Điều chỉnh Quy hoạch nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015, định hướng đến năm 2020
  

(Theo Quyết định của UBND tỉnh số: 621/QĐ-UBND ngày 18/03/2011)

 

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển nuôi trồng thủy sản có hiệu quả cao, ổn định và bền vững trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý các tiềm năng, lợi thế về đất và mặt nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo sinh kế, tăng thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân nông thôn, miền núi.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2015, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 19.516 tấn, trong đó tôm chân trắng đạt 9.316 tấn; tôm sú đạt 2.700 tấn; các loại cua, cá nước lợ, nhuyễn thể,... đạt 2.500 tấn và sản lượng thủy sản nước ngọt đạt 5.000 tấn.

- Đến năm 2020, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 24.116 tấn, trong đó tôm chân trắng đạt 12.116 tấn; tôm sú đạt 3.000 tấn; các loại cua, cá nước lợ, nhuyễn thể,... đạt 3.000 tấn và sản lượng thủy sản nước ngọt đạt 6.000 tấn.

II. NHIỆM VỤ

1. Quy hoạch 30 ha tại vùng cát ven biển huyện Phong Điền để xây dựng nhóm trại sản xuất và dịch vụ cung ứng giống cho vùng nuôi trên cát; củng cố hệ thống trại sản xuất và dịch vụ giống tôm sú tại huyện Phú Vang và huyện Phú Lộc; phát triển mạng lưới ương (gièo) giống tại các xã nuôi trồng thủy sản trọng điểm.

2. Giải tỏa 300 ha ao nuôi hạ triều vùng đầm phá, trong đó vùng Rú Chá (huyện Hương Trà) 10 ha, phá Tam Giang (huyện Quảng Điền, Hương Trà) 90 ha, đầm Sam Chuồn – Thủy Tú (huyện Phú Vang) 80 ha và đầm Cầu Hai (huyện Phú Lộc) 120 ha; giải tỏa 237 ha nuôi chắn và chuyển 308 ha nuôi chắn sáo sang nuôi sinh thái kết hợp phục vụ du lịch.

3. Đầu tư xây dựng 1.064 ha diện tích nuôi tôm chân trắng thâm canh công nghiệp trên vùng cát ven biển, tăng 570 ha, (bình quân tăng 7,95%/năm); ổn định 1.091 ha nuôi chuyên tôm sú bán thâm canh vùng cao triều ven đầm phá; nuôi xen ghép 1.659 ha quảng canh cải tiến vùng hạ triều đầm phá, giảm 423 ha, (bình quân giảm 2,35%/năm); phát triển 2.360 ha diện tích nuôi thủy sản nước ngọt, tăng 525 ha; khai thác sử dụng 1.500 ha mặt nước hồ chứa thủy lợi, thủy điện, hồ tự nhiên để nuôi thủy sản nước ngọt bằng lồng hoặc thả giống theo phương thức quảng canh, quảng canh cải tiến; duy trì nuôi lồng 4000 lồng, trong đó nước lợ vùng đầm phá là 2.000 lồng và nuôi nước ngọt 2.000 lồng.

III. QUY HOẠCH

Tốc độ tăng giảm diện tích nuôi trồng thủy sản thời kỳ 2011 – 2020 toàn tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:

1. Cơ cấu diện tích theo các loại hình nuôi trồng thủy sản

Đơn vị tính: ha

TT

Loại hình nuôi trồng thủy sản

Hiện trạng năm 2010

Quy hoạch năm 2015

Quy hoạch năm 2020

DT đất, mặt nước

Diện tích ao nuôi

DTQH đất, mặt nước

Diện tích ao nuôi

DTQH đất, mặt nước

Diện tích ao nuôi

1

Nuôi trên cát ven biển

494

238

945

487

1.064

592

2

Nuôi bán thâm canh vùng cao triều ven đầm phá

1.091

832

1.091

858

1.091

858

3

Nuôi QCCT vùng hạ triều đầm phá

 

2.082

1.936

1.764

1.836

1.659

4

Nuôi sinh thái vùng hạ triều đầm phá

 

0

308

218

308

218

5

Trồng rong câu tập trung vùng hạ triều đầm phá

 

0

110

 

110

 

6

Nuôi nhuyễn thể

100

 

130

 

150

 

7

Nuôi nước ngọt

 

1.835

 

2.052

 

2.360

8

Nuôi cá lồng (ĐVT: lồng)

 

 

 

 

 

 

 

TĐ: Nuôi cá lồng nước lợ

 

2.060

 

2.000

 

2.000

 

Nuôi cá lồng nước ngọt

 

1.898

 

1.950

 

2.000

2. Cơ cấu diện tích nuôi trồng thủy sản theo địa phương cấp huyện

Huyện, thị xã

Nuôi thâm canh trên cát (ha)

Nuôi BTC cao triều ven đầm phá (ha)

Nuôi QCCT hạ triều đầm phá (ha)

Khoanh nuôi sinh thái, nhuyễn thể (ha)

Trồng rong câu (ha)

Nuôi nước ngọt (ha)

Nuôi lồng (cái)

DTQH

DT ao nuôi

DTQH

DT ao nuôi

DTQH

DT ao nuôi

nước lợ mặn

nước ngọt

Phong Điền

899

494

 

 

16

15

 

 

357

 

410

Quảng Điền

 

 

31

25

538

506

 

 

210

 

815

Hương Trà

 

 

35

28

210

197

 

 

136

550

250

Phú Vang

116

68

720

561

738

627

308

100

319

350

115

Phú Lộc

50

30

305

244

334

314

150

10

344

1.100

210

Hương Thủy

 

 

 

 

 

 

 

 

667

 

180

Nam Đông

 

 

 

 

 

 

 

 

65

 

20

A Lưới

 

 

 

 

 

 

 

 

262

 

 

Tổng cộng:

1.065

592

1.091

858

1.836

1.659

458

110

2.360

2.000

2.000

3. Đối tượng, phương thức nuôi

a) Vùng cát ven biển: Nuôi tôm chân trắng thâm canh công nghiệp.

b) Vùng cao triều của đầm phá: Nuôi chuyên tôm sú bán thâm canh

c) Vùng hạ triều của đầm phá: nuôi tôm sú quảng canh cải tiến xen ghép với các loại cua, cá dìa, cá kình, cá đối, rô phi, ngao (trìa), trồng rong câu,...

d) Nuôi sinh thái, trồng rong câu tập trung kết hợp phục vụ du lịch từ chuyển đổi một số diện tích nuôi chắn sáo vùng đầm Sam Chuồn.

đ) Nuôi nhuyễn thể (vẹm, hàu, ngao, trai ngọc, ốc hương,...) ở các mặt nước đầm Lập An, Hải Phú, gần cửa biển Vinh Hiền, hoặc xung quanh lồng nuôi cá nước lợ (cá hồng, cá mú, cá chẽm, cá vẩu, cá giò,...) vùng cửa biển.

e) Vùng nước ngọt: trắm cỏ, trôi, mè, chép và các loài mới như rô phi đơn tính, cá điêu hồng, cá lóc, chim trắng, thát lát, rô đồng, cá chình, trắm đen, tôm càng xanh, ếch, lươn, baba...

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tổ chức thực hiện quy hoạch

a) Xây dựng hoàn thiện quy chế quản lý quy hoạch nuôi trồng thủy sản và quy chế quản lý các vùng nuôi tập trung; tổ chức công bố các quy chế để các tổ chức, cá nhân, đơn vị, địa phương tuân thủ thực hiện theo quy định của quy chế; tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ thực hiện theo quy hoạch đã được phê duyệt và theo đúng quy chế quản lý vùng nuôi tập trung.

b) Trên cơ sở quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh, các địa phương cấp huyện triển khai rà soát điều chỉnh và bổ sung quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản của địa phương mình; lập các dự án nuôi trồng thủy sản để cụ thể hóa định hướng quy hoạch; ban hành các quy định chi tiết để các địa phương, tổ chức và hộ gia đình nuôi trồng thủy sản thực hiện đúng quy hoạch; tổ chức cắm mốc và giải tỏa các diện tích vi phạm quy hoạch được duyệt.

2. Về cơ chế chính sách: Xây dựng các đề án về chính sách hỗ trợ sản xuất và cung ứng giống tốt, sạch bệnh cho người nuôi; đào tạo và nâng cao năng lực cho lực lượng làm công tác cộng đồng nghề cá; đào tạo và nâng cao nghiệp vụ chuyên ngành thú y thủy sản cho lực lượng thú y viên; xây dựng hệ thống cảnh báo quan trắc môi trường và phòng chống dịch bệnh thủy sản; hỗ trợ người dân khi thực hiện giải tỏa và sắp xếp vùng nuôi chắn sáo, nuôi ao hạ triều và cao triều vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.

3. Về vốn thực hiện

a) Ngân sách Nhà nước: Hỗ trợ đầu tư các công trình cấp nước ngọt cho vùng nuôi tôm trên cát, bãi rác, kênh thoát nước tự nhiên, hệ thống xử lý nước thải tập trung, hệ thống kênh cấp và thoát nước tập trung; hỗ trợ giải toả, sắp xếp để làm thông thoáng luồng lạch, vùng bảo vệ đê đầm phá, các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

b) Các doanh nghiệp, chủ trang trại đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng cho vùng nuôi, cơ sở sản xuất giống.

c) Cá nhân, hộ gia đình: đầu tư xây dựng ao nuôi, hệ thống cấp, thải nước  từ kênh mương cấp, thoát nước cấp II, mua giống, thức ăn, thuốc, hóa chất phòng trừ dịch bệnh và xử lý môi trường ao nuôi.

d) Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có cơ sở nuôi trồng thủy sản tập trung chủ động dành kinh phí đầu tư bảo đảm các điều kiện cho việc áp dụng Quy trình thực hành nuôi tốt (GAP) và chứng chỉ áp dụng các quy trình nuôi tiên tiến, áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.   

Cơ cấu nguồn vốn:

TT

Nội dung

Tổng số (tr.đồng)

Giai đoạn 2011 - 2015

Giai đoạn 2016 - 2020

Ngân sách

Huy động

Ngân sách

Huy động

1

Nuôi trên cát

481.000

42.000

265.000

10.000

164.000

2

Nuôi trồng đầm phá

173.000

40.000

50.000

43.000

40.000

3

Nuôi nước ngọt

55.000

10.000

15.000

10.000

20.000

 

Tổng cộng:

709.000

92.000

330.000

63.000

224.000

 

 Bản in]
Các bài khác
    Trang đầu Trang trước 1 2 3 4 5 Trang kế Trang cuối