1. Vị trí con đường
Thuộc Phường Thuận An
Điểm đầu: Đường Kinh Dương Vương
Điểm cuối: Phòng khám Đa khoa
2. Tiểu sử lịch sử gắn liền với con đường
Luy Lâu, tòa thành cổ Luy Lâu ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Luy Lâu có vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử Việt Nam, là một trong những “mắt xích” quan trọng để hiểu được về thời kỳ Bắc thuộc, cũng như đem lại lát cắt lịch sử - văn hóa nền tảng chứng minh cho sức sống bền bỉ của văn hóa Đông Sơn.
Quận trị Giao Chỉ vẫn đặt tại Luy Lâu. Thành Luy Lâu được khởi đắp từ thời Hán, nhưng tòa thành 2 vòng khép kín (thành ngoài hình chữ nhật, chu vi 1.848m; thành trong hình vuông chu vi 454m) tại xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) còn lại đến ngày nay chủ yếu là dấu vết thời kỳ này. Đây là tòa thành quy mô và kiên cố nhất trong quận. Đô thị Luy Lâu tiếp tục phát triển không chỉ là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, mà còn là trung tâm văn hóa lớn nhất.
Khai quật năm 1986. Thành có hai vòng lũy khép kín: vòng ngoài hình tứ giác, cạnh không đều nhau cao 5-5,5m, bề mặt rộng 7-30m. Vòng trong hình chữ nhật có hình gấp khúc cao 2m. Hào thành chỉ có ở vòng ngoài, mặt hào 5m-40m. Hòa phía Tây là con sông Dâu. Có ba cửa thành: thành Nội, thành Ngoại, phía Đông có một hào thoát nước xuất phát ở góc Tây Nam của thành Nội. Đào bốn hố thám sát phát hiện 10.720 mảnh gạch ngói niên đạo Đông Hán, Tùy Đường cùng với một hố sâu 1,75m, tầng văn hóa dày 1,6m. Hiện vật gồm 3.299 mảnh gạch ngói niên đại Đông-Hán-Lý-Trần. Ngoài ra còn có một số đồ gốm, sứ khác và vết tích một số mộ táng ở vòng thành ngoài.
Năm 1988 đến năm 2001, tiếp tục đào thám sát tòa thành, thu được mảnh khuôn đúc trống đồng Đông Sơn loại H1, nhiều nồi nấu chảy đồng hoặc chì, vàng, cỡ niêu nhỏ và di chỉ cư trú trước hoặc đầu CN. Những phát hiện khảo cổ học này cho biết thêm nhiều ý nghĩa mới về lỵ sở cũ của vùng đất Giao Châu.