Nguyễn Văn Thoại
  

1. Vị trí con đường

- Điểm đầu đường phố: Nguyễn Tư Giản

- Điểm cuối đường phố: Khu QH Bãi Dâu

2. Lịch sử con đường

3. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường

Thoại Ngọc Hầu, tên thật là Nguyễn Văn Thoại hay Nguyễn Văn Thụy (1761 - 1829) là một danh tướng nhà Nguyễn. Ở trấn Vĩnh Thanh, ông sốt sắng lo việc khẩn hoang lập ấp, đào kinh đắp đường, phát triển và bảo vệ vùng đất Tây Nam. Các công trình lớn của ông còn để lại cho đời sau là:

Kênh Thoại Hà: dài hơn 30 km ở núi Sập (Thoại Sơn) vào năm 1818, với khoảng 1.500 nhân công. Vua Gia Long đã cho phép lấy tên ông để đặt cho tên núi, tên kênh.

Kênh Vĩnh Tế: đào theo biên giới Tây Nam nối liền Châu Đốc-Hà Tiên (tức nối sông Châu Đốc ra vịnh Thái Lan). Kênh dài hơn 90 km, huy động đến 80.000 nhân công thực hiện từ năm 1819-1824. Con kênh được đặt tên theo tên vợ chính của ông, phu nhân Châu Thị Tế.

Lộ Núi Sam - Châu Đốc, dài 5 cây số, làm từ năm 1826 đến 1827, huy động gần 4.500 nhân công. Làm xong, ông cho khắc bia "Châu Đốc Tân Lộ Kiều Lương" dựng tại núi Sam năm 1828 để kỷ niệm. Ngày nay, tấm bia không còn, nhưng văn bia văn vẫn còn nằm trong sử sách.

Năm 1823, ông cho lập 5 làng trên bờ kênh Vĩnh Tế là Vĩnh Ngươn, Vĩnh Tế, Vĩnh Điều, Vĩnh Gia, Vĩnh Thông. Những công trình trên được xem là cơ sở để người Việt đặt chủ quyền lâu dài trên vùng đất mới này. Nguyễn Văn Thoại mất vào ngày 6 tháng 6 năm Kỷ Sửu (1829) lúc đang tại chức, thọ 68 tuổi.

Theo bảng tóm lược của Nguyễn Văn Hầu, trong 52 năm công vụ, Nguyễn Văn Thoại (tứcThoại Ngọc Hầu) đã 7 lần sang Xiêm, 2 lượt sang Lào và 11 năm giữ trọng trách bảo hộ Cao Miên.

 Bản in]