gian tới đây thành phố và ngành du lịch Huế có những định hướng như sau: 

- Tăng cường hợp tác công-tư: Kêu gọi các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các sự kiện, chương trình xúc tiến du lịch trong khuôn khổ Năm Du lịch Quốc gia, nhằm quảng bá và nâng tầm các điểm đến này. Huế đang thúc đẩy hợp tác giữa chính quyền và doanh nghiệp tư nhân để đưa các điểm đến như Laguna Lăng Cô, các khu nghỉ dưỡng, Aeon Mall hay Song Flatform, các bảo tàng, điểm đến du lịch tư nhân vào các gói sản phẩm du lịch liên kết. Lồng ghép vào chiến lược quảng bá; Đưa các điểm đến tư nhân vào danh mục xúc tiến du lịch của thành phố, kết hợp với các điểm đến công lập để tạo thành các tour, tuyến du lịch phong phú. Các điểm đến tư nhân sẽ được lồng ghép vào chiến lược quảng bá chung của Huế thông qua các nền tảng xã hội mang tên Visit Huế. Phát triển các sản phẩm du lịch mới dựa trên thế mạnh của khu vực tư nhân, ví dụ: kết hợp văn hóa Huế với nghỉ dưỡng cao cấp, hoặc tổ chức các sự kiện âm nhạc, nghệ thuật tại các không gian tư nhân. Phối hợp với Sở Du lịch tham gia các hội chợ du lịch trong và ngoài nước để giới thiệu về điểm đến của đơn vị. Liên kết hợp tác với các doanh nghiệp lữ hành tổ chức tour du lịch trong Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 tạo điểm nhấn hoàn thiện lại các dịch vụ sản phẩm để đảm bảo chất lượng, để đưa điểm đến của đơn vị vào chương trình tour du lịch của các đơn vị lữ hành phù hợp với nhu cầu thị trường. Ứng dụng công nghệ số trong quảng bá trên các nền tảng mạng xã hội, website và ứng dụng di động để tiếp cận du khách một cách hiệu quả. Phát triển sản phẩm mới tại các điểm đến du lịch tư nhân

- Huế sẽ giới thiệu các sản phẩm du lịch mới như:​ Tour du lịch văn hóa đêm: Khám phá Đại Nội và các lăng tẩm về đêm với ánh sáng nghệ thuật. Tour ẩm thực Huế: Trải nghiệm các món ăn đặc sản và học nấu ăn truyền thống.​ Tour du lịch sinh thái: Khám phá thiên nhiên tại các khu du lịch sinh thái và tham gia hoạt động ngoài trời. 

- Định hướng các điểm đến tư nhân phát triển theo mô hình du lịch xanh, thân thiện phù hợp với chiến lược phát triển du lịch của thành phố Huế trong giai đoạn tới.

Nâng cao chất lượng dịch vụ và nguồn nhân lực tại các điểm du lịch tư nhân: Các doanh nghiệp tư nhân sẽ được mời tham gia các chương trình đào tạo do Sở Du lịch tổ chức để đáp ứng tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch

Câu hỏi của bạn Trương Đình Duy, phường Hương Sơ, TP. Huế:

Huế sẽ có những chính sách gì để phát triển hạ tầng du lịch tàu biển để đón khách hạng sang ?

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Trần Thị Hoài Trâm:

Khách du lịch tàu biển là một trong thị trường rất quan trọng góp phần vào tăng lượng khách đến Huế, tạo ra nhiều giá trị cho du lịch Huế. Trong năm 2025, dự kiến sẽ có khoảng 150 nghìn du khách và thủy thủ đoàn cập cảng Chân Mây – Huế. Vì vậy, việc tập trung các giải pháp để vừa thúc đẩy, thu hút vừa tạo ra sự hài lòng, đảm bảo các điều kiện phục vụ khách tàu biết là rất cần thiết và cấp bách đối với thành phố cũng như ngành du lịch địa phương hiện nay.

Một số giải pháp đặt ra như sau:

  • Tập trung kết nối tàu biển là một chiến lược quan trọng, do đó các giải pháp xây dựng bến cảng du lịch chuyên dụng (cần xem xét thêm hiệu quả) và đầu tư không gian du lịch Chân Mây – Lăng Cô, cùng với kết nối thuận tiện với trung tâm thành phố Huế và các không gian du lịch khác của thành phố là giải pháp quan trọng và cấp thiết…
  • Tổ chức lại sản phẩm du lịch tàu biển, bên cạnh việc nâng cao chất lượng các điểm đến lâu nay ở khu vực trung tâm thành phố, để đáp ứng nhu cầu khách du lịch và thủy thủ đoàn, trong thời gian tới tập trung kêu gọi và hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như hệ thống nhà hàng đủ số lượng đoàn lớn, phương tiện vận chuyển,…Ngoài ra, tập trung đầu tư một số điểm dịch vụ tại cảng, khu vực lân cận phù hợp với nhu cầu khách và thủy thủ, quan tâm các cửa hàng lưu niệm có chất lượng, sản phẩm gắn với truyền thống địa phương. Để đáp ứng nhu cầu khách tại chỗ, phụ cận, cũng tính đến hoàn thiện các sản phẩm, điểm đến vùng Lăng Cô- Cảnh Dương, Vinh Hiền, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Nam Đông (hiện nay là huyện Phú Lộc).
  • Công tác quảng bá tiếp tục được chú trọng, nhất là vai trò của các doanh nghiệp chuyên khai thác khách tàu biển như công ty Tân Hồng, Sài gòn Tourist trong việc hỗ trợ quảng bá sâu rộng, thông tin đầy đủ về điểm đến Huế, đặc biệt là quảng bá từ ở nước ngoài. Chính quyền địa phương cũng tiếp tục tăng cường cả nguồn lực và các hình thức quảng bá phù hợp với thị trường khách tàu biển, đảm bảo thông tin đến và thu hút ngày càng nhiều khách đến Huế qua đường du lịch tàu biển.

Công tác đảm bảo vận hành các hoạt động từ khâu khách xuống bờ cho đến khi lên bờ cũng cần được đảm bảo thuận lợi, tránh sự chèo kéo, mất an nình trật tư, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch. Do vậy, thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo để hoàn chỉnh quy chế, quy định trong việc đón và phục vụ khách tàu biển

Câu hỏi của bạn Trần Ngọc Hạ, Quận Thuận Hóa, TP Huế:

Xin hỏi các chương trình, hoạt động quảng bá nào sẽ được tổ chức để thu hút du khách trong nước và quốc tế đến với Năm Du lịch Quốc gia 2025?

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Trần Thị Hoài Trâm:

Ngày 23/01/2025, UBND thành phố Huế đã ban hành Kế hoạch 36/KH-UBND về truyền thông các sự kiện chính trị, văn hoá tiêu biểu của thành phố Huế năm 2025 nhằm tập trung triển khai chuyên nghiệp, đúng trọng tâm, trọng điểm công tác truyền thông, quảng bá thương hiệu, hình ảnh, tiềm năng của thành phố Huế. Việc quảng bá sẽ được triển khai trên các nền tảng, các kênh truyền thông trong và ngoài nước: CNN, Đài truyền hình Việt Nam, các trang mạng xã hội, các Fanpage trong nước, tận dụng sự tham gia của KOLs để tăng sự lan toả. Ngoài ra, thành phố Huế sẽ tổ chức các chương trình, lễ hội trọng điểm xuyên suốt cả năm trong khuôn khổ Năm Du lịch quốc gia và Festival Huế 2025 vừa góp phần tạo ra các sản phẩm du lịch vừa thúc đẩy quảng bá du lịch, kích cầu du lịch Huế trong năm 2025. Trong đó sẽ có hoạt động trọng tâm thành phố Huế phối hợp với Bộ VHTTDL tổ chức Lễ hội Văn hoá; Du lịch và Chương trình giới thiệu du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam, kết nối doanh nghiệp tại thị trường Châu Âu vào 2 đợt. Đợt 1 dự kiến tháng 5 tại Pháp, Ý, Thuỵ Sĩ và đợt 2 tại Ba Lan, Séc và Đức. Việc tổ chức sự kiện này sẽ quảng bá các giá trị văn hoá, lịch sử và tiềm năng du lịch Huế nói riêng và Việt Nam nói chung; đồng thời gặp gỡ, làm việc với các đối tác du lịch, doanh nghiệp lữ hành nhằm mở rộng cơ hội hợp tác và phát triển thị trường khách du lịch quốc tế. Bên cạnh đó, việc đổi mới phương thức quảng bá để phù hợp với xu thế mới để khách du lịch dễ dàng tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng nhất cũng sẽ được tập trung triển khai trong thời gian tới.

Câu hỏi của bạn Trần Thanh Đông Minh, TP Huế:

Xin hỏi Thành phố có kế hoạch gì để liên kết với các địa phương khác nhằm phát triển các tour, tuyến du lịch hấp dẫn trong khu vực miền Trung và cả nước?

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Trần Thị Hoài Trâm:

Thành phố Huế đã định hướng thực hiện kế hoạch; để liên kết với các địa phương khác nhằm phát triển các tour, tuyến du lịch hấp dẫn trong khu vực miền Trung và cả nước như sau: 

Hiện nay, du lịch thành phố Huế đang tham gia các nhóm liên kết phát triển du lịch: 05 địa phương Quảng Bình; Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam; 07 địa phương: thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh, thành phố miền Trung (Quảng Bình; Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng; Quảng Nam); 07 địa phương: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung (Bình Định, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế) 09 địa phương: Quảng Bình; Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng ; Quảng Nam với các tỉnh khu vực Tây Nguyên (gồm các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai). Thời gian qua, ngành du lịch thành phố Huế đã tích cực triển khai các hoạt động liên kết du lịch trong và ngoài nước và đạt được những kết quả nhất định như: Ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch giữa các nhóm liên kết; hàng năm ban hành Kế hoạch thực hiện thỏa thuận liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa các nhóm,... Song song đó, đã phối hợp với các địa phương trong các nhóm liên kết khảo sát các tour, tuyến du lịch phục vụ khách du lịch ở các địa phương. Một số doanh nghiệp du lịch như khách sạn, nhà hàng, điểm đến du lịch ở các địa phương đã tổ chức liên kết tạo ra các tour, tuyến, sản phẩm du lịch mới nhằm giới thiệu đến khách du lịch trong và ngoài nước; Đồng thời, hàng năm Hiệp hội Du lịch của các địa phương phát động các đợt kích cầu du lịch kết nối giữa các địa phương; tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động du lịch ở các địa phương trong vùng sử dụng sản phẩm dịch vụ đảm bảo chất lượng và giá cả cạnh tranh, xây dựng môi trường du lịch an toàn thân thiện, hướng tới phát triển du lịch có trách nhiệm. Năm 2025, theo Kế hoạch liên kết phát triển du lịch 5 địa phương, ngành du lịch thành phố sẽ tham gia và triển khai các hoạt động liên kết trong công tác quản lý nhà nước, môi trường du lịch; xây dựng, phát triển các sản phẩm liên kết vùng; hoạt động liên kết xúc tiến quảng bá; Thực hiện các kế hoạch, chương trình của cơ quan Trung Ương. 

Hiện nay, thành phố Huế đang triển khai nhiều kế hoạch và chính sách nhằm thúc đẩy các hoạt động liên kết vùng trong lĩnh vực du lịch, cụ thể như sau: 

Tạo sản phẩm du lịch đặc thù của vùng:

- Du lịch sinh thái gắn liền với việc bảo vệ môi trường: tour đi thuyền trên đầm phá Tam Giang, tham quan làng cổ Phước Tích, và khám phá rừng ngập mặn.

- Du lịch văn hóa và lịch sử: Liên kết các di sản văn hóa từ Huế, Đà Nẵng đến Hội An, Quảng Nam để tạo thành các sản phẩm du lịch xuyên suốt, giúp du khách có cái nhìn tổng quan về lịch sử và văn hóa miền Trung.

- Du lịch cộng đồng: Các tour du lịch cộng đồng tại các làng quê, nơi du khách có thể trực tiếp trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương.

Hợp tác xúc tiến du lịch giữa các tỉnh: Thành phố Huế phối hợp với các địa phương trong nhóm liên kết 5 địa phương thiết lập nhiều chương trình liên kết để thúc đẩy du lịch vùng nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch chung: Tuyến du lịch; Kết nối di sản miền Trung; Không chỉ giới thiệu Huế mà còn đưa khách tham quan các điểm di tích quan trọng ở các tỉnh liên quan. Đẩy mạnh kết nối giao thông các tỉnh Thành phố Huế đã tham gia vào các dự án phát triển giao thông kết nối với Đà Nẵng và các tỉnh lân cận như việc mở rộng tuyến đường bộ, tàu hỏa, và thậm chí là dự án cảng biển Lăng Cô, giúp việc di chuyển giữa các tỉnh trở nên thuận tiện hơn. Xúc tiến quảng bá chung Thành phố Huế đã cùng các địa phương trong các nhóm liên kết tham gia các hội chợ du lịch quốc tế, quảng bá các sản phẩm chung để thu hút lượng khách du lịch quốc tế lớn hơn. 

Đào tạo nguồn nhân lực du lịch Thành phố Huế đã hợp tác với các cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế để xây dựng các chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Tập trung vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch: nhân viên phục vụ du lịch, hướng dẫn viên, thuyết minh viên về du lịch sinh thái.

Hợp tác giữa khu vực công và tư: Phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch dịch vụ xây dựng phát triển sản phẩm du lịch chuyên đề, quảng bá và cung cấp dịch vụ du lịch phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của khách du lịch. Một số sản phẩm du lịch nổi bật từ liên kết này bao gồm:​  1. Hành trình Kết nối di sản miền Trung - Đây là tuyến tàu hỏa du lịch Huế - Đà Nẵng, kết nối các di sản văn hóa và thiên nhiên của hai địa phương, mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách. 2. Khai thác di tích Hải Vân Quan : Sau thời gian trùng tu, di tích Hải Vân Quan đã được đưa vào khai thác, tạo điểm nhấn mới trong hành trình khám phá di sản miền Trung. ​3.Chuyến tàu hơi nước: Sau khi được khôi phục mang đến một trải nghiệm du lịch mới trên cung đường đèo Hải Vân nối giữa Đà Nẵng - Huế. 4. Tuyến du lịch biển kết nối đảo:  kết nối Lăng Cô với Sơn Trà và các đảo khác khai thác các tour tuyến liên kết du lịch biển đảo. 5. Sản phẩm du lịch golf giữa Huế và Quảng Bình: mang lại cho du khách trải nghiệm chơi golf tại những sân golf đẳng cấp, cùng với việc tham quan các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của cả hai địa phương

Câu hỏi của bạn Nguyễn Thanh Tiên, TP Huế:

Với sự phát triển của du lịch cộng đồng và trải nghiệm bản địa, Huế có kế hoạch gì để khai thác các làng nghề truyền thống, văn hóa địa phương nhằm tạo điểm nhấn thu hút du khách?

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Trần Thị Hoài Trâm:

Giữa hoạt động du lịch và làng nghề có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ tác động qua lại lẫn nhau. Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống là một giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế xã hội làng nghề truyền thống nói chung theo hướng tích cực và bền vững. Ngược lại làng nghề truyền thống cũng là trung tâm thu hút khách du lịch và có tác động mạnh mẽ trở lại khách du lịch trong mục tiêu phát triển chung. 

Ngày 31/10/2024, UBND thành phố Huế đã ban hành Quyết định số 2809 /QĐ-UBND về phê duyệt Đề án “Phát triển du lịch nghề và làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Huế giai đoạn 2022-2030” nhằm đưa ra một kế hoạch tổng thể kết hợp lại trong một hệ thống các làng nghề thủ công truyền thống để chuyển tải các giá trị về điểm đến du lịch cộng đồng gắn với nghề và làng nghề; góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử cũng như thúc đẩy các giá trị kinh tế - xã hội của làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Huế. Đề án đã đánh giá được tiềm năng, đồng thời phân tích thực trạng khai thác và phát triển du lịch nghề, làng nghề truyền thống gắn với du lịch văn hoá, lịch sử trên địa bàn thành phố. Đồng thời, đã xây dựng một số mô hình/tour điểm nhấn về du lịch nghề và làng nghề truyền thống tại một số điểm du lịch trên địa bàn thành phố.

 Để phát triển du lịch nghề, làng nghề truyền thống gắn với nền văn hoá địa phương không chỉ cần đến sự nỗ lực của ngành du lịch mà còn cần có sự hợp lực của nhiều ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Theo đó, ngành du lịch đề xuất các giải pháp nhằm khai thác phát triển hoạt động du lịch nghề, làng nghề truyền thống tại Huế như sau:

1. Giải pháp về cơ chế, chính sách: Hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo điều kiện phát triển các loại hình dịch vụ, sản phẩm du lịch làng nghề truyền truyền thống. Đồng thời, cần có định hướng và quy hoạch cụ thể theo từng giai đoạn khác nhau với các mục tiêu rõ ràng trong việc phát triển sản phẩm du lịch làng nghề truyền thống để đảm bảo tính hiệu quả, lâu dài và bền vững.

2. Giải pháp về phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch: Hỗ trợ kinh phí phát triển nghề, chuyển giao ứng dụng kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, các sản phẩm tiêu biểu của địa phương; đẩy mạnh xây dựng mô hình trình diễn để nhân rộng và phát triển nghề, tổ chức bình chọn sản phẩm tiêu biểu hàng năm…

3. Giải pháp nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực du lịch: Nâng cao nhận thức, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch làng nghề truyền thống đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch.

4. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật: Hoàn thiện mạng lưới giao thông, hạ tầng tiếp cận đến các điểm du lịch gắn với làng nghề trên địa bàn thành phố.

5. Giải pháp về xúc tiến quảng bá, phát triển thị trường du lịch: Định kỳ nghiên cứu, điều tra thị trường du lịch để làm cơ sở xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch xúc tiến quảng bá điểm đến, sản phẩm và thương hiệu du lịch làng nghề truyền thống theo từng thị trường mục tiêu; đa dạng hoá hình thức xúc tiến quảng bá du lịch Huế nói chung và du lịch làng nghề truyền thống nói riêng; số hoá 3D một số điểm phát triển du lịch làng nghề truyền thống điển hình để phục vụ cho công tác quảng bá, giới thiệu trực quan về các sản phẩm, dịch vụ làng nghề truyền thống đến với du khách trong và ngoài nước.

Câu hỏi của bạn Nhật, Facebook:

Cho em hỏi đối với du khách quốc tế, Huế có giải pháp gì để hỗ trợ về ngôn ngữ, thanh toán không tiền mặt và các tiện ích phù hợp với thói quen tiêu dùng của họ?

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Trần Thị Hoài Trâm:

Huế, với vị thế là một trong những điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam, đã và đang triển khai các giải pháp hỗ trợ ngôn ngữ, thanh toán không tiền mặt và các tiện ích phù hợp với thói quen tiêu dùng của khách quốc tế. Dưới đây là một số giải pháp nổi bật mà Huế đang áp dụng:. Hỗ trợ ngôn ngữ cho khách quốc tế: Dịch vụ hướng dẫn viên nói tiếng Anh và các ngôn ngữ khác Các điểm du lịch lớn như Đại Nội, Chùa Thiên Mụ, Lăng Khải Định đều có sẵn dịch vụ hướng dẫn viên thông thạo tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật và các ngôn ngữ khác để phục vụ khách quốc tế. Biển chỉ dẫn và thông tin du lịch đa ngôn ngữ. Các biển hiệu, bảng chỉ dẫn và thông tin du lịch tại các điểm tham quan đều được in bằng nhiều ngôn ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) giúp du khách dễ dàng tiếp cận và hiểu rõ về các địa danh lịch sử, văn hóa của Huế. Cung cấp thông tin qua website, app du lịch và hỗ trợ du khách tại Trung tâm Thông tin, Xúc tiến và Du lịch. Các website và ứng dụng di động của ngành du lịch Huế cung cấp thông tin chi tiết về các địa điểm tham quan, sự kiện và dịch vụ cho khách du lịch quốc tế, đồng thời hỗ trợ nhiều ngôn ngữ. Hỗ trợ thanh toán không tiền mặt: Thanh toán qua thẻ quốc tế và ví điện tử. Các nhà hàng, khách sạn, cửa hàng và các dịch vụ du lịch ở Huế đã bắt đầu chấp nhận thanh toán qua thẻ tín dụng quốc tế (Visa, Mastercard) và các ví điện tử như Momo, ZaloPay, ViettelPay, giúp du khách quốc tế và người dân dễ dàng thanh toán mà không cần mang theo tiền mặt. Thanh toán qua mã QR. Một số doanh nghiệp và cửa hàng tại Huế đã triển khai hệ thống thanh toán qua mã QR, giúp giao dịch nhanh chóng và an toàn. Khách du lịch chỉ cần quét mã QR từ điện thoại di động để thanh toán mà không cần phải sử dụng tiền mặt. Hỗ trợ ứng dụng ngân hàng điện tử  Các ngân hàng tại Huế (Vietcombank, BIDV, VietinBank, Techcombank…) đã tích hợp các dịch vụ thanh toán quốc tế, giúp khách du lịch quốc tế có thể thực hiện giao dịch nhanh chóng qua mobile banking hoặc ứng dụng của ngân hàng.. Tiện ích phù hợp với thói quen tiêu dùng của khách quốc tế: Ứng dụng đặt phòng và dịch vụ trực tuyến  Các nền tảng như Booking.com, Agoda, Airbnb đều cung cấp dịch vụ đặt phòng tại Huế, giúp khách du lịch quốc tế dễ dàng lựa chọn nơi lưu trú phù hợp mà không cần phải trả tiền mặt. Hệ thống này thường chấp nhận thẻ tín dụng quốc tế hoặc các phương thức thanh toán điện tử. Mua sắm trực tuyến Các cửa hàng bán lẻ tại Huế cũng đã bắt đầu tham gia vào các nền tảng mua sắm trực tuyến như Shopee, Lazada, Tiki, giúp người tiêu dùng, đặc biệt là du khách, có thể mua sắm từ xa và lựa chọn thanh toán không tiền mặt. Dịch vụ xe và vận chuyển thông minh. Các dịch vụ xe công nghệ như Grab, GCOO đã có mặt tại Huế, giúp khách du lịch và người dân dễ dàng gọi xe và thanh toán qua các phương thức không tiền mặt. Các khu vực miễn thuế và cửa hàng quốc tế Các cửa hàng miễn thuế tại sân bay Phú Bài và các trung tâm mua sắm lớn tại Huế cũng đã áp dụng các hình thức thanh toán quốc tế để phục vụ du khách, đặc biệt là các thương hiệu lớn như Zara, H&M, hoặc các cửa hàng mỹ phẩm quốc tế. Qua đó, có thể thấy rằng Huế đang không ngừng cải thiện các dịch vụ hỗ trợ khách quốc tế trong việc giao tiếp, thanh toán và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện đại. Các giải pháp này không chỉ giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn thúc đẩy ngành du lịch và kinh tế địa phương phát triển mạnh mẽ hơn trong xu thế hội nhập toàn cầu.

Câu hỏi của bạn Minh Thục, Facebook:

Cho em hỏi có thể tìm hiểu thông tin chung và các hoạt động chính trong khuôn khổ Năm Du lịch quốc gia Huế 2025 tại địa chỉ nào ạ?

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Trần Thị Hoài Trâm:

Thông tin chung và các hoạt động chính trong khuôn khổ Năm Du lịch quốc gia Huế 2025 được cập nhập tại kênh thông tin Năm Du lịch Quốc gia Huế - 2025 tại địa chỉ http://ndlqghue.huetourism.gov.vn/ Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025. Ngoài ra, các thông tin về sự kiện, hoạt động Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 vẫn luôn được cập nhập thường xuyên tại các Fanpage UBND thành phố Huế, Visit Huế, Festival Huế... quý anh chị có thể theo dõi thông tin theo các nguồn trên.

Câu hỏi của bạn Facebook Phạm Xuân Thạch, Facebook:

Thời gian diễn năm du lịch quốc gia, lượng du khách đến Huế sẽ rất đông, xin hỏi ngành du lịch có giải pháp gì để kiểm soát và hạn chế tình trạng chèo kéo, ép giá, đảm bảo môi trường du lịch văn minh, thân thiện cho du khách?

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Trần Thị Hoài Trâm:

Để đảm bảo cho công tác tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025 được diễn ra ấn tượng, an toàn, văn minh, thân thiện, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 224/QĐ-UBND ngày 22/01/2025 về việc thành lập Ban Tổ chức và các Tiểu ban Năm Du lịch quốc gia – Huế 2025 trong đó thành lập Tiểu ban An ninh trật tự, y tế, môi trường. Ngoài ra, Sở Du lịch đã ban hành Quyết định số 34/QĐ-SDL ngày 06/002/2025 về việc thành lập các Tổ công tác tổ chức Năm Du lịch Quốc gia – Huế 2025, trong đó thành lập Tổ an ninh trật tự, có vai trò phối hợp với Tiểu ban An ninh trật tự xây dựng, tham mưu kế hoạch kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp du lịch dịch vụ trên địa bàn thành phố.

Có thể nói việc thành lập các Tiểu ban về an ninh, trật tự như trên sẽ đảm bảo hiệu quả cho công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong quá trình diễn ra Năm Du lịch Quốc gia 2025. Riêng đối với ngành du lịch, Sở chỉ đạo Thanh tra Sở tăng cường công tác kiểm tra môi trường du lịch, việc niêm yết giá dịch vụ đối với các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch thuộc phạm vi quản lý của ngành. Đồng thời gửi văn bản yêu cầu các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, UBND các Quận, huyện, thị xã có biện pháp đảm bảo môi trường du lịch tại địa bàn quản lý, chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư trong văn hóa kinh doanh, niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết.

Mặc khác, Sở sẽ chỉ đạo Phòng hỗ trợ du khách – Trung tâm thông tin xúc tiến tăng cường nhân lực, cung cấp kịp thời các thông tin khi khách có nhu cầu. Đồng thời đăng tải các sự kiện diễn ra trong Năm Du lịch Quốc gia – Huế 2025 và khuyến cáo các hành vi lừa đảo liên quan. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi trực tiếp kiểm tra hoặc thông qua phản ánh qua Huế -S, đường dây nóng của ngành…

Câu hỏi của bạn Facebook Trương Đình Duy, Facebook:

Du lịch tàu biển đang là con gà đẻ trứng vàng với dòng khách hạng sang. Xin được phép hỏi, Huế sẽ có các biện pháp gì để phát triển hạ tầng du lịch tàu biển ạ.

Trả lời của Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Thanh Bình:

Phân khúc tàu biển hạng sang cũng là phân khúc mà thành phố Huế rất quan tâm. Hàng năm thành phố đón gần 100.000 khách du lịch tàu biển. Năm tới đây, kế hoạch đón 150.000 lượt khách đến cập cảng Chân Mây. Trong chỉ đạo chung của thành phố, Sở Du Lịch được chỉ đạo quan tâm phân khúc này để chúng ta có cơ chế, chính sách tập trung thu hút khai thác trong thời gian tới.

Điểm đầu tiên là hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho tàu biển. Hiện nay cảng Chân Mây đang là một cảng tổng hợp chưa có cầu cảng riêng để phục vụ cho du lịch, trong quy hoạch tương lai sẽ có. Thực hiện phân khúc này trên cơ sở khai thác, thành phố Huế yêu cầu cảng Chân Mây, cơ quan ban ngành liên quan sắp xếp đến tổ chức hạ tầng tốt nhất để phục vụ phân khúc này. Thành phố đã có nhiều buổi làm việc với các công ty khai thác tàu biển như là tập đoàn Royal Caribbean, Saigontourist,... các đơn vị này rất quyết tâm tổ chức các đoàn tàu biển đến thành phố Huế khu vực miền trung qua cảng Chân Mây.

Bên cạnh đó, chúng ta cần phải nâng cao các hạ tầng dịch vụ để phục vụ cho đối tượng khách du lịch tàu biển. Về mặt địa lý từ cảng Chân Mây lên thành phố Huế, hay đi Đà Nẵng, Quảng Nam khá xa. Hiện nay, chúng ta đang thiếu các thiết chế hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho đối tượng khách này. Trong đề án thành phố đang xây dựng tập trung một số các điều kiện để thu hút đầu tư, triển khai các dịch vụ để phục vụ cho đối tượng khách du lịch tàu biển hạng sang như lưu trú, nhà hàng quy mô, các khu vực mua sắm,...

Vừa qua, thành phố đã Khai trương trung tâm thương mại Aeon Mall Huế, đây là một dấu hiệu rất tích cực. Những phân khúc từ cảng Chân Mây có đến thành phố Huế thì cần có các điểm phục vụ khác. Thành phố Huế đã định hướng kết nối với một số điểm tại huyện Nam Đông (hiện nay là huyện Phú Lộc) để tạo nên một hệ sinh thái phục cho đối tượng du khách này. Thành phố đã có kế hoạch làm việc với các tập đoàn Royal Caribbean, Saigontourist,... để tiếp tục khai thác tốt nhất phân khúc này trong điều kiện mà chúng ta hiện có. Thành phố Huế rất coi trọng đối tượng khách du lịch tàu biển hạng sang trong giai đoạn phát triển chung của du lịch thành phố Huế trong thời gian tới.

Câu hỏi của bạn Facebook Như Hường, Facebook:

Xin hỏi, việc phát triển sản phẩm lưu niệm gắn với quảng bá du lịch; ngành du lịch dự kiến đưa sản phẩm du lịch độc đáo, riêng có của Huế chọn để quảng bá cho năm du lịch quốc gia Huế 2025?

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Trần Thị Hoài Trâm:

Huế là một điểm đến ưa thích của những người đam mê văn hóa, lịch sử và kiến trúc. Bên cạnh đó, Huế cũng nổi tiếng với các lễ hội truyền thống, nơi du khách có thể trải nghiệm các nghi lễ, âm nhạc, múa hát dân gian của Việt Nam; các món ăn Huế cũng rất độc đáo, mang đậm ảnh hưởng của văn hóa cung đình,.. được thể hiện qua các sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm du lịch tại Huế. Những sản phẩm này không chỉ phản ánh nét đặc trưng của Huế mà còn góp phần quảng bá văn hóa Huế đến với du khách trong và ngoài nước. Một số sản phẩm lưu niệm và quà tặng mang bản sắc riêng, mẫu mã đẹp, độc đáo và có ý nghĩa phục vụ du lịch của Huế:

1. Bộ sưu tập hàng lưu niệm Huế: mô hình Đại Nội, tháp Thiên Mụ, Kỳ đài Huế, tượng cụ Phan Bội Châu, Cửu đỉnh, cầu Trường Tiền và con nghê

2. Những sản phẩm lưu niệm phổ biến: áo dài Huế, nón lá Huế, trà cung đình Huế, mứt Huế, các món đặc sản Huế (tôm chua, nem lụi bánh bột lọc, chè,..), sản phẩm thủ công mỹ nghệ (tranh thêu tay, mây tre đan, đồ gốm sứ, tranh sơn mài)

Hiện tại, địa phương đã có không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm và trình diễn nghề truyền thống Huế tại 15 Lê Lợi, phường Vĩnh Ninh. Tại đây, du khách có thể tham quan, mua sắm vui chơi giải trí, trải nghiệm một số nghề truyền thống như chằm nón, làm diều, lồng đèn, hoa giấy Thanh Tiên, mây tre đan…

Sản phẩm lưu niệm để giới thiệu và quảng bá du lịch, văn hóa đặc trưng của Huế bao gồm những sản phẩm thực phẩm đặc sản Huế, thủ công mỹ nghệ, những mô hình thu nhỏ của các di tích lịch sử, công trình,..giúp khách du lịch lưu giữ kỷ niệm về những trải nghiệm của mình khi đến Huế

Năm 2025, năm Du lịch quốc gia trở lại Huế lần thứ 2, là "cơ hội vàng" để ngành du lịch Cố đô kết nối và tạo được dấu ấn, khai thác hết tiềm năng, lợi thế, phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời tiếp tục quảng bá hình ảnh Việt Nam nói chung và thành phố Huế nói riêng đến khách du khách trong và ngoài nước.

Với chủ đề Năm Du lịch quốc gia 2025 “Kinh đô xưa - Vận hội mới”, thành phố Huế đã xây dựng thêm nhiều sản phẩm tua, tuyến dịch vụ trải nghiệm mới, có tính sáng tạo cao gắn với tiềm năng lợi thế của địa phương như: các sản phẩm và dịch vụ mới xoay quanh các thương hiệu đặc trưng như “Huế - Kinh đô ẩm thực”, “Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam”, “Huế - Thành phố Lễ hội” như các sản phẩm công nghiệp văn hóa: các đêm nhạc giao hưởng Hue - Symphony, Festival âm nhạc cho giới trẻ; các show diễn về áo dài; các hoạt động trình diễn, trải nghiệm về ẩm thực,…Chung kết cuộc thi hoa hậu Việt Nam 2025, Festival võ thuật Cố đô,…; du lịch làng nghề, du lịch sinh thái gắn suối thác, biển, đầm phá, các sản gắn với giá trị các phố cổ, làng cổ, nhà vườn, các thiết chế văn hóa khác như bảo tàng, các rạp chiếu phim cũng sẽ được phát huy hiệu quả đáp ứng nhu cầu của nhiều thành phần thị trường du lịch Huế.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Văn Hùng, Kim sơn - Thuỷ Bằng:

Lebadang Memory Space là một điểm đến du lịch do tư nhân đầu tư đã được nhận được nhiều giải thưởng tầm quốc tế, tuy nhiên qua theo dõi thì vẫn nhận thấy rằng thành phố vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức đối với các đơn vị tư nhân làm du lịch. Vậy để quảng bá những sản phẩm này và tạo điều kiện hổ trợ cho tư nhân phát triển thì trong thời gian tới thành phố có giải pháp nào?

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Trần Thị Hoài Trâm:

Để quảng bá sản phẩm của Le Ba Dang Space tại Huế và hỗ trợ các cá nhân, tư nhân phát triển trong thời gian tới, thành phố Huế định hướng triển khai một số giải pháp và chương trình hỗ trợ tạo điều kiện phát triển kinh tế và văn hóa sáng tạo. Dưới đây là một số giải pháp cụ thể:

1. Hỗ trợ thông qua chương trình xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm:

Các đơn vị tư nhân như Le Ba Dang Space tham gia vào các hội chợ, triển lãm, sự kiện văn hóa, nghệ thuật hoặc du lịch nhằm quảng bá các sản phẩm đặc trưng của Huế và của đơn vị. Đây là cơ hội để thu hút du khách quốc tế và trong nước, cùng với việc kết nối sản phẩm với các đối tác kinh doanh xây dựng thương hiệu văn hóa đặc trưng.

2. Hỗ trợ thông qua chính sách hỗ trợ khởi nghiệp và sáng tạo

Chính quyền thành phố và cơ quan quản lý nhà nước khuyến khích đơn vị đăng ký tham gia Chương trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo do thành phố tổ chức để kết nối, cung cấp các gói hỗ trợ tài chính, đào tạo hoặc không gian làm việc chung cho các doanh nghiệp tư nhân sáng tạo như Le Ba Dang Space. Bên cạnh đó, các quỹ đầu tư hoặc các tổ chức khởi nghiệp có thể lựa chọn hoặc cung cấp tài trợ cho những dự án độc đáo và mang tính cộng đồng cao.

3. Hỗ trợ kết nối với du khách thông qua các đơn vị lữ hành

Với sự phát triển của du lịch, việc hợp tác với các công ty lữ hành, các nền tảng đặt vé hoặc các nhà cung cấp dịch vụ du lịch là cách hiệu quả và cần thiết để Le Ba Dang Space giới thiệu và quảng bá thương hiệu của mình. Ngoài ra, ngành du lịch sẽ hỗ trợ đơn vị trong công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm của điểm đến trên các trang thông tin điện tử, mạng xã hội thuộc ngành quản lý hoặc tại các hội chợ, sự kiện du lịch trong nước và quốc tế mà ngành tham gia để giới thiệu đến khách du lịch.

4. Hỗ trợ đào tạo, tập huấn: Thành phố Huế hiện đang chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước tổ chức các khóa đào tạo về marketing, quản lý sự kiện, và phát triển thương hiệu cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp, giúp đơn vị nâng cao năng lực quảng bá và mở rộng thị trường.

5. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu và sản phẩm đặc trưng

Nếu không gian nghệ thuật có thể phát triển thêm các hoạt động như trình diễn nghệ thuật, workshops hoặc các buổi triển lãm để tạo ra một điểm đến du lịch văn hóa – nghệ thuật hấp dẫn thì chính quyền địa phương, ngành du lịch có thể hỗ trợ các doanh nghiệp như Le Ba Dang Space quảng bá, kết nối với các tổ chức, hãng lữ hành lớn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để sản phẩm nghệ thuật được giới thiệu rộng rãi hơn; nhằm xây dựng thương hiệu mang đậm đặc trưng văn hóa Huế, kết hợp giữa nghệ thuật và du lịch, tạo nên các sản phẩm độc đáo mà du khách khó có thể tìm thấy ở nơi khác.

Nhìn chung, thành phố Huế hiện nay đang thực hiện một số giải pháp hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, quảng bá sản phẩm và hỗ trợ phát triển tư nhân thông qua các chương trình xúc tiến thương mại và xây dựng các không gian sáng tạo. Nếu Le Ba Dang Space có những sản phẩm nghệ thuật độc đáo, kết hợp với các hoạt động hỗ trợ này thì cơ hội phát triển và thu hút khách du lịch sẽ rất lớn trong thời gian đến.

Câu hỏi của bạn Facebook Tang Duyen My, Facebook:

Chương trình cho biết những điểm nhấn, sự kiện quan trọng nhất mà thành phố chú trọng trong khuôn khổ của Năm Du lịch quốc gia Huế 2025 là gì?

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Trần Thị Hoài Trâm:

Để tạo điểm nhấn cũng như đột phá mạnh mẽ thông qua những sự kiện du lịch mang tầm quốc gia diễn ra trên địa bàn, du lịch Huế sẽ phát triển các sản phẩm du lịch chủ đạo có thương hiệu trên cơ sở lấy văn hóa Huế làm nền tảng" Huế đã xây dựng chương trình Kịch bản Khai mạc Năm Du lịch quốc gia vào ngày 25/3/2025 hoành tráng với điểm nhấn là sân khấu bán thực cảnh trên dòng sông Hương, với chủ đề; Lời tự tình dòng sông; thể hiện bản sắc văn hóa các vùng miền, di sản nhân loại, nếp sống của người dân trên khắp mọi miền đất nước Việt Nam gắn với các câu chuyện kể qua các dòng sông. Với công nghệ, kỹ thuật hiện đại, hiệu ứng Led, công nghệ chiếu sáng trên nước, hiệu ứng mapping... tạo hiệu ứng mới mẻ tới người xem, đồng thời khẳng định vị thế vận hội mới Huế phát triển đi lên song hành trong tổng thể phát triển bền vững của đất nước. Tăng cường tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật, thể thao, lễ hội truyền thống... Phát huy giá trị di sản văn hóa dân gian thành sản phẩm du lịch. Tuyên truyền, vận động, thu hút các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước tổ chức hội nghị, hội thảo, sự kiện trên địa bàn thành phố. Có thể nói, một điểm mới, định hướng mới trong khuôn khổ Năm Du lịch quốc gia Huế - 2025, đó là chú trọng và khởi động các hoạt động, sự kiện, sản phẩm của ngành công nghiệp văn hóa nhằm phát triển du lịch bền vững với nền tảng vẫn là giá trị văn hóa, di sản, truyền thống kết hợp 03 yếu tố, lĩnh vực: âm nhạc, áo dài và ẩm thực Huế. Sẽ bước đầu hình thành các sản phẩm du lịch mới như các đêm nhạc giao hưởng Hue - Symphony; các show diễn về áo dài; các hoạt động trình diễn, trải nghiệm về ẩm thực; cùng với các chương trình nghệ thuật văn hóa; các hoạt động hấp dẫn, đa dạng khác mang tính quy mô quốc gia, quốc tế như Chung kết cuộc thi hoa hậu Việt Nam 2025, ngày hội khinh khí cầu, giải chạy marathon Vnexpress, Ngày hội Tinh hoa Võ Việt lần thứ nhất - Huế 2025, Đại nhạc hội; Huế Mega Booming; , Hội đèn lồng quốc tế Huế 2025, Ngày hội Quảng diễn Lân - Sư - Rồng, trình diễn Lân Huế và Hội rước đèn Trung thu đường phố, Giải Vô địch trẻ Pickleball toàn quốc; Tất cả sẽ là khởi đầu mới, tạo nên Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 hấp dẫn, đặc sắc và khác biệt.

Câu hỏi của bạn Facebook Bạch Thanh Tâm, Facebook:

Việc tuyên truyền, huy động các doanh nghiệp du lịch tham gia các hoạt động của Năm Du lịch Quốc gia đến nay đã được triển khai như thế nào? tỉnh có chính sách ưu đãi gì để thu hút các doanh nghiệp du lịch tham gia?

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Trần Thị Hoài Trâm:

Những cơ chế, chính sách ưu đãi của thành phố Huế để thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư và du khách đến với Huế vẫn luôn được thành phố quan tâm, triển khai bằng các hình thành miễn, giảm phí, vé tham quan các điểm di tích trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, trong một số hoàn cảnh phù hợp, thành phố đã áp dụng chính sách kích cầu du lịch, miễn giảm phí tham quan tại các điểm di tích lịch sử văn hóa thuộc quần thể di tích Cố đô Huế.

Bên cạnh đó, thành phố luôn quan tâm tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước đến khảo sát, tìm kiếm thị trường, các đơn vị làm truyền thông, quảng bá điểm đến cho Huế, nhất là các đơn vị lữ hành khai thác các sản phẩm mới.

Thành phố Huế hiện đang xây dựng Đề án phát triển du lịch, dịch vụ du lịch giai đoạn 2025 đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó tập trung vào một số chính sách về thúc đẩy phát triển, thủ tục hỗ trợ đầu tư và thu hút đầu tư vào du lịch tại thành phố Huế gồm hạ tầng, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ và các thiết chế văn hóa, thể thao, du lịch; cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành, các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, tổ chức các sự kiện, hoạt động phát triển du lịch…; Sau khi đề án hoàn thành, thành phố sẽ ban hành một số chính sách cụ thể, tập trung để tiếp tục tháo gỡ những điểm nghẽn phát triển du lịch Huế, xây dựng bộ chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm và thu hút khách du lịch đến Huế.

Câu hỏi của bạn Nguyên Minh, Phú Lộc, TP Huế:

Sở Du lịch Huế đã và đang triển khai những chương trình, dự án nào để nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch, nhằm thu hút du khách trong nước và quốc tế?

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Trần Thị Hoài Trâm:

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ, điểm đến đóng vai trò rất quan trọng cho phát triển du lịch tại một điểm cụ thể, cũng như góp phần thành công, phát triển cho thành phố Huế. Vì vậy việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch rất được các đơn vị trực tiếp quản lý cũng như ngành du lịch quan tâm thực hiện, đây là việc làm thường xuyên và liên tục, đóng góp cho sự ra quyết định của khách du lịch, hang lữ hành đưa khách đến Huế.

Thời gian qua, ngành du lịch cũng đã phối hợp với Hiệp hội du lịch, các doanh nghiệp du lịch, chính quyền địa phương tổ chức rà soát, khảo sát thường  xuyên thông qua các chương trình kiểm tra chất lượng, tổ chức khảo sát sản phẩm nhằm đánh giá chất lượng và đề xuất, kiến nghị để hoàn thành sản phẩm, điểm đến.

Trong thời gian tới, ngành sẽ tập trung nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nhất là các sản phẩm có lợi thế, đặc thù riêng của du lịch Huế, cụ thể những nội dung sau:

Ưu tiên phát triển du lịch di sản, trọng tâm là: Tổ chức các hoạt động dịch vụ du lịch cả ngày và đêm ở quần thể di tích Cố đô Huế, nhất là khu vực Đại Nội để phục vụ du khách. Cấu trúc lại các dịch vụ trong các điểm di tích đảm bảo chuyên nghiệp, bài bản, chiến lược trên cơ sở quy hoạch rất chi tiết các hạng mục, công năng dịch vụ trong từng điểm di sản. Chú trọng ứng dụng công nghệ số trong quản lý và khai thác đáp ứng nhu cầu, thị hiệu khách du lich. Xây dựng và sớm đưa vào khai thác tuyến du lịch bằng đường thủy dọc sông Hương và các sông Đông Ba, An Cựu, Ngự Hà gắn với phát triển các dịch vụ. Tour trải nghiệm nông nghiệp, cảnh quan tại Thượng Thành, Eo bầu sau khi khu vực này được giải tỏa.

Tập trung nguồn lực để làm “sáng và nổi bật” các sản phẩm, dịch vụ du lịch trục sông Hương từ cầu Phú Xuân – cầu Trường Tiền gắn với khai thác các loại hình du lịch phố ẩm thực, phố trưng bày kết hợp chuỗi nhà hàng cao cấp.

Tiếp tục rà soát để thu hồi và kêu gọi đầu tư mới các nhà đầu tư chiến lược xây dựng các khu du lịch, đô thị du lịch cao cấp cùng các loại hình dịch vụ đẳng cấp cao ở vùng biển, đầm phá, ở Chân Mây - Lăng Cô, tạo nên sự đối đẳng và bổ sung cho thành phố di sản Huế nhằm thu hút du khách quốc tế. Đồng thời, kêu gọi các đầu tư 1-2 khách sạn có thương hiệu quốc tế, các nhà hàng chuẩn thương hiệu Michelin; phát triển các khu, điểm mua sắm hàng lưu niệm; xây dựng trung tâm Hội nghị quốc tế và bảo tàng (văn hóa) Huế mang đẳng cấp và quy mô quốc gia, quốc tế.

Đẩy mạnh sản phẩm du lịch gắn với phát huy giá trị của công nghiệp văn hóa dựa trên nền tảng đồ sộ và đa dạng của văn hóa - lịch sử - con người Huế như áo dài, thực cảnh, âm nhạc, phim trường,...

Xây dựng Ca Huế trở thành sản phẩm dịch vụ văn hóa du lịch đặc sắc (bao gồm Ca Huế trên sông Hương và Ca Huế thính phòng).

Phát huy nét đặc trưng của du lịch tâm linh như đền Huyền Trân, Thiền viện Trúc lâm Bạch Mã, Tượng Quán Thế Âm... nhằm đáp ứng xu hướng trải nghiệm sự thanh tịnh.

Phát triển đa dạng gắn với nâng cao chất lượng các loại hình du lịch: du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh; du lịch cộng đồng; du lịch sinh thái; du lịch biển, đầm phá; du lịch hội nghị, hội thảo (MICE); du lịch ẩm thực...

Phát huy giá trị bản sắc truyền thống của làng cổ, truyền thống, đồng bào dân tộc để phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng như làng cổ Phước Tích, đan lát Bao La, hoa giấy Thanh Tiên, bún Vân Cù, cầu ngói Thanh Toàn và các làng, bản ở Nam Đông, A Lưới… gắn với đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kết nối các điểm đến.

Tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương: Khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động du lịch, như homestay, hướng dẫn viên địa phương, và bán sản phẩm thủ công. Bảo tồn và phát huy văn hóa bản địa: Tổ chức các lễ hội, sự kiện văn hóa để thu hút khách du lịch, đồng thời bảo tồn các giá trị truyền thống.

Tiếp tục đầu tư, chỉnh trang, nhất là khâu hạ tầng các điểm du lịch suối thác để khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch này đảm bảo chuyên nghiệp, bổ trợ, kết nối, kéo dài thời gian ở lại của khách du lịch.

Tổ chức lại sản phẩm du lịch tàu biển (cơ chế, chính sách, sản phẩm, quy trình quản lý, xuất nhập cảnh, hạ tầng, môi trường). Phối hợp với các nhà đầu tư xây dựng tour Du lịch tàu hỏa, tàu hơi nước kết hợp dịch vụ bổ trợ vùng Lăng Cô – Lập An đảm bảo chất lượng, duy trì thường xuyên.

Câu hỏi của bạn Lạc Lạc, Hải Phòng:

Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng quan trọng trong ngành du lịch. Xin hỏi Sở Du lịch Huế có kế hoạch gì để ứng dụng công nghệ số trong quảng bá, quản lý và trải nghiệm du lịch?

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Trần Thị Hoài Trâm:

Với định hướng phát triển du lịch Huế xanh - sạch - thông minh, trong những năm vừa qua, ngành du lịch Huế đã cố gắng để đưa vào các hoạt động để trải nghiệm du lịch thông minh. Đặc biệt đã cho ra mắt hộ chiếu du lịch Huế, trong đó các nội dung liên quan đến du lịch thông minh như bạn vừa đề cập.

Ngoài ra, dự kiến sẽ tung ra gói sản phẩm tại sự kiện hội nghị công nghiệp quốc tế về văn hóa lần này, đó là gói sản phẩm về hỗ trợ du khách ra quyết định khi du lịch - đưa vào ứng dụng sử dụng AI phục vụ hỗ trợ cho du khách trong việc xác định các tour tuyến, điểm tham quan du lịch trong thời gian khách đến du lịch ở Huế. Các bạn chỉ cần quét mã QR thì tất cả các dịch vụ đi kèm sẽ hỗ trợ các bạn trong quá trình triển khai và các hoạt động tham quan du lịch ở Huế.

Ngoài ra, tại các điểm là di tích văn hóa khác, chúng tôi đã đưa vào ứng dụng công nghệ AI để hỗ trợ du khách trong tham quan du lịch, trải nghiệm văn hóa, các tour tuyến trên các điểm du lịch của Huế.

Phải nói rằng việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch, dịch vụ được thành phố quan tâm ngay từ đầu. 1 trong 4 nội dung được định hướng trong thực hiện tốt công tác chuyển đổi số đó là văn hóa - du lịch. Trong suốt thời gian qua, thành phố đã thực hiện quan tâm một số nội dung.

Đầu tiên là việc chúng ta ý thức trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu để phục vụ cho ngành văn hóa du lịch. Chúng ta có hệ thống di tích di sản, hệ thống về các dữ liệu liên quan đến các sản phẩm du lịch và đang được sử dụng. Đây là kết quả của một quá trình chuẩn bị. Chuyển đổi số có hiệu quả hay không chủ yếu là công tác chuẩn bị dữ liệu, thành phố Huế rất tích cực thực hiện.

Giải pháp thứ 2 đó là ứng dụng vào trong các hoạt động để phục vụ cho du  lịch, dịch vụ. Với vai trò quản lý UBND thành phố, sở Du Lịch có những nền tảng để thực hiện công tác quản lý thống kê quản lý du lịch một cách tốt nhất. Các dữ liệu thông số được UBND thành phố chỉ đạo trong việc tổ chức các hoạt động quản lý về mặt du lịch.

Thứ ba đó là chúng ta triển khai các sản phẩm ứng dụng phục vụ cho du lịch. Trong thời gian vừa qua chúng ta đã tổ chức các sản phẩm ứng dụng công nghệ ảo, thực hiện bán vé trên mạng, hoạt động tại điểm du lịch, bảo tàng số ảo, ẩm thực, để đưa vào vận hành trong các sản phẩm của lĩnh vực du lịch một cách tốt nhất.

Thứ tư là tạo điều kiện tiện ích tốt nhất trong việc ứng dụng công nghệ thông tin đối với du khách trong việc tiêu dùng.  Ví dụ trước đây là “thẻ du lịch”, Sở Du lịch đã chỉ đạo các điểm du lịch, khách sạn nhà hàng thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt. Các tiện ích liên quan đến đặt tour, rà soát các địa điểm đều có trong hệ thống.

Một điểm khác là thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyển truyền thông tin đến du khách- đây là điểm mạnh. Trong thời gian vừa qua, các ngành đã thực hiện rất tốt, các thông tin của chúng ta đã được lên môi trường mạng một cách đều đặn tạo thuận lợi cho du khách tiếp cận thông tin. Ví dụ trang Visit Huế, hệ thống IOC, các fanpage. Các doanh nghiệp trên địa bàn cũng đã thực hiện rất tốt vấn đề này. Việc thực hiện ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong du lịch được thể hiện rõ nét trong những kết quả mà chúng ta đã đạt được trong thời gian qua. Trong nội dung phát triển du lịch, dịch vụ của thành phố Huế trong thời gian tới du lịch thông minh là một định hương rất là quan trọng để chúng ta thực hiện phù hợp với việc phát triển xanh, bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội.

Câu hỏi của bạn Facebook Ngọc Sơn Trà, Facebook TRT:

Xin hỏi chị trần thùy trâm,chị Tư lệnh ngành du lịch 1 .ngành đổi mới tư duy cán bộ cũng như cty nv du lịch ntn 2. Bảo tồn và phát huy di sản gắn liền với phương hướng nhiệm vụ ntn năm 2025 này tạo đà đến 2030 3. Nhiệm kỳ đầu tiên của chị .chị tổ chức sự kiện nào nổi bật nhân dân tỉnh nhà cả nước và quốc tế ghi nhớ ấn tượng lâu không?

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Trần Thị Hoài Trâm:

* Về đổi mới tư duy cán bộ và nhân viên du lịch

- Về đổi mới tư duy cán bộ du lịch

Ngành du lịch luôn hướng cho cán bộ làm việc với tinh thần năng động, đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin và AI vào công việc, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ; phương pháp làm việc khoa học. Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ; nhạy bén và cập nhập những tình hình, xu thế trong và ngoài nước để áp dụng vào công việc. Luôn khuyến khích cán bộ du lịch không ngừng học tập, trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng đổi mới của du lịch để kịp thời tham mưu những sản phẩm, chính sách, cơ chế cho du lịch Huế ngày càng phát triển.

- Về đổi mới tư duy nhân viên du lịch

Với xu hướng du lịch thường xuyên thay đổi, ngành du lịch Huế cũng tìm nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của du khách. Vì vậy, ngành du lịch Huế thường xuyên tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức, quan tâm công tác đào tạo lại, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ du lịch bài bản và liên tục cho nhân viên các doanh nghiệp, hướng dẫn viên, cộng đồng làm du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch đảm bảo đáp ứng nhu cầu khách du lịch đến địa phương, đảm bảo chất lượng phục vụ du khách.

Ngành du lịch cũng sẽ tập trung triển khai thực hiện các nội dung đề án nâng cao năng lực ngoại ngữ cho lao động nghề du lịch tại thành phố Huế; tăng cường hợp tác với các cơ sở đào tạo nghề du lịch để đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết cho người dân tham gia hoạt động du lịch cộng đồng, nghiệp đoàn xích lô, taxi, tiểu thương... Chú trọng hình thành đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch người địa phương.

Ngoài ra, khuyến khích nguồn nhân lực phải có khả năng đáp ứng được với những biến đổi mang tính toàn diện của ngành, tham gia giải quyết những vấn đề trong môi trường làm việc trong nước và quốc tế. Đặc biệt, phải có khả năng thích ứng công nghệ, đổi mới sáng tạo, quản trị nhân lực theo cách “thông minh”, tư duy phản biện, quản trị, phân tích.

Ngành du lịch Huế sẽ tăng cường tổ chức các hội thi nghề giỏi trong du lịch để phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch đồng thời tạo cơ hội cho nguồn nhân lực du lịch khẳng định và tôn vinh nghề nghiệp, học hỏi trao đổi kinh nghiệm và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực du lịch. Tăng cường liên kết đào tạo nhân lực du lịch giữa nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp. Hợp tác với các tổ chức quốc tế, thuê chuyên gia nước ngoài để tập huấn, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, nhất là đội ngũ quản lý khách sạn, xúc tiến, quảng bá, lữ hành quốc tế, hướng dẫn viên. Đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng quản lý cho nhân lực ngành du lịch theo hướng đạt chuẩn quốc gia và quốc tế.

Bên cạnh việc đào tạo đội ngũ phục vụ trực tiếp các dịch vụ du lịch, thì việc “đào tạo” cộng đồng dân cư văn minh, thân thiện, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ là vô cùng quan trọng. Ðặc biệt cần phát huy tính sáng tạo của người dân trong các hoạt động du lịch để không chỉ làm giàu về kinh tế mà còn làm giàu về văn hóa cho mỗi vùng đất, mỗi địa phương.

* Bảo tồn và phát huy di sản gắn liền với phương hướng nhiệm vụ năm 2025 định hướng đến năm 2030

Trong phương hướng phát triển lĩnh vực văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa của Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt chỉ rõ: Xây dựng hệ giá trị đặc trưng, giàu bản sắc văn hoá Huế, con người Huế trên cơ sở gìn giữ, bảo tồn, tôn vinh, phát huy những giá trị truyền thống, đặc trưng, tiêu biểu về văn hoá, lịch sử, con người Huế. Điều này góp phần đưa Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương và là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam vào năm 2030. Để phát huy thế mạnh của mình, Huế sẽ tiếp tục nỗ lực đầu tư, nâng cao chuẩn đô thị, đồng thời bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

  Với mô hình phát triển đô thị di sản, sinh thái, thân thiện với môi trường, Huế sẽ chú trọng vào việc giữ gìn các giá trị văn hóa đặc sắc, đồng thời tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế sạch, công nghiệp văn hóa, du lịch và công nghệ thông tin.

  Huế đang trên con đường xây dựng một tương lai xứng tầm là thành phố di sản văn hóa trực thuộc Trung ương, gắn liền với phát triển kinh tế-xã hội và bảo tồn các giá trị văn hóa đặc sắc của đất nước, với những phương hướng như sau:

  - Đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch theo hướng xây dựng Huế trở thành đô thị Di sản gắn với phát triển du lịch là một trong các nhóm ưu tiên tập trung phát triển; ưu tiên phát triển du lịch di sản làm nòng cốt, đặc trưng để xây dựng sản phẩm, điểm đến du lịch.Trọng tâm là tổ chức các hoạt động dịch vụ du lịch cả ngày và đêm ở quần thể di tích Cố đô Huế, nhất là khu vực Đại Nội để phục vụ du khách. Từng bước tái hiện không gian văn hoá Cung đình; khai thác sản phẩm văn hoá qua các kỳ Festival Huế như Lễ hội áo dài, ẩm thực Cung đình Huế và một số sản phẩm cung đình đặc sắc khác.

  - Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về khai thác thế mạnh đô thị di sản trong phát triển du lịch, đặc biệt cơ chế xã hội hóa trong việc đầu tư khai thác giá trị di sản trong phát triển dịch vụ du lịch. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, dịch vụ mang tính đặc trưng, có đẳng cấp và sức cạnh tranh cao, trong đó, xây dựng bộ sản phẩm mang thương hiệu Huế. Đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý di tích Cố đô Huế. Tiếp tục tổ chức Festival Huế theo hướng trải dài cả bốn mùa trong năm, tăng cường xã hội hóa, người dân làm chủ, nhằm góp phần tăng tính hấp dẫn của điểm đến đối với du khách trong nước và quốc tế.

- Tập trung huy động nguồn lực để giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống và di sản một cách nguyên bản, đồng bộ, làm phong phú, đa dạng, hấp dẫn cho việc phát huy, phát triển phục vụ kinh tế du lịch trong mối quan hệ hài hòa với quy hoạch phát triển đô thị. Đầu tư hoàn chỉnh một số khu vực trọng điểm trong Quần thể di tích Cố đô Huế, hoàn thành công tác bảo vệ, tu bổ, tôn tạo hệ thống di tích lịch sử và cách mạng, di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thực hiện tốt chủ trương bảo tồn phố cổ, đô thị cổ, nhà rường, nhà vườn, làng cổ. Bảo vệ và phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên, các danh lam thắng cảnh, vịnh biển Lăng Cô, hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Vườn quốc gia Bạch Mã,... Hỗ trợ và tạo điều kiện hoàn chỉnh hệ thống bảo tàng văn hóa, nhất là bảo tàng ngoài công lập. Chủ động phối hợp các bộ, ngành Trung ương xây dựng cơ chế, chính sách, hỗ trợ nguồn lực trong công tác bảo tồn, mở rộng quan hệ với các tổ chức trong nước và quốc tế trong lĩnh vực di sản. Bảo tồn nguyên vẹn đặc trưng và bản sắc văn hoá Huế. Nâng cao chất lượng các kỳ Festival Huế gắn với phát triển du lịch và quảng bá văn hóa Huế. Phát huy danh hiệu thành phố Văn hóa ASEAN, thành phố Du lịch Sạch ASEAN, thành phố Festival,... để khẳng định vị thế Trung tâm văn hóa đặc sắc của Việt Nam.

Đẩy mạnh phát triển du lịch, dịch vụ, xây dựng các sản phẩm du lịch chủ đạo có thương hiệu trên cơ sở lấy văn hóa Huế làm nền tảng. Phát triển các điểm đến, sản phẩm, dịch vụ du lịch đẳng cấp, chuyên nghiệp, khác biệt gắn với di sản văn hóa, vùng biển, đầm phá và con người Huế, trọng tâm là xây dựng các sản phẩm du lịch mang thương hiệu Huế, nâng cao chất lượng loại hình du lịch di sản gắn với Quần thể di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế. Đẩy mạnh xã hội hóa các sản phẩm, dịch vụ tại Đại Nội và các điểm di tích trên địa bàn. Tập trung xây dựng và khai thác có hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ xoay quanh các thương hiệu đặc trưng như  “Huế - Kinh đô ẩm thực”, “Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam”, “Huế - Thành phố Lễ hội”.

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về khai thác thế mạnh đô thị di sản trong phát triển du lịch, đặc biệt cơ chế xã hội hóa trong việc đầu tư khai thác giá trị di sản trong phát triển dịch vụ du lịch. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, dịch vụ mang tính đặc trưng, có đẳng cấp và sức cạnh tranh cao, trong đó, xây dựng bộ sản phẩm mang thương hiệu Huế. Đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý di tích Cố đô Huế. Tiếp tục tổ chức Festival Huế theo hướng trải dài cả bốn mùa trong năm, tăng cường xã hội hóa, người dân làm chủ, nhằm góp phần tăng tính hấp dẫn của điểm đến đối với du khách trong nước và quốc tế.

- Xây dựng Kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại thành phố Huế (sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt). Ưu tiên phát triển, phát huy ngành Công nghiệp văn hóa để phát triển du lịch Huế, nhất là các sản phẩm, dịch vụ quy mô, đặc sắc và mang điểm nhấn của văn hóa và con người Huế.

* Về sự kiện nổi bật để lại ấn tượng cho nhân dân

Với sự kiện đầu tiên và nổi bật nhất với nhiệm kỳ đầu tiên với vai trò là Giám đốc Sở Du lịch thành phố Huế đó chính là phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức thành công Lễ Khai mạc Năm Du lịch quốc gia – Huế 2025.

Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia – Huế 2025 đã diễn ra bên bờ sông Hương, thành phố Huế. Điểm nhấn của sự kiện là chương trình nghệ thuật mang chủ đề "Lời tự tình dòng sông". Việc tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2025 là cơ hội để Huế giới thiệu những nét đẹp văn hóa, lịch sử và thiên nhiên của mình đến với du khách trong và ngoài nước. Đây không chỉ là vinh dự khi Huế vừa chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, mà còn là nguồn động lực mạnh mẽ để Huế tiếp tục gìn giữ, tôn vinh và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống. Đồng thời, là cơ hội để Huế khẳng định khát vọng vươn lên, đổi mới và sáng tạo, hướng tới một tương lai phát triển bền vững trong một kỷ nguyên mới. Huế mong muốn mang đến một năm du lịch đầy sôi động với hàng loạt sự kiện, lễ hội, chương trình nghệ thuật đặc sắc nhằm tôn vinh giá trị di sản. Bên cạnh đó, tạo cơ hội để du khách trải nghiệm sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

Sự kiện được tổ chức thành công, bài bản, chuyên nghiệp đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho hàng ngàn lượt du khách và người dân đến tham dự.

Câu hỏi của bạn Facebook Love Huế, Facebook:

Rất mong TP Huế tổ chức trại điêu khắc chủ đề Văn hóa Champa Huế tại Tháp Champa Phú Diên sau đó xây dựng công viên xanh khu vực xung quanh di tích với loài hoa Champa (Sứ) để tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp, sáng tạo tại di tích NTKT cấp Quốc gia và giữ kỷ lục thế giới. Xin cảm ơn và hy vọng

Trả lời của Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Thanh Bình:

Thực chất các hạ tầng du lịch của chúng ta cũng có nhiều sản phẩm nhưng thực tế đang thiếu một khu vui chơi đẳng cấp, tạo hiệu ứng trong không gian phát triển du lịch. Đây là một nội dung trong suốt những năm qua thành phố Huế đang tích cực để có các giải pháp tìm kiếm. Để thực hiện điều này chúng ta cần có các đối tác.

Thứ nhất: Về phía UBND thành phố Huế cũng như các cơ quan ban ngành cần phải chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để thu hút các loại hình này.

Thứ hai: Tạo môi trường thuận lợi để các nhà đầu tư vào nghiên cứu, khai thác.

Thứ ba: Phải phân tích thị trường của chúng ta,  tất cả các loại hình này đều phụ thuộc vào các yếu tố khai thác lượng khách.

Thứ tư: Về vấn đề địa điểm công viên Thủy Tiên, trong định hướng phát triển thành phố, đây là công viên phục vụ cộng đồng - phục vụ cho người dân thành phố. Còn việc thu hút đầu tư thì chúng ta còn rất nhiều địa điểm, thành phố Huế hy vọng rằng với cách chủ động, các giải pháp hiện nay, với sự phát triển chung của du lịch Việt Nam cũng như du lịch thành phố Huế  trong thời gian tới thì các nhà đầu tư trên cơ sở tạo điều kiện của chính quyền địa phương sẽ nghiên cứu triển khai một khu vui chơi đẳng cấp đúng theo tinh thần của chúng ta mong muốn tại thành phố huế trong thời gian tới.

Câu hỏi của bạn Facebook Nguyễn Văn Cơ, Facebook TRT:

Tôi thì quan tâm dài hơi hơn, là khi nào Huế mới có chuyên bay thương mại quốc tế, chỉ có chuyên bay thương mai quốc tế lúc đó Huế sẽ nhiều khách và các dịch vụ khác sẽ phát triển theo

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Trần Thị Hoài Trâm:

Sau đại dịch COVID-19, ngành du lịch Huế đã có những bước phục hồi quan trọng, lượng khách du lịch đến Huế, trong đó có cả khách quốc tế tăng trưởng dần qua các năm. Kể từ khi Nhà ga T2, Cảng hàng không quốc tế Phú Bài được đưa vào vận hành, khai thác, Huế đã mở được các đường bay thẳng Huế - thành phố Côn Minh (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc); Huế - Seoul (Hàn Quốc); Huế - Đài Bắc thuộc Đài Loan (Trung Quốc) theo hình thức charter (thuê nguyên chuyến) và đang xúc tiến, mở thêm đường bay Huế - Đài Trung thuộc Đài Loan (Trung Quốc), đường bay Huế - Thái Lan và một số đường bay khác.

Hiện nay, thành phố đã có chủ trương xây dựng các chính sách hỗ trợ mở đường bay mới đến Huế từ năm 2025, trong thời gian tới, ngành du lịch Huế ưu tiên kết nối các đường bay quốc tế trọng điểm như Bangkok, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore…, bao gồm cả việc kết nối với sân bay Đà Nẵng để linh hoạt cho đầu ra, đầu vào đối với thị trách khách quốc tế đến Huế.

Đồng thời, tổ chức giải Du lịch golf liên tỉnh (Huế - Quảng Bình) để kết nối đường bay Huế - Hàn Quốc một cơ hội để phát triển ngành du lịch, kết nối các tỉnh, thành phố; nâng cao thương hiệu du lịch của các địa phương mà còn thu hút khách Hàn Quốc cao cấp đến Huế.

Câu hỏi của bạn Facebook Võ Ngọc Thạnh, Facebook:

Có thể nói, Huế có hai mùa rõ rệt là mưa và nắng. Mùa nắng, du lịch Huế đã có các hoạt động thu hút du khách, lượng khách đến ổn định. Song, mùa mưa khách vắng, đìu hiu. Vậy, xin hỏi ngành du lịch Huế có giải pháp, kế hoạch nào thu hút khách du lịch đến Huế về mùa mưa, có sản phẩm du lịch nào cụ thể không?

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Trần Thị Hoài Trâm:

Với vị trí địa lý, khí hậu và thổ nhưỡng đặc biệt, Huế có 2 mùa rõ rệt trong năm là mùa mưa và mùa nắng. Mùa nắng (mùa cao điểm du lịch) với nhiều hoạt động thu hút du khách, lượng khách đến ổn định. Song, mùa mưa (mùa thấp điểm) khách vắng, đìu hiu, đây là cũng là một vấn đề nan giải, là bài toán đặt ra cho chính quyền địa phương và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn trong trời gian qua.

 Mùa mưa xứ Huế thường kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, đôi khi kéo dài đến tháng 3 với các cơn mưa phùn, thời tiết se lạnh, với nhiệt độ khoảng 20-22°C, đôi khi xuống 10°C, tạo không khí lãng mạn nhưng cũng thách thức cho du khách. Đây là thời điểm ít khách du lịch, giúp du khách tận hưởng không gian yên bình, không chen chúc. Tuy nhiên, mưa có thể gây ngập lụt ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động tham quan, du lịch. Với đặc điểm tình hình thời tiết như trên, một số hoạt động du lịch được đề xuất để biến mưa Huế trở thành sản phẩm du lịch thu hút khách, bao gồm:

1. Tham quan di sản và chụp ảnh trong mưa

Các địa điểm như Đại Nội Huế và các lăng tẩm thuộc quần thể di tích Cố đô với hơn 100 cấu trúc, có mái che, phù hợp tham quan vào ngày mưa hoặc không gian lưu niệm Lê Bá Đảng cũng là lựa chọn lý tưởng với không gian trong nhà và cảnh quan thiên nhiên hữu tình phù hợp cho chụp ảnh với cảnh mưa lãng mạn.

2. Khám phá ẩm thực ngày mưa

Mùa mưa là thời điểm lý tưởng để thưởng thức các món ăn nóng như bún bò Huế, cháo lòng, ốc...và đặc sản Huế khác. Thưởng thức các món ăn được phục vụ tại chỗ, nóng hổi với nghi ngút khói trong cái lạnh mùa đông xứ Huế sẽ là một trải nghiệm thú vị cho khách du lịch trong ngày mưa.

3. Thưởng Trà Cung Đình và làm bánh truyền thống

Ngồi trong các quán cà phê đẹp ở Huế, nhâm nhi trà cung đình hoặc đồ uống nóng và tự tay làm những chiếc bánh truyền thống Huế như bánh in, bánh pháp lam… để nhâm nhi cùng tách trà nóng là hoạt động lý tưởng vào ngày mưa, là cách tận hưởng không khí yên bình, đặc biệt khi mưa rơi ngoài cửa sổ.

4. Tham gia tour trải nghiệm chăm sóc sức khỏe tại các điểm du lịch suối khoáng nóng

Ngâm mình dưới làn nước nóng tại các khu du lịch suối khoáng nóng như Alba Thanh Tân, Kobi Onsen Resort. Thư giãn trong spa với massage hoặc xông hơi vào ngày mưa, thưởng thức trà thảo mộc nóng để giữ ấm cơ thể, nghe nhạc nhẹ, thiền trong không gian yên tĩnh và thưởng thức các món ăn thực dưỡng…là những xu hướng mới, trải nghiệm được yêu thích của du khách khi đến Huế trong khoảng thời gian gần đây.

5. Thưởng thức show áo dài, ngâm thơ, ca Huế thính phòng 

Đây có thể là một sản phẩm du lịch hấp dẫn vào mùa mưa có thể khai thác vì diễn ra trong không gian ấm cúng, lãng mạn, tránh được thời tiết ẩm ướt; vừa mang đậm bản sắc văn hóa Huế, tạo trải nghiệm độc đáo đồng thời thu hút du khách yêu nghệ thuật và sự tĩnh lặng.

Hy vọng rằng, với những đề xuất sản phẩm du lịch Huế trong mưa nêu trên, sẽ biến bất lợi, rào cản của thời tiết thành điểm nhấn độc đáo, khác biệt và cạnh tranh với các điểm đến khác; khai thác vẻ đẹp lãng mạn, văn hóa đặc trưng của Huế; thu hút du khách yêu thích trải nghiệm mới lạ, yên bình; đồng thời, tăng giá trị kinh tế từ mùa du lịch thấp điểm trong năm.

Câu hỏi của bạn Trần Chân, 300 Tăng Bạt Hổ, Hương Thủy, Huế:

Kính thưa Đồng chí Nguyễn Thanh Bình, tại sao hiện nay trên sông Hương vào ban đêm số lượng tàu thuyền hoạt động không nhiều. Có nên chăng chúng ta cần tổ chức phân khu hoàn chỉnh trên dòng Hương. Ví dụ, có khu vực biểu diễn hoạt cảnh trình diễn nhạc nước riêng, có khu vực chuyên thả hoa đăng, có khu vực chuyên nghe ca Huế, có khu vực vui chơi trên nước tốc độ cao. Bên cạnh đó, theo ông, phía chính quyền đã có cơ chế chính sách gì để làm dòng Hương Giang sáng lên hằng đêm và sáng từ đêm tới sáng.

Trả lời của Sở Văn hóa và Thể thao:

Qua thống kê, trên sông Hương có khoảng 137 thuyền rồng gồm cả thuyền đôi và thuyền đơn; tuy nhiên, qua thời gian hoạt động một số thuyền đã hết niên hạn sử dụng. Đến nay, số lượng thuyền được phép còn hoạt động theo quy định là 55 thuyền (trong đó có 36 thuyền đôi và 19 thuyền đơn). Đó là lý do tại sao thời gian gần đây số thuyền trên sông Hương giảm. Tuy nhiên, UBND thành phố cũng cấp thêm thông tin để Ông biết như sau: Hiện tượng nêu trên đã nằm trong sự tính toán của các cơ quan chức năng; do đó, ngay từ năm 2014 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế) đã duyệt mẫu thuyền mới tại Quyết định 817/QĐ-UBND để các tổ chức, cá nhân nghiên cứu có phương án thay thế mẫu thuyền sắp hết hạn. Nhằm tạo sự phong phú, đa dạng về kiểu dáng, tháng 10/2024, UBND thành phố Huế đã thống nhất kiểu dáng 06 mẫu thuyền mới và hiện nay các doanh nghiệp đang tiến hành đóng thuyền theo mẫu đã duyệt, một số chiếc đã hạ thủy thành công. Ngoài ra, UBND thành phố đang xem xét, phê duyệt thêm 4 mẫu thuyền do Sở Văn hóa và Thể thao trình. Vì vậy, thời gian sắp tới sẽ có các thuyền mới thay thế thuyền hết hạn, đưa vào hoạt động theo quy định, bên cạnh đó, UBND thành phố đã có cơ chế kêu gọi các doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư đối với lĩnh vực này. Hy vọng trong thời gian tới sẽ có nhiều loại thuyền mới hình thành và đảm bảo phục vụ nhu cầu của du khách.

Đối với hoạt động biểu diễn Ca Huế, rất hoan nghênh ý tưởng của ông. Riêng hoạt động biểu diễn Ca Huế và thả hoa đăng, UBND thành phố đã có Quyết định số 21/2024/QĐ-UBND ngày 03/5/2024 về việc ban hành Quy chế quản lý và tổ chức hoạt động biểu diễn Ca Huế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; trong đó quy định “Phạm vi neo đậu thuyền khi biểu diễn Ca Huế trên sông Hương từ cầu Trường Tiền đến cầu Dã Viên; vị trí neo đậu khi biểu diễn đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa các thuyền là 50m (năm mươi mét)”. Trong chương trình biểu diễn Ca Huế có kết hợp việc thả hoa đăng.

Đối với khu vui chơi dưới nước tốc độ cao:

- Hiện nay, Sông Hương quy định không tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước đối với phương tiện cao tốc, cano, mô tô nước (Quyết định 61/2021/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh (nay là UBND thành phố);

- Trên sông Hương hiện nay đã có vùng hoạt động vui chơi giải trí dưới nước cho các phương tiện không gắn động cơ, được quy định cụ thể tại Quyết định 1126/QĐ-UBND ngày 11/05/2022 của UBND thành phố (trước đây là UBND tỉnh); 

- Các bến hành khách trên sông Hương đã được quy hoạch và liệt kê chi tiết trong Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1745/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Các hoạt động nào liên quan đến bến thuỷ nội địa đều tham chiếu đến quy hoạch này. Đây là sông cấp IV, bề rộng luồng Đường thuỷ nội địa (ĐTNĐ) tối thiểu là 30m (tính từ tim luồng ra mỗi bên 15m); hành lang an toàn mỗi bên 15m. Tại các vị trí cầu, tim luồng đi giữa hai phao màu xanh và đỏ; Bản đồ tim luồng khu vực này có thể tham khảo tại trang Web của tỉnh tại địa chỉ sau https://gissonganh.hue.gov.vn/geditor.aspx?mapid=15921.

- Trong thời gian tới, để tăng thêm tính hấp dẫn, tạo thêm một số hoạt động trên dòng sông Hương và tuỳ thuộc vào nhu cầu tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước có tốc độ cao… của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, UBND thành phố Huế sẽ chỉ đạo các Sở, ngành có liên quan đề ra các phương án tổ chức phù hợp với điều kiện thực tế.

Dòng Hương Giang là dòng sông di sản, biểu tượng của thành phố Huế; do vậy trong những năm gần đây, chính quyền địa phương đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách để “làm dòng Hương sáng lên hằng đêm và sáng từ đêm đến sáng”. Cụ thể:

- Đã đầu tư hệ thống chiếu sáng nghệ thuật: Chính quyền đã lắp hệ thống đèn chiếu sáng nghệ thuật gắn với tuyến phố đi dạo bộ dọc hai bờ sông Hương, trên các cầu (như Trường Tiền, Phú Xuân, Bạch Hổ) và một số công trình ven sông để tạo cảnh quan lung linh về đêm. Đặt biệt tạo nên khi cây cầu Nguyễn Hoàng đi vào sử dụng, thành phố Huế sẽ diện mạo mới với hệ thống chiếu sáng lung linh về đêm.

- Các lễ hội ánh sáng và sự kiện văn hóa thường xuyên: Huế đã tổ chức các kỳ Festival Huế, Festival nghề truyền thống, Lễ hội ánh sáng, chương trình “Huế - Kinh đô ánh sáng”… trên sông Hương, với hoạt động thả hoa đăng, trình diễn ánh sáng laser, và chiếu sáng nghệ thuật kết hợp âm nhạc.

- Từng bước hoàn thiện hệ thống tuyến dạo bộ và không gian văn hóa ven sông Hương. Chính quyền cũng đã quy hoạch các tuyến dạo bộ, hình thành các không gian công cộng và bến thuyền dọc bờ sông Hương, Cồn Dã Viên để du khách và nhân dân thưởng ngoạn, góp phần giữ gìn không gian luôn sôi động và sáng đèn từ tối đến sáng.

- Khuyến khích, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư hệ thống ánh sáng thông minh, trang trí cảnh quan ven sông và tổ chức các hoạt động dịch vụ du lịch về đêm.

- Không chỉ tăng cường ánh sáng mà chính quyền còn quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, chống sả rác thải, cấm đánh bắt để làm cho dòng sông Hương luôn xanh, sạch, thơ mộng

Câu hỏi của bạn FAcebook Nguyễn Văn Hoàng, Facebook:

Đối với VN Thừa Thiên Huế nói riêng, Việt Nam nói chung, qua trình quảng bá du lịch hiện nay đang được thục đẩy. Tuy nhiên việc xây dựng quảng bá hình ảnh của địa phương vẫn chưa được tốt. Vậy TT Huế có những phương án nào mới để tăng sự tiếp cận đó đến với du khách hay chưa. Ví dụ như cuộc thi về dựng vlog trip cinematic.v.v chẳng hạn

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Trần Thị Hoài Trâm:

 Trong thời gian qua, nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh du lịch Huế đến với du khách trong và ngoài nước, ngành du lịch đã triển khai nhiều hoạt động sự kiện thiết thực, trong đó đã tổ chức cuộc thi ảnh, video clip trực tuyến hàng tháng “Huế trong tôi” với 12 chủ đề cho từng thàng (năm 2021), cuộc thi ảnh online Tận hưởng mùa hè (năm 2023).... đã thu hút nhiều sự quan tâm và hưởng ứng. Ra mắt hộ chiếu du lịch Huế - Hue City Passport 2023 và tiếp tục triển khai hộ chiếu du lịch Huế - Hue City Passport 2024 với chủ đề “hộ chiếu trên tay, “chill” ngay cùng Huế”. Tổ chức chương trình “Top 9 Sản phẩm Du lịch Ấn tượng Huế 2024”, nhằm tìm kiếm và tôn vinh những điểm đến, sản phẩm và dịch vụ du lịch độc đáo, hấp dẫn, góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Huế đến với du khách trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, trong thời gian đến, để du lịch Huế bứt phá, tạo dựng hình ảnh và thương hiệu trong Năm Du lịch quốc gia – Huế 2025, ngành du lịch cần tập trung triển khai thực hiện các một số nhiệm vụ, hoạt động sau:

Một là, tăng cường quảng bá hình ảnh. Huế sẽ tận dụng các sự kiện lớn trong Năm Du lịch quốc gia để quảng bá hình ảnh của mình thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội, và các kênh quốc tế qua đó thu hút sự chú ý của du khách trong và ngoài nước. Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ này, Ngành Du lịch hứa hẹn sẽ lan tỏa một hình ảnh Huế mới mẻ, năng động, hấp dẫn, an toàn, thân thiện, mến khách xứng đáng một thành phố du lịch trực thuộc trung ương và là một điểm đến du lịch nổi bật trong năm 2025.

Hai là, tổ chức các sự kiện văn hóa du lịch và lễ hội. Năm 2025, ngoài các sự kiện, lễ hội được tổ chức hàng năm theo định hướng Festival Huế 04 mùa, là địa phương đăng cai Năm Du lịch quốc gia, Thành phố Huế chủ trì tổ chức khoảng 46 chương trình, sự kiện, lễ hội hoạt động đặc sắc hấp dẫn với quy mô liên tỉnh, quốc gia và quốc tế. Các sự kiện này không chỉ giới thiệu văn hóa đặc sắc của Huế mà còn tạo cơ hội cho du khách trải nghiệm và tương tác với cộng đồng địa phương.

Ba là, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của Huế như: tour di sản, tour ẩm thực, tour sinh thái, tour du lịch tâm linh và tour trải nghiệm văn hóa. Những sản phẩm này sẽ giúp du khách khám phá sâu hơn về lịch sử, văn hóa và thiên nhiên của thành phố Huế, đồng thời tạo điểm nhấn khác biệt so với các điểm đến khác.

Bốn là, nâng cao chất lượng dịch vụ. Để khẳng định vị thế mới, Huế đang chú trọng việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch từ khâu đón tiếp, lưu trú, ăn uống đến các dịch vụ hỗ trợ khác. Việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp và thân thiện cũng sẽ góp phần tạo ấn tượng tốt với du khách khi đến Huế.

Năm là, đẩy mạnh hợp tác quốc tế thông qua việc tăng cường hợp tác với các tổ chức du lịch quốc tế, các hãng lữ hành và các điểm đến nổi tiếng trên thế giới để quảng bá hình ảnh của mình. Việc tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế; Tổ chức các đoàn doanh nghiệp lữ hành trong nước và quốc tế đến khảo sát điểm đến tại Huế hay tham gia các hội chợ du lịch quốc tế, nhất là việc tham gia Lễ hội Văn hóa - Du lịch và Chương trình giới thiệu du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam, kết nối doanh nghiệp tại thị trường châu Âu (dự kiến vào tháng 6/2025) và ký kết các thỏa thuận hợp tác sẽ giúp Du lịch Huế mở rộng thị trường khách quốc tế.

Sáu là, ứng dụng công nghệ trong du lịch.Với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và các nền tảng số để cung cấp thông tin, hướng dẫn du lịch, và tương tác với du khách; các ứng dụng di động, cổng thông tin du lịch, và hệ thống đặt phòng trực tuyến sẽ giúp du khách dễ dàng tiếp cận và lên kế hoạch cho chuyến đi khám phá Huế của mình. Tăng cường sử dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram, YouTube, Zalo... để quảng bá hình ảnh du lịch, thu hút sự quan tâm của du khách.

Có thể nói, với vị thế mới là thành phố du lịch trực thuộc trung ương, Huế có nhiều cơ hội để quảng bá và phát triển du lịch. Với sự kết hợp giữa giá trị văn hoá di sản cùng sản phẩm du lịch truyền thốngsản phẩm du lịch mới độc đáo, hấp dẫnsự đổi mới trong công tác xúc tiến, quảng bá, hi vọng rằng du lịch Huế sẽ khẳng định được vị thế mới của mình trên bản đồ du lịch quốc gia và quốc tế.

Câu hỏi của bạn Facebook Trần Thành, Facebook TRT:

Trong bối cảnh chuyển đổi số và xu hướng du lịch thông minh, Huế có kế hoạch gì để ứng dụng công nghệ vào việc tăng cường liên kết vùng và quảng bá du lịch hiệu quả hơn ?

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Trần Thị Hoài Trâm:

Việc ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong hoạt động du lịch, du khách trải nghiệm các điểm đến khi đến Huế là một trong những điểm sáng nhằm thúc đẩy phát triển du lịch địa phương và mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị. Đây là hoạt động phù hợp với xu hướng mới nhằm từng bước xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh thành phố Huế.

Hiện nay, thành phố Huế đã có chủ trương, xác định đẩy mạnh phát triển chính quyền số, kinh tế số, xây dựng xã hội số để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; kết nối, cung cấp dịch vụ, giải quyết mối quan hệ và thay đổi phương thức sống, làm việc của người dân. Đây là công cụ đột phá để các ngành, các lĩnh vực phát triển nhanh và bền vững, tiến nhanh đến mục tiêu xây dựng Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu.

Ngành Du lịch thành phố Huế tập trung phát triển du lịch thông minh với nhiều dự án đã và đang triển khai. Thành phố đã tập trung xây dựng nền tảng và định hướng rất rõ ràng cho việc phát triển du lịch theo hướng thông minh, bền vững, tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành du lịch:

1. Xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ, liên thông ngành du lịch trên nền tảng tích hợp, chia sẻ, liên thông dịch vụ đô thị thông minh thành phố Huế, phát triển nền tảng IoT phục vụ dịch vụ du lịch thông minh.

2. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu số ngành du lịch Huế: cơ sở lưu trú, công ty lữ hành và hướng dẫn viên du lịch Huế; hình thành hệ thống thông tin số tích hợp về khách du lịch, khu, điểm du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch. Số hóa tài nguyên du lịch (di sản, ẩm thực, các điểm đến du lịch….). Xây dựng phần mềm bản đồ số 3D du lịch Huế; xây dựng các tiện ích phục vụ tìm kiếm, chia sẻ thông tin, đặt dịch vụ và thanh toán không dùng tiền mặt… Bên cạnh đó, các sản phẩm du lịch thông minh gắn với chuyển đổi số như thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR), … cũng được phát triển mạnh để giúp du khách có những trải nghiệm mới lạ, độc đáo khi đến  Huế.

3. Nâng cấp Cổng thông tin du lịch Huế và app visithue, bảo đảm cung cấp thông tin đầy đủ, sinh động về các điểm đến, sản phẩm và dịch vụ du lịch; tích hợp các ứng dụng hỗ trợ du khách xây dựng chương trình, đặt và thanh toán dịch vụ du lịch trực tuyến theo nhu cầu cá nhân; tiếp nhận phản hồi và xử lý phản hồi của khách du lịch.

4. Công tác truyền thông du lịch trên các nền tảng số được đẩy mạnh. Hệ thống nền tảng số của Sở Du lịch Huế được bổ sung, hoàn thiện với hệ thống website, mạng xã hội, các ứng dụng thông minh… Hình ảnh du lịch Huế trên các nền tảng số ngày càng sống động, hấp dẫn và đến gần hơn với du khách. Chuẩn hóa nội dung số giới thiệu về điểm đến, sản phẩm, dịch vụ du lịch tiêu biểu của địa phương; mở rộng ứng dụng thuyết minh du lịch tự động qua thiết bị di động thông minh tại các điểm du lịch khác.

5. Phát triển các ứng dụng hỗ trợ thanh toán thuận lợi trên thiết bị di động thông minh cho khách du lịch như thẻ tích điểm thanh toán đa năng, ứng dụng thanh toán trực tuyến, ứng dụng thanh toán bằng mã QR.

6. Tăng cường đào tạo nhận thức về chuyển đổi số, kỹ năng về ứng dụng công nghệ thông tin, du lịch thông minh, an toàn thông tin cho các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng làm du lịch.

7. Số hóa các món ăn đặc trưng xứ Huế trên nền tảng công nghệ 3D nhằm bảo tồn các món ăn đặc trưng xứ Huế trên nền tảng công nghệ 3D, đồng thời tăng cường công tác quảng bá, truyền thông, giới thiệu về ẩm thực Huế, hướng tới xây dựng Bảo tàng số 3D ẩm thực của thành phố Huế.

8. Vận động kêu gọi các doanh nghiệp, đơn vị xã hội hóa các nội dung: Các hệ thống Wifi công cộng; Hệ thống cung cấp thông tin du lịch kết hợp các chương trình giải trí trực quan truyền thống với công nghệ kỹ thuật số tại thành phố Huế.

9. Sở Du lịch đã cho ra mắt ứng dụng Hộ chiếu du lịch thành phố Huế - Hue City Passport giúp tăng thêm sự mới mẻ trong hành trình khám phá Huế của du khách. Ứng dụng Hộ chiếu du lịch không chỉ là công cụ cung cấp thông tin điểm đến mà còn mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách theo từng chủ đề gợi ý. Việc tạo ra app Hộ chiếu du lịch Huế - Hue City Passport đem lại tính tiện lợi, bản đồ định vị GPS, cùng giao diện đẹp mắt, tính tương tác cao với người sử dụng, giúp tăng trải nghiệm du lịch của du khách khi đến Huế.

Câu hỏi của bạn Facebook Trương Đình Tiến, facebook:

Em có một câu hỏi muốn được giải đáp: Với vai trò là thành phố du lịch đại diện, theo Giám đốc sở Du lịch, liệu chúng ta có nên thành lập một đường dây nóng để hỗ trợ kịp thời cho du khách khi gặp sự cố tại Huế trong thời gian du lịch? Và liệu số hotline này có nên được công khai rộng rãi để tất cả các ngành dịch vụ và du lịch Huế có thể phát triển hơn nữa không ạ?

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Trần Thị Hoài Trâm:

Có thể nói, công tác hỗ trợ khách du lịch đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển du lịch tại mỗi địa phương, sẽ giúp khách tăng trải nghiệm tích cực tại điểm đến, đảm bảo an toàn, thoải mái và giữ chân du khách lâu hơn; thúc đẩy quảng bá qua truyền miệng và đánh giá tốt về điểm đến; xây dựng hình ảnh điểm đến thân thiện, chuyên nghiệp; góp phần tăng doanh thu và phát triển kinh tế địa phương.

Trong thời gian qua, nhằm đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch trên địa bàn thành phố, Sở Du lịch và Công an thành phố Huế đã tiến hành ký kết Quy chế phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự trong lĩnh vực du lịch vào ngày 05/7/2017. Trong đó, đã phân công cụ thể vai trò, nhiệm vụ của từng ngành trong công tác phối hợp đảm bảo an ninh trật tự trong lĩnh vực du lịch nhằm thúc đẩy phát triển du lịch Huế văn minh và bền vững. Từ khi triển khai thực hiện Quy chế, các trường hợp vi phạm các quy định về an ninh, trật tự trong lĩnh vực du lịch xảy ra trên địa bàn thành phố đã được kịp thời xử lý, đảm bảo ổn định môi trường du lịch của cũng như đảm bảo hài hòa quyền lợi của các bên liên quan, đặc biệt là du khách. Các trường hợp chèo kéo, bán hàng hóa không niêm yết giá dẫn đến xô xát với du khách tại các điểm như: bến xe du lịch Nguyễn Hoàng, chùa Thiên Mụ, lăng Khải Định, các nhà hàng, các khách sạn…; trường hợp gây rối trật tự công cộng diễn ra tại bến Tòa Khâm; các trường hợp mất cắp, gây rối trật tự… khác cũng đã được hai bên phối hợp xử lý nhanh chóng và chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, hoạt động hỗ trợ du khách được Sở chú trọng quan tâm và triển khai kịp thời, nhanh chóng với các hình thức cụ thể như sau:

  1. Hỗ trợ du khách thông qua đường dây nóng:

- Sở Du lịch đã công khai và duy trì số điện thoại đường dây nóng (0234.3501111) từ năm 2017 trên website của Sở Du lịch để hỗ trợ du khách khi gặp các sự cố hoặc cần giải đáp thông tin hoặc du khách có thể phản ánh các nội dung liên quan đến hoạt động du lịch thông qua hệ thống Hue – S, chuyên mục phản ánh hiện trường.

- Ngoài ra, Sở Du lịch đã thành lập Trung tâm Thông tin Du lịch và Hỗ trợ Du khách tại văn phòng của Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch tại địa chỉ 106 Đinh Tiên Hoàng – phường Đông Ba - quận Phú Xuân vào tháng 4/2014 và hỗ trợ du khách du lịch 24/24 qua đường dây nóng 0234. 382 82 88. Hiện tại, tổng đài đường dây nóng có 9 nhân viên trực và đang đang duy trì hoạt động.

- Ngành cũng đã triển khai lắp đặt hệ thống đường dây nóng hỗ trợ du khách 02343.828288 trên địa bàn các quận, huyện, thị xã với số lượng 80 bảng. Số điện thoại hotline được đặt công khai, rộng rãi tại các điểm di tích, khách sạn, nhà hàng, các bến xe, sân ga, sân bay… nhằm tiếp nhận kịp thời những phản ánh, kiến nghị các vụ việc trong phạm vi hoạt động du lịch.

2. Hỗ trợ khách du lịch tại Trung tâm Thông tin Du lịch và Hỗ trợ Du khách:

Trung tâm Thông tin Du lịch và Hỗ trợ Du khách bắt đầu hoạt động vào tháng 4/2014 tại địa chỉ 106 Đinh Tiên Hoàng, phường Đông Ba, thành phố Huế với mục đích thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin về tiềm năng, thế mạnh điểm đến; thông tin về sản phẩm, dịch vụ của du lịch Huế đến với du khách và các doanh nghiệp, đơn vị khai thác; tạo môi trường kết nối các doanh nghiệp trên địa bàn đến với du khách; các doanh nghiệp du lịch trong nước và quốc tế; chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin giữa các tổ chức cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch; xúc tiến tại chỗ; hỗ trợ du khách trong các trường hợp cần sự giúp đỡ khẩn cấp. Thời gian hoạt động từ 8h00 - 11h30 và từ 13h00 - 17h30 thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, theo giờ hành chính.

3. Hoạt động cung cấp thông tin phục vụ khách du lịch tại các trung tâm du lịch, sân bay, bến cảng, khu, điểm du lịch:

 - Ngành du lịch đã bố trí trang thiết bị hệ thống máy cung cấp thông tin tự động phục vụ công tác xúc tiến, quảng bá tại ga đến và ga đi của sân bay Phú Bài nhằm chủ động cung cấp thông tin cần thiết cho khách du lịch đến Thừa Thiên Huế. Triển khai Kiot thông minh tại Cảng Chân Mây, phối hợp với các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố đặt các kệ cung cấp thông tin để phục vụ du khách khi đến lưu trú tại các khách sạn.

-  Hỗ trợ khách du lịch trên các trang quảng bá trực tuyến của Visit Hue bao gồm website, fanpage, zalo, tiktok, instagram, youtube, twitter và trang tiếng Nhật vietnamhuekanko.com và trang mạng xã hội facebook bằng tiếng nhật https://www.facebook.com/vietnam.huekanko. 

Câu hỏi của bạn Facebook Đức Trương, facebook:

Huế có rất nhiều di tích, danh lam thắng cảnh, tuy nhiên đến bây giờ vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng du lịch Huế vẫn dừng ở mức tiềm năng. Vậy chúng ta có thể làm gì, các cơ quan chức năng đã, đang và sẽ có kế hoạch gì để du lịch Huế trở thành mũi nhọn kinh tế của thành phố?

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Trần Thị Hoài Trâm:

Đây là một nội dung rất quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế -xã hội thành phố Huế trong giai đoạn sắp tới, thực tế Đảng bộ, chính quyền thành phố Huế đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn xây dựng Đề án phát triển du lịch trong giai đoạn tới, cụ thể là là giai đoạn 2025-2030. Hiện nay, Đề án cũng đã cơ bản được đơn vị chuyên môn dự thảo trình UBND thành phố xem xét trước khi báo cáo Thành ủy Huế.

Với rất nhiều nội dung của Đề án, từ khâu khảo sát, đánh giá, nghiên cứu dự báo xu thế để có những định hướng, giải pháp, nhiệm vụ cụ thể nhằm mục đích tháo gỡ những điểm nghẽn, vấn đề đang tồn tại để có giải pháp, nhiệm vụ, chính sách phù hợp để giải quyết những vấn đề đó.

Do vậy, chúng tôi tóm gọn một số nhiệm vụ, giải pháp cơ bản để phát triển du lịch Huế trong thời gian tới như sau:

Hình thành các thể chế đủ mạnh làm đòn bẩy thúc đẩy phát triển du lịch

- Đề xuất được các cơ chế, chính sách đột phá, thực tế, đồng bộ và áp dụng cho cho việc hỗ trợ, thúc đẩy phát triển du lịch.

- Xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách thông qua các Nghị quyết của Quốc hội (nếu có), Chính phủ, Hội đồng nhân dân thành phố.

- Quy hoạch phát triển du lịch phù hợp với quy định của pháp luật về quy hoạch và du lịch, hoàn thiện các quy hoạch phân khu làm cơ sở để thực hiện các dự án đầu tư; tập trung tổ chức quy hoạch cụ thể các điểm di tích, lịch sử, nhất là các điểm trong Quần thể di tích cố đô Huế đảm bảo bài bản, mang tính dài hơi, có chiến lược gắn với ý tưởng nhà đầu tư, xã hội hóa.

Điểm neoTập trung nguồn lực triển khai một số nhiệm vụ đột phá

- Về phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng du lịch, ưu tiên các dự án có điểm nhấn, trọng điểm.

- Hình thành các cụm du lịch đồng bộ, chất lượng, mang tầm quy mô lớn, đẳng cấp quốc tế;

- Chương trình mục tiêu về phát triển hạ tầng du lịch phù hợp kế hoạch đầu tư công;

- Chương trình, danh mục các dự án ưu tiền đầu tư phát triển du lịch cho giai đoạn 2025-20230.

Điểm neoXây dựng bộ sản phẩm du lịch đặc trưng, thương hiệu và các sản phẩm mới

- Ưu tiên triển khai, tổ chức lại các hoạt động dịch vụ tại Đại Nội và một số điểm khác của Quần thể DTCĐ Huế (theo QĐ 1911/2023 của UBND tỉnh) theo hướng cả ngày và đêm.

- Tạo ra điểm “sáng và nổi bật” các sản phẩm, dịch vụ du lịch trục sông Hương từ cầu Phú Xuân – cầu Trường Tiền gắn với khai thác các loại hình du lịch phố ẩm thực, phố trưng bày kết hợp chuỗi nhà hàng cao cấp.

- Đầu tư xây dựng hình thành trung tâm mua sắm cao cấp, dịch vụ vui chơi, giải trí; ẩm thực Huế và biểu diễn văn hoá, nghệ thuật ở khu vực cảng Chân Mây và phụ cận nhằm phục vụ khách du lịch tàu biển.

- Hoàn thành khu phố đêm đi bộ gắn với tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, biểu diễn văn hoá, nghệ thuật và trải nghiệm ẩm thực.

- Hình thành các điểm mua sắm hàng lưu niệm mang thương hiệu Huế tại trung tâm thành phố.

Điểm neoTập trung các nhiệm vụ truyền thông, quảng bá du lịch hiệu quả

- Xây dựng Chiến lược xúc tiến, quảng bá theo hướng hiệu quả, thiết thực. Ngành du lịch chủ trì, phối hợp với các doanh nghiệp và trung tâm lữ hành để xây dựng kế hoạch cụ thể, gắn với tranh thủ huy động nguồn lực.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hình ảnh “văn hoá Huế”, du lịch Huế qua kênh các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài và các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam.

- Chủ động và thường xuyên giữ mối quan hệ với Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao để tranh thủ và đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá.

- Thành lập Quỹ xúc tiến, quảng bá du lịch trên cơ sở một phần trích ra từ doanh thu du lịch và xã hội hóa.

- Cần các nhà đầu tư chiến lược, các khách sạn có thương hiệu quốc tế để đồng hành và thúc đẩy quảng bá.

Điểm neoHình thành đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao

- Chính sách thu hút và giữ chân lao động, nhất là lao động chất lượng cao.

- Hợp tác với các tổ chức quốc tế, thuê chuyên gia nước ngoài để tập huấn, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, nhất là đội ngũ quản lý khách sạn, xúc tiến, quảng bá, lữ hành quốc tế, hướng dẫn viên. Đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng quản lý cho nhân lực ngành du lịch theo hướng đạt chuẩn quốc gia và quốc tế, ứng dụng công nghệ AI hỗ trợ quản lý.

- Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng ở các cơ sở đào tạo văn hóa, nghệ thuật và du lịch, nhất là đào tạo nguồn nhân lực tại Trường Du lịch Đại học Huế, Trường Cao đẳng Du lịch Huế. Tạo điều kiện để các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh liên kết, hợp tác với các trường đào tạo chuyên ngành du lịch trong nước và quốc tế tổ chức các lớp đào tạo cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ chuyên ngành du lịch có chất lượng cao.

- Tổ chức nâng cao nhận thức và kỹ năng chuyên môn cho đội ngũ xích lô, xe thồ, taxi, thuyền du lịch đảm bảo chuyên nghiệp, có hệ thống quản lý bài bản, đồng bộ, kiểm soát được quá trình vận hành phục vụ, xứng đáng là thành phố an toàn, thân thiện, hạnh phúc.

Ứng dụng, sử dụng công nghệ số, công nghệ sáng tạo với phát triển du lịch

- Tiếp tục phát triển cơ sở dữ liệu du lịch tích hợp phục vụ cho mục đích của ngành du lịch của thành phố Huế. Kho dữ liệu này được thiết kế và xây dựng trên cơ sở tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau của thành phố như cơ sở dữ liệu về bản đồ số du lịch, tài nguyên, di sản và sản phẩm du lịch, công ty lữ hành, cơ sở lưu trú, nhà hàng, địa điểm du lịch, cơ sở mua sắm, sự kiện chính trị, văn hóa, thể thao, du lịch, … trên địa bàn thành phố.

- Tăng cường thu hút và trải nghiệm cho du khách và người dân: Xây dựng một hệ sinh thái các giải pháp công nghệ thông tin có mối liên hệ chặt chẽ, sử dụng nguồn cơ sở dữ liệu chia sẻ du lịch giúp du khách và người dân tra cứu thông tin du lịch, săn tìm đặt vé vận chuyển, chọn lựa đặt phòng lưu trú, tìm hiểu đặc sản kết hợp mua sắm sử dụng dịch vụ,… cho đến khi kết thúc với việc đánh giá nhận xét cho toàn bộ hành trình.

- Xây dựng Hệ sinh thái đa chiều cho hoạt động kinh doanh du lịch: Nhằm nâng cao chất lượng điểm đến du lịch, hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số, quảng bá hình ảnh, thông tin nhanh chóng về các sản phẩm, dịch vụ, chương trình khuyến mại… đến người dân và du khách, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, tiếp cận đối tác trong và ngoài nước.

- Tiếp tục nâng cấp các sản phẩm du lịch thông minh: ứng dụng thuyết minh du lịch trên thiết bị di động; hộ chiếu du lịch. Triển khai số hóa ẩm thực trên nền tảng công nghệ số 3D. Quảng bá số tại một số điểm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng trên địa bàn thành phố.

Các đề án, dự án trọng điểm

- Xã hội hóa khai thác các điểm di tích, lịch sử hướng đến khai thác cả ngày và đêm.

- Tiếp tục xây dựng và thực hiện Đề án phát triển công nghiệp văn hoá.

- Xây dựng Trung tâm Hội nghị Quốc tế.

- Xây dựng Bảo tàng Huế.

- Đầu tư các nhà trưng bày kết hợp xã hội hóa dịch vụ du lịch cao cấp dọc tuyến đường Lê Lợi, thành phố Huế.

- Hệ thống chiếu sáng mỹ/nghệ thuật trên sông và hai bờ sông Hương. 

- Kêu gọi đầu tư 1-2 khách sạn có thương hiệu quốc tế.

- Mở được 2-3 đường bay quốc tế đến Huế.

- Các dự án phát triển khu du lịch trọng điểm ở Lăng Cô, Vinh Hiền, Lộc Bình, Ngũ Hồ, La Vân, vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và trục Lê Lợi

- Xây dựng thành phố Huế là thủ phủ ẩm thực.

 

Câu hỏi của bạn Facebook Trần Thành, facebook:

Lãnh đạo TP.Huế có những chiến lược cụ thể nào để cân bằng giữa bảo tồn di sản văn hóa và phát triển du lịch xanh nhằm đảm bảo sự bền vững cho kinh tế địa phương?

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Trần Thị Hoài Trâm:

Huế là địa phương duy nhất trong cả nước đang sở hữu 8 di sản văn hoá được UNESCO công nhận là di sản thế giới và di sản khu vực, trong đó có 6 di sản của riêng Huế; có gần 1000 công trình, địa điểm được kiểm kê, trong đó có 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 88 di tích cấp quốc gia và 80 di tích cấp tỉnh; 205 công trình, địa điểm nằm trong danh mục kiểm kê của UBND tỉnh đã phê duyệt, công bố; có 3 di sản đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngoài ra, Huế còn được tôn vinh là thành phố của lễ hội, thành phố Festival của Việt Nam với trên 500 lễ hội. Có hệ thống nghề và làng nghề phong phú và đa dạng với 86 làng nghề và 57 nghề truyền thống; còn lưu giữ giữa lòng đô thị nhiều nhà vườn, phố cổ mang đậm nét đặc trưng văn hóa và kiến trúc truyền thống, nhiều cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, nhiều đình chùa, đền miếu và niệm phật đường mang giá trị kiến trúc độc đáo hài hòa với cảnh quan thiên nhiên. Bên cạnh đó, thiên nhiên ưu đãi cho thành phố Huế một hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, đa dạng không chỉ có các cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn có các khu bảo tồn đa dạng sinh học, những bãi biển, đầm hồ, sông suối, rừng núi, …

Với những tiềm năng gắn với giá trị văn hóa đặc sắc nói trên, Huế có lợi thế rất lớn để phát triển du lịch xanh một cách bền vững. Theo quan điểm và định hướng phát triển du lịch của địa phương, trên cơ sở những nét đặc thù về lịch sử, văn hóa, cảnh quan kiến trúc của mô hình thành phố trực thuộc Trung ương, phát triển theo hướng hài hòa, bền vững, giảm áp lực dân cư tập trung vào đô thị, hạn chế can thiệp, ảnh hưởng đến các di tích và cảnh quan kiến trúc truyền thống...Vì vậy, để cân bằng giữa phát bảo tồn di sản và phát triển du lịch xanh, thành phố Huế sẽ tập trung vào các giải pháp sau:

- Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức cho người dân cũng như khách du lịch về tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản, văn hóa.

- Luôn kiên định mục tiêu phát triển gắn với việc giữ gìn cảnh quan môi trường và bảo tồn các giá trị di sản, văn hóa trong công tác kêu gọi đầu tư để phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng

- Đảm bảo sự phát triển đồng bộ giữa bảo tồn di sản và xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại: định hình và xác định rõ các không gian phát triển, phân định rõ khu vực dồn nén đô thị, không gian bảo vệ cảnh quan, không gian bảo vệ di sản và các khu vực tập trung phát triển các khu chức năng 

- Huy động tối đa các nguồn vốn để đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng đô thị theo hướng hiện đại; tăng cường huy động các nguồn lực phát triển KT-XH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, du lịch - công nghiệp - nông nghiệp phù hợp với các lợi thế của địa phương, trong đó, xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn

- Nâng cao hiệu quả liên kết phát triển vùng; mở rộng hợp tác và quan hệ đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; củng cố vị thế là trung tâm văn hóa lớn và đặc sắc của cả nước.

- Ưu tiên mọi nguồn lực đầu tư cho mục tiêu bảo tồn và phát huy có hiệu quả các giá trị di sản Cố đô, bản sắc văn hóa Huế - con người Huế một cách bền vững, theo hướng “bảo tồn đi liền với phát triển”; phát huy bản sắc văn hóa Huế, con người Huế; tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, an toàn và thân thiện để thu hút nguồn lực đầu tư phát triển bền vững; khai thác các giá trị văn hóa, di sản để phát triển du lịch dịch vụ. Ưu tiên nguồn lực địa phương và huy động nguồn lực xã hội hóa thực hiện công tác bảo tồn di sản, công nghiệp văn hóa, tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện văn hóa nghệ thuật có quy mô tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Đồng thời, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa công nghệ và chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa.

Câu hỏi của bạn Facebook Thắng Thiên Ân, facebook:

Để xây dựng một thành phố du lịch bền vững và phát triển, yếu tố con người, đặc biệt là cộng đồng những người làm du lịch (như tài xế xích lô, chủ nhà nghỉ, người kinh doanh buôn bán...) đóng vai trò quan trọng. Vậy, hiện nay, Thành phố Huế đã có kế hoạch hay dự định gì trong việc giáo dục và nâng cao nhận thức văn hóa cho những người làm du lịch để đảm bảo sự phát triển bền vững chưa?

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Trần Thị Hoài Trâm:

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mọi hoạt động phát triển du lịch luôn gắn liền với sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương - những người làm du lịch. Vai trò của cộng đồng trong hoạt động du lịch là rất quan trọng, luôn đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển du lịch bền vững.

Cộng đồng làm du lịch không chỉ là người trực tiếp tiếp xúc với khách du lịch mà còn là cầu nối giữa cộng đồng, di sản và các hoạt động du lịch. Thời gian qua, chính quyền địa phương đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về phát triển nguồn nhân lực du lịch, cùng với sự đầu tư, nỗ lực từ các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh đã góp phần xây dựng nguồn nhân lực du lịch chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành du lịch Huế, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Hàng năm, ngành du lịch Huế, căn cứ vào Chương trình phát triển văn hóa, du lịch - dịch vụ của thành phố xây dựng Kế hoạch tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, kỹ năng về du lịch cộng đồng, ngoại ngữ cho hàng trăm lao động gián tiếp trong chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch như lái xe, tiểu thương, những đối tượng làm du lịch cộng đồng, nông nghiệp. Tổ chức chương trình khảo sát học tập các loại mô hình du lịch nông nghiệp, cộng đồng ở các tỉnh trong nước cho các cán bộ, hộ dân làm du lịch tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Xây dựng các tài liệu cung cấp kiến thức chuyên sâu về lịch sử, văn hóa và các giá trị di sản của Huế cho những người làm trong ngành du lịch, từ hướng dẫn viên đến nhân viên khách sạn, nhà hàng, và các đối tác trong ngành.

Trong thời gian tới, để xây dựng một thành phố du lịch bền vững và phát triển theo hướng di sản văn hóa, chính quyền thành phố nói chung và ngành du lịch Huế nói riêng ngoài việc cần bảo tồn, phát huy và khai thác hiệu quả giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, một trong những yếu tố quan trọng là việc giáo dục và nâng cao nhận thức văn hóa cho những người làm du lịch. Cụ thể như sau:

- Tiếp tục tăng cường hợp tác với các cơ sở đào tạo nghề du lịch để đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết cho đối tượng tham gia hoạt động du lịch cộng đồng, nghiệp đoàn xích lô, taxi, tiểu thương,… Chú trọng hình thành đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch người địa phương. Vận dụng các cơ chế chính sách ưu đãi để đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đảm bảo theo quy định.

- Tiếp tục triển khai áp dụng Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch trên địa bàn thành phố Huế. Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với phát triển sản phẩm du lịch xanh, thân thiện với môi trường, phát triển các loại hình du lịch theo định hướng tăng trưởng xanh và bền vững.

- Tổ chức các chương trình tham quan và trải nghiệm thực tế giúp những người làm du lịch hiểu rõ hơn về các điểm tham quan, di tích và những giá trị văn hóa của Huế cũng như hoàn thiện kỹ năng cần thiết trong hoạt động du lịch.

- Xây dựng các tài liệu hướng dẫn và tài tiệu nghiên cứu về di sản văn hóa Huế để hỗ trợ người làm du lịch hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn về lịch sử và di sản văn hóa Huế giúp họ truyền tải thông tin một cách chính xác và sinh động cho du khách.

- Tiếp tục phát triển các chương trình du lịch đặc sắc, gắn liền với các di sản văn hóa như tham quan các di tích lịch sử, tìm hiểu nghệ thuật truyền thống, ẩm thực đặc sản… các sản phẩm và dịch vụ mới xoay quanh các thương hiệu đặc trưng như “Huế - Kinh đô ẩm thực”, “Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam”, “Huế - Thành phố Lễ hội”.

- Phối hợp với các tổ chức, đơn vị triển khai các hoạt động tuyên truyền về du lịch bền vững như giảm thiểu rác thải, bảo vệ động thực vật, hoặc hạn chế tác động xấu đến các di tích lịch sử.

Câu hỏi của bạn Phan Thành, Quận Thuận Hóa:

Thành phố Huế sẽ đạt được kỳ vọng gì từ cú hích Năm Du lịch Quốc gia 2025 này?

Trả lời của Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Thanh Bình:

Năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025 sẽ thúc đẩy mạnh mẽ liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương trong cả nước nhằm phát huy thế mạnh, tiềm năng để phát triển du lịch trong vùng cũng như liên vùng, góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế, thương hiệu du lịch Việt Nam nói chung và thành phố Huế nói riêng trong những năm tiếp theo. Sự kiện sẽ thu hút đông đảo nhân dân, khách du lịch quốc tế và nội địa đến tham quan, trải nghiệm tại địa phương, tạo động lực thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế khác; đồng thời, tạo bước tăng trưởng, phát triển toàn diện du lịch Huế cả về quy mô và chất lượng dịch vụ, số lượng và cơ cấu khách du lịch đảm bảo tính bền vững

Câu hỏi của bạn Hue Metropolis, Facebook:

UBND thành phố Huế tôi có câu hỏi như sau, Huế đăng cai tổ chức năm DLQG 2025, ngành Du lịch Huế đặt mục tiêu gì cho sự kiện mang tầm quốc gia này? Sau khi tổ chức năm DLQG trong 2025 xong. Liệu du lịch Huế sẽ có những khác biệt (mới lạ) gì so với những năm trước 2025?

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Trần Thị Hoài Trâm:

Việc tổ chức Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 được kỳ vọng là cú hích rất quan trọng giúp cho kinh tế - xã hội nói chung và du lịch thành phố Huế nói riêng khởi sắc, tạo điều kiện thu hút các nguồn lực trong đầu tư phát triển, xây dựng các sản phẩm, tour tuyến mới, hấp dẫn, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2025 và những năm tiếp theo. Ngoài ra, năm du lịch quốc gia 2025, là cơ hộị lớn thông qua các kênh, phương thức, cách thức để Huế quảng bá hình ảnh, du lịch, con người đến với du khách trong và ngoài nước, cũng là dịp để thu hút các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội đầu tư. Năm Du lịch quốc gia cũng sẽ có rất nhiều sự kiện, hoạt động mang tính điểm nhấn, mang tính gợi mở, mở ra những ngành phát triển trong tương lai với sự tham gia của rất nhiều tổ chức trong và ngoài nước như Hội nghị quốc tế về công nghiệp văn hóa,…Một yếu tố nữa cho việc cần thiết của tổ chức sự kiện năm du lịch quốc gia sẽ thu hút rất nhiều khách du lịch, tạo nhiều việc làm và cải thiện đời sống của người dân về thu nhập, đóng góp rất lớn vào an sinh, xã hội.

Những sự kiên, hoạt động năm du lịch quốc gia phù hợp với xu thế, nhu cầu của khách du lịch sẽ được kế thừa và sẽ tổ chức định kỳ cho những năm tiếp theo, để biến nó trở thành một sản phẩm, điểm đến cố định diễn ra hàng năm để phục vụ khách du lịch như Hue symphony, tuần lễ áo dài, ẩm thực, …

Như vậy sản phẩm du lịch trọng điểm của Huế, bên cạnh các điểm đến, sản phẩm thường nhật thì năm 2025 Huế có rất nhiều sự kiện, hoạt động, các tour tuyến gắn với năm du lịch quốc gia. Cụ thể, năm du lịch quốc gia, Festival Huế 2025 sẽ tạo ra các hoạt động, điểm đến trải dài trong năm, tập trung vào 4 nhóm chương trình chính: (1) Lễ hội mùa Xuân “Xuân Cố đô”; (2) Lễ hội mùa Hạ “Kinh thành tỏa sáng”; (3) Lễ hội mùa Thu “Huế vào Thu”; (4) Lễ hội mùa Đông “Mùa đông xứ Huế” với 170 sự kiện cấp quốc gia, cấp tỉnh. Trong số các hoạt động trên, sẽ có các sản phẩm, hoạt động trọng tâm: Lễ Khai mạc, bế mạc “Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025” kết hợp với Chương trình nghệ thuật văn hóa; các hoạt động hấp dẫn, đa dạng khác mang tính quy mô quốc gia, quốc tế như sự kiện chung kết cuộc thi hoa hậu Việt Nam 2025, hội nghị công nghiệp văn hóa quốc tế, giải chạy marthon Vnexpress,…

Những chương trình, sự kiện cụ thể, xin quý vị vui lòng vào địa chỉ sau: https://drive.google.com/drive/folders/1SymMvI_vUhopIn1rkIzSAvVUu0knG-rl

Câu hỏi của bạn Mỹ Oanh, Thị xã Hương Thủy:

Những sản phẩm du lịch mới nào sẽ được giới thiệu trong dịp này là gì?

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Trần Thị Hoài Trâm:

Với chủ đề Năm Du lịch quốc gia 2025 “Kinh đô xưa - Vận hội mới”, thành phố Huế đã xây dựng thêm nhiều sản phẩm tour, tuyến dịch vụ trải nghiệm mới, có tính sáng tạo cao gắn với tiềm năng lợi thế của địa phương như: các sản phẩm và dịch vụ mới xoay quanh các thương hiệu đặc trưng như “Huế - Kinh đô ẩm thực”, “Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam”, “Huế - Thành phố Lễ hội” như các sản phẩm công nghiệp văn hóa: các đêm nhạc giao hưởng Hue - Symphony, Festival âm nhạc cho giới trẻ; các show diễn về áo dài; các hoạt động trình diễn, trải nghiệm về ẩm thực,…Chung kết cuộc thi hoa hậu Việt Nam 2025, ngày hội khinh khí cầu, Festival võ thuật Cố đô,…; du lịch làng nghề, du lịch sinh thái gắn suối thác, biển, đầm phá, các sản gắn với giá trị các phố cổ, làng cổ, nhà vườn, các thiết chế văn hóa khác như bảo tàng, các rạp chiếu phim cũng sẽ được phát huy hiệu quả đáp ứng nhu cầu của nhiều thành phần thị trường du lịch Huế

Câu hỏi của bạn Hue Metropolis, Facebook :

chúng tôi muốn thường xuyên vào xem lịch tổ chức các chương trình, sự kiện này thì xem ở đâu, xin cảm ơn!

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Trần Thị Hoài Trâm:

Năm 2025 là năm có ý nghĩa quan trọng gắn với sự kiện kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Thừa Thiên Huế nay là thành phố Huế (26/3/1975 - 26/3/2025), 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế nay là Đảng bộ UBND thành phố Huế (tháng 4/1930 - tháng 4/2025) và đặc biệt là sự kiện tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Vì vậy, việc đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2025 sẽ là điểm nhấn quan trọng cho dấu mốc lịch sử này.

Thành phố Huế được chọn là địa phương đăng cai Năm Du lịch Quốc gia 2025 là cơ hội để ngành du lịch Cố đô kết nối và tạo được dấu ấn, khai thác hết tiềm năng, lợi thế, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.

Việc tổ chức Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng thành phố Huế phát triển bền vững trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025 sẽ thúc đẩy mạnh mẽ liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương trong cả nước nhằm phát huy thế mạnh, tiềm năng để phát triển du lịch trong vùng cũng như liên vùng, góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế, thương hiệu du lịch Việt Nam nói chung và thành phố Huế nói riêng trong những năm tiếp theo. Sự kiện sẽ thu hút đông đảo nhân dân, khách du lịch quốc tế và nội địa đến tham quan, trải nghiệm tại địa phương, tạo động lực thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế khác; đồng thời, tạo bước tăng trưởng, phát triển toàn diện du lịch Huế cả về quy mô và chất lượng dịch vụ, số lượng và cơ cấu khách du lịch đảm bảo tính bền vững với chuỗi các hoạt động, điểm đến trải dài trong năm, tập trung vào 4 nhóm chương trình chính: (1) Lễ hội mùa Xuân “Xuân Cố đô”; (2) Lễ hội mùa Hạ “Kinh thành tỏa sáng”; (3) Lễ hội mùa Thu “Huế vào Thu”; (4) Lễ hội mùa Đông “Mùa đông xứ Huế” với 170 sự kiện cấp quốc gia, cấp tỉnh. Trong số các hoạt động trên, sẽ có các sản phẩm, hoạt động trọng tâm: Lễ Khai mạc, bế mạc “Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025” kết hợp với Chương trình nghệ thuật văn hóa; các hoạt động hấp dẫn, đa dạng khác mang tính quy mô quốc gia, quốc tế như sự kiện chung kết cuộc thi hoa hậu Việt Nam 2025, hội nghị công nghiệp văn hóa quốc tế, giải chạy marthon VnExpress,…

Những sự kiện, hoạt động của Năm Du lịch quốc gia phù hợp với xu thế, nhu cầu của khách du lịch sẽ được kế thừa và sẽ tổ chức định kỳ cho những năm tiếp theo, để trở thành một sản phẩm, điểm đến cố định diễn ra hàng năm để phục vụ khách du lịch như Huế Symphony, tuần lễ áo dài, ẩm thực, …

Thông tin chung và các hoạt động chính trong khuôn khổ Năm Du lịch quốc gia Huế 2025 được cập nhập tại kênh thông tin Năm Du lịch Quốc gia Huế - 2025 tại địa chỉ http://ndlqghue.huetourism.gov.vn/ Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025. Những chương trình, sự kiện cụ thể, xin quý vị vui lòng vào địa chỉ sau: https://drive.google.com/drive/folders/1SymMvI_vUhopIn1rkIzSAvVUu0knG-rl. Ngoài ra, các thông tin về sự kiện, hoạt động Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 vẫn luôn được cập nhập thường xuyên tại các Fanpage UBND thành phố Huế, Visit Huế, Festival Huế... người dân, du khách có thể theo dõi thông tin theo các nguồn trên.

Câu hỏi của bạn Hue Metropolis, Facebook :

Xin hỏi năm DLQG 2025 gồm những chương trình, sự kiện cụ thể như thế nào?

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Trần Thị Hoài Trâm:

 

Năm 2025 là năm có ý nghĩa quan trọng gắn với sự kiện kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Thừa Thiên Huế nay là thành phố Huế (26/3/1975 - 26/3/2025), 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế nay là Đảng bộ UBND thành phố Huế (tháng 4/1930 - tháng 4/2025) và đặc biệt là sự kiện tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Vì vậy, việc đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2025 sẽ là điểm nhấn quan trọng cho dấu mốc lịch sử này.

Thành phố Huế được chọn là địa phương đăng cai Năm Du lịch Quốc gia 2025 là cơ hội để ngành du lịch Cố đô kết nối và tạo được dấu ấn, khai thác hết tiềm năng, lợi thế, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.

Việc tổ chức Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng thành phố Huế phát triển bền vững trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025 sẽ thúc đẩy mạnh mẽ liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương trong cả nước nhằm phát huy thế mạnh, tiềm năng để phát triển du lịch trong vùng cũng như liên vùng, góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế, thương hiệu du lịch Việt Nam nói chung và thành phố Huế nói riêng trong những năm tiếp theo. Sự kiện sẽ thu hút đông đảo nhân dân, khách du lịch quốc tế và nội địa đến tham quan, trải nghiệm tại địa phương, tạo động lực thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế khác; đồng thời, tạo bước tăng trưởng, phát triển toàn diện du lịch Huế cả về quy mô và chất lượng dịch vụ, số lượng và cơ cấu khách du lịch đảm bảo tính bền vững với chuỗi các hoạt động, điểm đến trải dài trong năm, tập trung vào 4 nhóm chương trình chính: (1) Lễ hội mùa Xuân “Xuân Cố đô”; (2) Lễ hội mùa Hạ “Kinh thành tỏa sáng”; (3) Lễ hội mùa Thu “Huế vào Thu”; (4) Lễ hội mùa Đông “Mùa đông xứ Huế” với 170 sự kiện cấp quốc gia, cấp tỉnh. Trong số các hoạt động trên, sẽ có các sản phẩm, hoạt động trọng tâm: Lễ Khai mạc, bế mạc “Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025” kết hợp với Chương trình nghệ thuật văn hóa; các hoạt động hấp dẫn, đa dạng khác mang tính quy mô quốc gia, quốc tế như sự kiện chung kết cuộc thi hoa hậu Việt Nam 2025, hội nghị công nghiệp văn hóa quốc tế, giải chạy marthon VnExpress,…

Những sự kiện, hoạt động của Năm Du lịch quốc gia phù hợp với xu thế, nhu cầu của khách du lịch sẽ được kế thừa và sẽ tổ chức định kỳ cho những năm tiếp theo, để trở thành một sản phẩm, điểm đến cố định diễn ra hàng năm để phục vụ khách du lịch như Huế Symphony, tuần lễ áo dài, ẩm thực, …

Thông tin chung và các hoạt động chính trong khuôn khổ Năm Du lịch quốc gia Huế 2025 được cập nhập tại kênh thông tin Năm Du lịch Quốc gia Huế - 2025 tại địa chỉ http://ndlqghue.huetourism.gov.vn/ Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025. Những chương trình, sự kiện cụ thể, xin quý vị vui lòng vào địa chỉ sau: https://drive.google.com/drive/folders/1SymMvI_vUhopIn1rkIzSAvVUu0knG-rl. Ngoài ra, các thông tin về sự kiện, hoạt động Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 vẫn luôn được cập nhập thường xuyên tại các Fanpage UBND thành phố Huế, Visit Huế, Festival Huế... người dân, du khách có thể theo dõi thông tin theo các nguồn trên.

Câu hỏi của bạn TRƯƠNG ĐÌNH DUY, phường Hương Sơ, TP. Huế:

Xin hỏi Sở Du lịch có kế hoạch nào để mở rộng thị trường du lịch quốc tế đến Huế không?

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Trần Thị Hoài Trâm:

Theo nhận định của Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc (UN Tourism), du lịch quốc tế đang trên đà tăng trưởng phục hồi. Đây cũng là giai đoạn ngành du lịch Huế cần thực hiện nhiều chiến lược để phục hồi mạnh mẽ thị trường khách quốc tế. Năm 2025, ngành du lịch Huế đón được gần 3,9 triệu lượt khách, trong đó có gần 1,4 triệu lượt khách quốc tế, tăng 16.6% so với năm 2023. Tỷ trọng khách du lịch quốc tế chiếm gần 36% trong tổng lượt khách du lịch đến Huế.Sau đại dịch COVID-19, ngành du lịch Huế đã có những bước phục hồi quan trọng, lượng khách du lịch đến Huế, trong đó có cả khách quốc tế tăng trưởng dần qua các năm. Kể từ khi Nhà ga T2, Cảng hàng không quốc tế Phú Bài được đưa vào vận hành, khai thác, Huế đã mở được các đường bay thẳng Huế - thành phố Côn Minh (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc); Huế - Seoul (Hàn Quốc); Huế - Đài Bắc thuộc Đài Loan (Trung Quốc) theo hình thức charter (thuê nguyên chuyến) và đang xúc tiến, mở thêm đường bay Huế - Đài Trung thuộc Đài Loan (Trung Quốc), đường bay Huế - Thái Lan và một số đường bay khác.Nhiều năm nay, thị trường khách quốc tế truyền thống đến Huế vẫn là các nước Tây Âu, Bắc Mỹ và một số nước Đông Nam Á. Giai đoạn đầu năm 2025, top 10 thị trường khách quốc tế ghi nhận đến từ thị trường các quốc gia, vùng lãnh thổ gồm: Mỹ, Pháp, Úc, Đức, Anh, Ý, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc.Trước xu thế tăng trưởng, phục hồi của khách quốc tế, ngành du lịch Huế đã chủ động xây dựng Kế hoạch xúc tiến, quảng bá du lịch tại nước ngoài năm 2025 với mục đích đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh; giới thiệu tiềm năng về các sản phẩm dịch vụ du lịch của thành phố Huế đến với du khách quốc tế nhằm thu hút du khách đến với địa phương và phát triển ngành du lịch - dịch vụ thành phố; Kích cầu, phục hồi các thị trường truyền thống và thu hút các thị trường quốc tế lớn đến Huế; Đẩy mạnh kết nối với các đối tác, hãng lữ hành, doanh nghiệp du lịch lớn ở các thị trường tiềm năng để xây dựng, phát triển các tour, tuyến du lịch Huế mang lợi thế khác biệt. Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế giao lưu, kết nối, xây dựng quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp lữ hành hàng đầu tại các thị trường lớn trên thế giới.Ngành du lịch sẽ triển khai các nội dung quảng bá, xúc tiến mở rộng thị trường khách quốc tế như sau: Triển khai xúc tiến, giới thiệu chương trình du lịch Việt Nam gắn với du lịch Huế ở thị trường các nước châu Âu (Pháp, Ý, Thụy Sĩ...). Dự kiến tháng 5/2025 (Đợt 1) Tham gia Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Việt Nam tại Châu Âu (Đức, Ba Lan, CH Séc) - Đợt 2 Dự kiến tháng 9/2025 (Đợt 2). Tổ chức Chương trình giới thiệu du lịch 02 địa phương (Huế - Đà Nẵng) tại Malaysia và Indonesia. Dự kiến tháng 6/2025. Tham gia Hội chợ Du lịch Quốc tế tại Hàn Quốc KITS. Dự kiến tháng 7/2025. Tham gia Chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam, kết nối doanh nghiệp tại thị trường Ấn Độ (theo chương trình của Cục Du lịch quốc gia) Dự kiến tháng 11/2025. Ngành du lịch Huế cũng đẩy mạnh liên kết vùng với các tỉnh, thành miền Trung (Quảng Bình - Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam) cùng chung tay để xúc tiến, quảng bá và thu hút khách quốc tế. Trong thời gian tới, ngành du lịch Huế ưu tiên kết nối các đường bay quốc tế trọng điểm như Bangkok, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, bao gồm cả việc kết nối với sân bay Đà Nẵng để linh hoạt cho đầu ra, đầu vào đối với thị trách khách quốc tế đến Huế. Đồng thời, kết nối tàu biển là một chiến lược quan trọng và đầu tư không gian du lịch Chân Mây; Lăng Cô, cùng với kết nối thuận tiện với trung tâm thành phố Huế và các không gian du lịch khác của thành phố là giải pháp quan trọng và cấp thiết mở rộng thị trường khách quốc tế. Ngoài ra, Huế đang xây dựng các sản phẩm du lịch golf bài bản, kết hợp các dịch vụ bổ trợ phù hợp với nhu cầu khách như hệ thống vui chơi giải trí, ẩm thực, trị liệu, thư giãn, đồng thời xây dựng các sản phẩm, điểm đến kết nối xung quanh. Tổ chức giải Du lịch golf liên tỉnh (Huế - Quảng Bình) để kết nối đường bay Huế - Hàn Quốc một cơ hội để phát triển ngành du lịch, kết nối các tỉnh, thành phố; nâng cao thương hiệu du lịch của các địa phương mà còn thu hút khách Hàn Quốc cao cấp đến Huế. Sắp tới, ngành du lịch sẽ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các sản phẩm, nâng cấp chất lượng dịch vụ song song với việc đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch đến với các thị trường khách quốc tế. Ngành du lịch Huế sẽ thúc đẩy truyền thông để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu du lịch Huế, định vị Huế là một điểm đến xanh, sạch và phát triển bền vững, góp phần truyền thông, quảng bá điểm đến và sản phẩm du lịch Huế trong khu vực và toàn cầu, thu hút các trường khách du lịch quốc tế truyền thống và năng động. Bên cạnh đó, ngành du lịch cũng sẽ đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa, lễ hội, tạo cơ hội để du khách trải nghiệm và hiểu hơn nét văn hóa độc đáo của vùng đất Cố đô. Với những nỗ lực trên, hy vọng trong thời gian tới ngành du lịch Huế sẽ góp thêm những gam màu sáng về tăng trưởng mạnh lượng khách quốc tế và mở rộng các thị trường khách nước ngoài.

Câu hỏi của bạn TRƯƠNG ĐÌNH DUY, phường Hương Sơ, TP. Huế:

Xin hỏi tại Huế các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đầu tư cho du lịch bắt đầu từ khi nào ? Đến nay các doanh nghiệp FDI đã đầu tư bao nhiêu dự án tại Huế ? Tổng vốn đầu tư bao nhiêu ?

 

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Trần Thị Hoài Trâm:

Xin được điểm qua những doanh nghiệp đang rót vốn cho du lịch tại Huế. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đầu tư cho du lịch bắt đầu từ năm 1990, đó là Công ty Việt Pháp service (bao gồm liên doanh giữa công ty du lịch tỉnh và hiệp hội phi chính phủ của Vùng Nord Pas De Calais, CH Pháp), hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch và tour du lịch. Tiếp theo đó, đến năm 1992, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, tăng cường mở rộng liên doanh, liên kết, huy động nguồn lực bên ngoài để khai thác tiềm năng địa phương, công ty du lịch Thừa Thiên Huế đã kí hợp đồng liên doanh với tập đoàn Elegant Holding Ltd Hong Kong thành lập công ty liên doanh khách sạn Bờ sông thanh lịch công ty liên doanh khách sạn bờ sông thanh lịch chính thức đi vào hoạt động với tên gọi Century Riverside Huế. Từ năm 1993-1996, Hai bên chủ sở hữu đã thuê tập đoàn; Century International Hotels - một tập đoàn chuyên quản lí các khách sạ quốc tế; ở Hong Kong để đứng ra điều hành quản lí khách sạn. Đến năm 2011 Hội đồng quản trị đã chính thức chấm dứt hợp đồng quản lí với tập đoàn Century International Hotels, chỉ thuê lại thương hiệu Century, toàn bộ công tác quản lí khách sạn do cán bộ quản lí Việt Nam đảm nhiệm. Đến 31/12/2024, trên địa bàn thành phố có 139 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn đầu tư đăng ký 4,6 tỷ USD.

Câu hỏi của bạn Trương Đình Duy, Phường Hương Sơ:

Xin hỏi tại Huế có lợi thế gì để các doanh nghiệp FDI đầu tư cho du lịch ?

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Trần Thị Hoài Trâm:

Huế có lợi thế gì để các doanh nghiệp FDI đầu tư cho du lịch ? Huế đã có bao nhiêu chương trình xúc tiến đầu tư nước ngoài cho du lịch ? Các lợi thế về du lịch để doanh nghiệp FDI đầu tư cho du lịch bao gồm: Lợi thế về thiên nhiên: Thành phố Huế là một địa phương hội tụ tất cả các điều kiện cần và đủ để khai thác du lịch. Có sông Hương, núi Ngự ngay trong lòng thành phố. Có bãi biển Thuận An chỉ cách trung tâm thành phố chưa tới 12km với định hướng phát triển hạ tầng giao thông theo hướng thu hẹp khoảng cách đô thị với biển. Xa hơn nữa là các bãi biển đẹp của khu vực Vinh Xuân, Vinh Thanh thuộc huyện Phú Vang. Về phía nam của thành phố là vịnh Lăng Cô và Chân Mây, đặc biệt Lăng Cô đã được đánh giá là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới (WorldBays, 2009). Nơi đây có hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có diện tích hơn 220 km2 trải dài hơn 70km thuộc thị xã Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang và Phú Lộc. Đây là đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á. Phá Tam Giang - Cầu Hai giàu tài nguyên động thực vật, được đánh giá phong phú nhất ở Đông Nam Á, lưu giữ một nguồn gen khá phong phú, hơn 600 loài, 43 loài rong dùng cho công nghiệp sản xuất agar hoặc làm phân bón và nhiều loại hải sản tôm cá đặc thù vùng nước lợ có giá trị kinh tế cao. Khu rừng ngập mặn Rú Chá nằm ở xã Hương Phong, thành phố Huế được xem là khu sinh quyển quan trọng của hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Khu vực này chủ yếu là cây chá cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Rú Chá cũng là điểm thu hút nhiều du khách tham quan. Có vườn Quốc gia Bạch Mã, nơi có cảnh quan được so sánh với chốn bồng lai, kết hợp các di tích lịch sử, thiết chế tâm linh hiện hữu, là địa điểm độc đáo để trải nghiệm và khám phá, phù hợp với nhiều loại hình du lịch khác nhau. Đây là dải rừng nguyên sinh duy nhất của Việt Nam nối ngang đất nước từ biển Đông đến biên giới Việt Lào. Lợi thế về văn hoá: Thành phố Huế đang gìn giữ kho tàng văn hóa phong phú, đa dạng, đặc sắc trong dòng chảy văn hóa Việt Nam. Với gần 1000 di tích bao gồm di tích lịch sử cách mạng, di tích tôn giáo, di tích lưu niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thành phố còn là nơi tập trung những di sản văn hóa phi vật thể phong phú và đa dạng, được bảo tồn, khai thác và phát huy. Từ những loại hình nghệ thuật diễn xướng cung đình bác học, nghệ thuật trang trí đến những phong tục tập quán mang đậm những nét riêng của từng vùng đất. Các loại hình múa hát cung đình, lễ nhạc cung đình, tuồng Huế, ca Huế, ca kịch Huế và các làn điệu dân ca, dân nhạc, dân vũ đã và đang tiếp tục được đầu tư sưu tầm, khôi phục, phát huy và phát triển. Có hơn 500 lễ hội bao gồm lễ hội cung đình, lễ hội dân gian truyền thống, lễ hội tôn giáo tồn tại cùng với truyền thống văn hóa lâu đời của mỗi vùng miền. Hiện nay, có hơn 100 lễ hội dân gian, lễ hội truyền thống và hiện đại đã được các địa phương khôi phục và phát huy, bao gồm lễ hội cung đình Huế như lễ tế Đàn Nam Giao, lễ tế Đàn Xã Tắc, lễ Truyền Lô. Các lễ hội văn hóa tín ngưỡng tôn giáo như lễ hội Điện Huệ Nam, lễ hội Quán Thế Âm, đại lễ Phật Đản, lễ hội đua ghe và nhiều lễ hội khác như lễ hội Đền Huyền Trân, Ngày hội Văn hóa, Thể thao, Du lịch đồng bào các dân tộc miền núi thành phố Huế. Ngoài ra UBND thành phố Huế đã phê duyệt Đề án Festival bốn mùa với các chuỗi hoạt động lễ hội trải dài trong năm nhằm tôn vinh quảng bá những nét văn hóa đặc thù của vùng đất, khai thác thế mạnh về danh thắng, du lịch tâm linh, thu hút du khách, phát triển kinh tế - xã hội, để Huế thực sự trở thành Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam. Nhiều làng nghề truyền thống với những sản phẩm kết tinh giá trị văn hóa của một vùng đất đã được bảo tồn, khôi phục và phát huy như: các làng điêu khắc Mỹ Xuyên, gốm Phước Tích, hoa giấy Thanh Tiên, tranh dân gian Làng Sình, tranh thêu cố đô, đan lát Bao La, gót Dã Lê, đúc đồng Phường Đúc, dệt Zèng A Lưới, Huế đã có bao nhiêu chương trình xúc tiến đầu tư nước ngoài cho du lịch ? Theo Quy hoạch, đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; đến năm 2030 là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước. Xác định du lịch là một trong những ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế của thành phố Huế, hàng năm, UBND tỉnh (nay là UBND thành phố Huế) đều ban hành chương trình xúc tiến đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, trong đó thể hiện quan điểm, mục tiêu và định hướng thu hút đầu tư cụ thể của từng lĩnh vực quan trọng, trong đó có du lịch. Trong các dịp tổ chức xúc tiến đầu tư ra nước ngoài, thành phố Huế luôn lồng ghép các chương trình làm việc, tiếp xúc với các doanh nghiệp để đẩy mạnh kết nối nhiều mặt, trong đó có lĩnh vực du lịch.

Câu hỏi của bạn Trương Đình Duy, Phường Hương Sơ:

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đầu tư cho du lịch Đóng góp cho ngân sách địa phương bao nhiêu ? Xin được điểm qua những doanh nghiệp đang rót vốn cho du lịch tại Huế.

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Trần Thị Hoài Trâm:

Đến 31/12/2024, trên địa bàn thành phố có 139 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn đầu tư đăng ký 4,6 tỷ USD. Các doanh nghiệp FDI đã đóng góp lớn cho phát triển kinh tế xã hội của thành phố, cụ thể: năm 2024, khu vực FDI đã đóng góp ngân sách khoảng 4.459 tỷ đồng, tương đương 185,8 triệu USD tăng 11% so với cùng kỳ, một số doanh nghiệp FDI có đóng góp lớn cho ngân sách thành phố như: Công ty TNHH HANESBRANDS Việt Nam - Huế nộp ngân sách 03 triệu USD, Công ty Scavi Huế nộp ngân sách 1,4 triệu USD, đặc biệt, Công ty TNHH Bia Carlberg Việt Nam nộp ngân sách gần 3.600 tỷ đồng, tương đương 156 triệu USD tăng 7%, chiếm hơn 80% tổng thu ngân sách của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố. Một số doanh nghiệp FDI đang đầu tư cho du lịch tại Huế: Tập đoàn Banyan Tree (Singapore) chủ đầu tư dự án Khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng Cô với tổng vốn đầu tư đăng ký 2 tỷ USD; Công ty TNHH Kinh Thành chủ đầu tư dự án La Residence Hotel Spa với tổng vốn đầu tư 6,5 triệu USD; Công ty Cổ phần Quốc tế Minh Viễn chủ đầu tư dự án Khu Du lịch nghỉ dưỡng quốc tế Minh Viễn. Lăng Cô với tổng vốn đầu tư 368 triệu USD; Tập đoàn PSH (Tây Ban Nha) chủ đầu tư dự án Hue Amusement; Beach Park với tổng vốn đầu tư 47 triệu USD.

Câu hỏi của bạn Thùy Trang, Phường Xuân Phú, Thuận Hóa:

Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 không chỉ là cơ hội để phát huy thế mạnh, nâng tầm du lịch Huế, mà còn là động lực để kết nối và phát triển du lịch vùng, qua đó đóng góp cho sự phát triển của ngành du lịch đất nước. Xin hỏi, Thành phố Huế đã có những kế hoạch và chính sách gì để thúc đẩy liên kết vùng trong lĩnh vực du lịch có thể nêu một số sản phẩm nổi bật của liên kết này?

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Trần Thị Hoài Trâm:

Hiện nay, du lịch thành phố Huế đang tham gia các nhóm liên kết phát triển du lịch: 05 địa phương Quảng Bình – Quảng Trị - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam; 07 địa phương: thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh, thành phố miền Trung (Quảng Bình – Quảng Trị - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam); 07 địa phương: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung (Bình Định, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế); 09 địa phương: Quảng Bình – Quảng Trị - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam với các tỉnh khu vực Tây Nguyên (gồm các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai).

Thời gian qua, ngành du lịch Thừa Thiên Huế đã tích cực triển khai các hoạt động liên kết du lịch trong và ngoài nước và đạt được những kết quả nhất định như: Ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch giữa các nhóm liên kết; hàng năm ban hành Kế hoạch thực hiện thỏa thuận liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa các nhóm,... Song song đó, đã phối hợp với các địa phương trong các nhóm liên kết khảo sát các tour, tuyến du lịch phục vụ khách du lịch ở các địa phương. Một số doanh nghiệp du lịch như khách sạn, nhà hàng, điểm đến du lịch ở các địa phương đã tổ chức liên kết tạo ra các tour, tuyến, sản phẩm du lịch mới nhằm giới thiệu đến khách du lịch trong và ngoài nước…Đồng thời, hàng năm Hiệp hội Du lịch của các địa phương phát động các đợt kích cầu du lịch kết nối giữa các địa phương; tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động du lịch ở các địa phương trong vùng sử dụng sản phẩm dịch vụ đảm bảo chất lượng và giá cả cạnh tranh, xây dựng môi trường du lịch an toàn thân thiện, hướng tới phát triển du lịch có trách nhiệm.

Năm 2025, theo Kế hoạch liên kết phát triển du lịch 5 địa phương, ngành du lịch thành phố sẽ tham gia và triển khai các hoạt động liên kết trong công tác quản lý nhà nước, môi trường du lịch; xây dựng, phát triển các sản phẩm liên kết vùng; ; hoạt động liên kết xúc tiến quản bá; Thực hiện các kế hoạch, chương trình của cơ quan Trung Ương.

Hiện nay, thành phố Huế đang triển khai nhiều kế hoạch và chính sách nhằm thúc đẩy các hoạt động liên kết vùng trong lĩnh vực du lịch, cụ thể như sau:

1. Tạo sản phẩm du lịch đặc thù của vùng:

- Du lịch sinh gắn liền với việc bảo vệ môi trường: tour đi thuyền trên đầm phá Tam Giang, tham quan làng cổ Phước Tích, và khám phá rừng ngập mặn;

- Du lịch văn hóa và lịch sử: Liên kết các di sản văn hóa từ Huế, Đà Nẵng đến Hội An, Quảng Nam để tạo thành các sản phẩm du lịch xuyên suốt, giúp du khách có cái nhìn tổng quan về lịch sử và văn hóa miền Trung;

- Du lịch cộng đồng: Các tour du lịch cộng đồng tại các làng quê, nơi du khách có thể trực tiếp trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương.

2. Hợp tác xúc tiến du lịch giữa các tỉnh

Thành phố Huế phối hợp với các địa phương trong nhóm liên kết 5 địa phương thiết lập nhiều chương trình liên kết để thúc đẩy du lịch vùng nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch chung: tuyến du lịch "Kết nối di sản miền Trung" không chỉ giới thiệu Huế mà còn đưa khách tham quan các điểm di tích quan trọng ở các tỉnh liên quan.

3. Đẩy mạnh kết nối giao thông các tỉnh

Thành phố Huế đã tham gia vào các dự án phát triển giao thông kết nối với Đà Nẵng và các tỉnh lân cận như việc mở rộng tuyến đường bộ, tàu hỏa, và thậm chí là dự án cảng biển Lăng Cô, giúp việc di chuyển giữa các tỉnh trở nên thuận tiện hơn.

4. Xúc tiến quảng bá chung

Thành phố Huế đã cùng các địa phương trong các nhóm liên kết tham gia các hội chợ du lịch quốc tế, quảng bá các sản phẩm chung để thu hút lượng khách du lịch quốc tế lớn hơn.

5. Đào tạo nguồn nhân lực du lịch

Thành phố Huế đã hợp tác với các cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế để xây dựng các chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Tập trung vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch: nhân viên phục vụ du lịch, hướng dẫn viên, thuyết minh viên về du lịch sinh thái.

6. Hợp tác giữa khu vực công và tư

Phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch dịch vụ xây dựng phát triển sản phẩm du lịch chuyên đề, quảng bá và cung cấp dịch vụ du lịch phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của khách du lịch.

* Một số sản phẩm du lịch nổi bật từ liên kết này bao gồm:​

1. Hành trình "Kết nối di sản miền Trung": Đây là tuyến tàu hỏa du lịch Huế - Đà Nẵng, kết nối các di sản văn hóa và thiên nhiên của hai địa phương, mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách.

2. Khai thác di tích Hải Vân Quan: Sau thời gian trùng tu, di tích Hải Vân Quan đã được đưa vào khai thác, tạo điểm nhấn mới trong hành trình khám phá di sản miền Trung. ​

3.  Chuyến tàu hơi nước Revolution Express: Sau khi được khôi phục mang đến một trải nghiệm du lịch mới trên cung đường đèo Hải Vân nối giữa Đà Nẵng - Huế.

4. Tuyến du lịch biển kết nối đảo: kết nối Lăng Cô với Sơn Trà và các đảo khác khai thác các tour tuyến liên kết du lịch biển đảo 

5. Sản phẩm du lịch golf giữa Huế và Quảng Bình: mang lại cho du khách trải nghiệm chơi golf tại những sân golf đẳng cấp, cùng với việc tham quan các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của cả hai địa phương.

Câu hỏi của bạn Thùy Trang, Phường Xuân Phú, Thuận Hóa:

Thành phố Huế đã và đang xây dựng Thành phố xanh-sạch-sáng và du lịch thông minh. Xin hỏi, địa phương đã có những giải pháp gì để thúc đẩy phát triển du lịch xanh? Tôi xin gửi các câu hỏi đến Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Huế Nguyễn Thanh Bình. Xin cảm ơn./.

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Trần Thị Hoài Trâm:

Thành phố Huế có một nền tảng vững chắc để phát triển du lịch xanh. Ngoài nét cổ kính của lăng tẩm đền đài, của hệ thống di sản văn hóa đồ sộ còn có cảnh quan thân thiện môi trường ngay giữa lòng đô thị. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn không khí luôn được đảm bảo. Điều này đã phần nào khẳng định được Huế xứng đáng là thành phố xanh của Việt Nam, khẳng định được thương hiệu của một thành phố du lịch xanh hàng đầu cả nước.

Trong thời gian tới, thành phố Huế đã và đang triển khai nhiều giải pháp để du lịch xanh trở thành một trong những sản phẩm du lịch chủ đạo của ngành du lịch thành phố, cụ thể như sau:

Một là Khai thác tài nguyên, phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh phải tuân thủ nguyên tắc: tôn trọng và bảo vệ tài nguyên tự nhiên, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch thân thiện với môi trường; không làm tổn hại đến các giá trị tài nguyên; không phá vỡ cảnh quan và không làm biến tướng, mất đi các giá trị văn hóa truyền thống nguyên bản; không đánh đổi tài nguyên, môi trường với phát triển du lịch bằng mọi giá.

Hai là Ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào việc quản lý phát triển du lịch xanh, chú ý đến quản lý sức chứa của các điểm, khu du lịch, giám sát, điều tiết lượng khách vào các công trình di sản, điều tiết lưu lượng giao thông đến các khu/điểm du lịch; chú trọng đẩy mạnh chất lượng và nhân rộng mô hình hoạt động hiệu quả của các điểm đến du lịch gắn liền với di sản, di tích lễ hội, làng nghề, ẩm thực, nông nghiệp, du lịch cộng đồng.

Ba là Có khảo sát đánh giá các thị trường khách quan tâm đến du lịch xanh, thói quen chi tiêu của khách nhằm xây dựng các sản phẩm dịch vụ xanh có khả năng thu hút các nguồn khách có chất lượng và khả năng thanh toán cao để giảm quá tải, ô nhiễm cho những vùng nhất định trên địa bàn tỉnh.

Bốn là  Các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh cần mở rộng mạng lưới kết nối, hợp tác chặt chẽ với nhau, xây dựng sản phẩm du lịch chuyên nghiệp, thân thiện với môi trường. Nghiên cứu xây dựng, phát triển các tour, sản phẩm du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp nông thôn, du lịch thể thao,… các hoạt động tham quan, khám phá biển đảo, đảm bảo nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử một cách bền vững và chia sẻ lợi ích với cộng đồng

Năm là  Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phát huy danh hiệu về thành phố du lịch sạch ASEAN, khách sạn Xanh ASEAN, Điểm tổ chức MICE bền vững, Sản phẩm du lịch đô thị bền vững đã được cộng đồng ASEAN công nhận để nâng cao nhận thức toàn dân về ý thức bảo vệ môi trường, bảo tồn di sản văn hóa, giữ gìn vệ sinh đường phố; quản lý, xử lý tốt chất thải, nước thải; bảo vệ, gìn giữ không gian xanh; sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường; hạn chế sử dụng túi ni lông và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, tuyệt đối không chế biến và bán các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã./.