Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
  

(Theo Kế hoạch số 169/KH-UBND ngày 19/04/2024 của UBND tỉnh)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Cụ thể hóa các quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp của Đề án; xác định các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan để tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

- Triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao nhằm nâng cao công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành.

2. Yêu cầu

- Việc xây dựng kế hoạch thực hiện phải đảm bảo đầy đủ, cụ thể hoá nội dung, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện.

- Trên cơ sở nhiệm vụ và giải pháp thực hiện, các sở ban ngành, địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch đảm bảo hiệu quả, thiết thực.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Phát triển nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp và nâng cao giá trị cho ngành chế biến gỗ

- Tiếp tục duy trì, phát triển diện tích rừng trồng sản xuất gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn, gắn với chứng chỉ quản lý rừng bền vững trên địa bàn toàn tỉnh, đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra theo Kế hoạch số 126/KH-UBND ngày 27/3/2023 và Kế hoạch số 221/KH-UBND ngày 04/10/2019 của UBND tỉnh; xây dựng kế hoạch phát triển rừng trồng sản xuất gỗ lớn cho giai đoạn 2026-2030.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các chủ rừng tiếp tục tham gia trồng rừng        sản xuất gỗ lớn và chuyển hoá rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn gắn với chứng chỉ quản lý rừng bền vững; đồng thời tổ chức tập huấn, phổ biến các quy định về quản lý rừng bền vững, phát triển rừng trồng gỗ lớn và chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

- Tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp giai đoạn giống lâm nghiệp giai đoạn 2018-2025 và xây dựng Đề án mới cho giai đoạn 2026-2030.

- Xây dựng Đề án phát triển vùng nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản theo chuỗi giá trị giai đoạn 2026-2030; phát triển công nghệ chế biến tinh, chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm gỗ; tận dụng phế phụ phẩm trong chế biến gỗ để sản xuất các sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu; giảm dần tỷ trọng các sản phẩm chế biến thô như sản xuất dăm gỗ xuất khẩu.

- Liên kết thị trường và tạo mối liên kết chuỗi hành trình sản phẩm gỗ rừng trồng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, liên kết giữa chủ rừng và doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để chủ rừng liên kết sản xuất, tiếp cận với thị trường ổn định, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ rừng trồng.

2. Phát triển lâm sản ngoài gỗ, dược liệu

- Nghiên cứu, khảo nghiệm, chọn các loài cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu có năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu, kháng sâu, bệnh hại, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên của từng địa phương.

- Xây dựng và nhân rộng mô hình cây lâm sản ngoài gỗ, dược liệu có giá trị kinh tế cao dưới tán rừng ở một số huyện miền núi có diện tích rừng sản xuất lớn như A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc; nghiên cứu thử nghiệm mô hình trồng tre, luồng, lồ ô trên các lập địa phù hợp để đánh giá hiệu quả và có hướng nhân rộng trên địa bàn tỉnh.

- Phát triển các cơ sở, nhà máy chế biến sản phẩm hàng hóa thương mại gắn kết với các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung theo chuỗi giá trị đáp ứng tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh; đa dạng hóa sản phẩm; xây dựng thương hiệu, phát triển sản phẩm ngành nghề thủ công mỹ nghệ gắn với nguyên liệu từ rừng, xây dựng các sản phẩm OCOP về dược liệu, sản phẩm phù hợp với nét đặc trưng về bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc miền núi.

3. Phát triển các hình thức nông, lâm, ngư kết hợp

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình nông, lâm, ngư kết hợp phù hợp với điều kiện địa phương và nhu cầu, thị hiếu của thị trường.

- Tổ chức hợp tác, liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng bền vững, hiệu quả; phát huy trách nhiệm và khuyến khích sự tham gia quản lý rừng và chia sẻ lợi ích của cộng đồng, bảo đảm hài hòa quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.

4. Phát triển dịch vụ môi trường rừng

- Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ cac-bon rừng để tăng nguồn thu cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Đa dạng hóa và mở rộng nguồn thu từ các loại dịch vụ môi trường rừng phù hợp với quy định của pháp luật, đặc biệt là dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh.

- Tăng cường quản lý, hướng dẫn nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng để đầu tư cho bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên rừng; đảm bảo chia sẻ công bằng lợi ích với cộng đồng người dân địa phương.

5. Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí

- Các chủ rừng có tiềm năng tổ chức triển khai xây dựng và thực hiện Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; đẩy mạnh phát triển các mô hình du lịch sinh thái gắn với các loại hình du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch cộng đồng đối với đồng bào dân tộc, người dân miền núi và người dân sống trong và gần rừng.

- Phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch đặc trưng, đặc sắc gắn với giá trị cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng thể hiện được tính kết nối vùng, liên vùng tạo nên các sản phẩm, hoạt động, thương hiệu du lịch gắn với văn hóa truyền thống địa phương, vùng địa lý.

- Phát triển chiến lược quảng bá, tiếp thị, các kênh truyền thông giới thiệu và phản hồi về các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch nông thôn; sử dụng mạng xã hội và trang thông tin điện tử và tổ chức các sự kiện (hội thảo, hội nghị, hội chợ, triển lãm ảnh,...) để đưa thông tin đến du khách trong và ngoài tỉnh.

(ddính kèm Phụ lục kế hoạch triển khai chi tiết)

III. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN

- Nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thông qua lồng ghép trong các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và các Chương trình, đề án, dự án, kế hoạch khác; nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm (chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên) theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành.

- Nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng và cho thuê môi trường rừng.

- Nguồn xã hội hóa; nguồn vốn tự có, huy động hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đầu tư theo quy định của pháp luật.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương tổ chức chỉ đạo, theo dõi triển khai thực hiện các đề án, dự án, kế hoạch có liên quan đang thực hiện trên địa bàn tỉnh; đồng thời xây dựng mới các đề án, dự án, kế hoạch lâm nghiệp cho giai đoạn 2026-2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

- Tổ chức hướng dẫn, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện, tham mưu báo cáo UBND tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện định kỳ 5 năm và khi kết thúc giai đoạn thực hiện Đề án tại địa phương.

- Thường xuyên đôn đốc, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch, đề xuất những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện Kế hoạch, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh lồng ghép các nguồn vốn đầu tư phát triển để thực hiện Kế hoạch theo Luật Đầu tư công và quy định liên quan.

 - Hướng dẫn hồ sơ thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện các dự án, chương trình về phát triển lâm nghiệp.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch.

3. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối, tham mưu bố trí kinh phí và huy động các nguồn vốn hp pháp khác để thực hiện kế hoạch.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương: đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ rừng; rà soát ranh giới, xử lý các trường hợp chồng lấn diện tích đất đai để bảo đảm sử dụng đất ổn định, lâu dài, đúng mục đích.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch.

5. Sở Công Thương

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển thị trường, quảng bá và xúc tiến thương mại các sản phẩm lâm nghiệp.

- Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm gổ và lâm sản ngoài gỗ khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA)cấp Giấy chứng nhận xuất xứ C/O ưu đãi.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch.

6. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với các ban ngành chức năng liên quan trên địa bàn tỉnh trong việc kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện GACP tại các cơ sở trồng trọt, thu hái, chế biến dược liệu hoạt động trên địa bàn tỉnh có hồ sơ công bố sản xuất dược liệu theo GACP.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, bổ sung danh mục các loài dược liệu có giá trị về y tế và kinh tế để tham mưu UBND tỉnh ban hành bổ sung vào danh mục các loài dược liệu có thể phát triển và tập trung đầu tư trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch.

7. Sở Du lịch

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban, ngành và địa phương tăng cường công tác xúc tiến quảng bá, tổ chức giới thiệu các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và trải nghiệm các loại hình du lịch khác trong rừng đến các công ty lữ hành quốc tế và lữ hành nội địa, tăng cường quảng bá du lịch trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài tỉnh để thu hút khách du lịch.

- Hỗ trợ các địa phương xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch có nguồn gốc từ rừng gắn với nét văn hóa cổ truyền của người dân địa phương.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo các cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở, Trung tâm IOC phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan đơn vị có liên quan tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, truyền thông về phát triển giá trị đa dạng của hệ sinh thái.

9. Ban Dân tộc tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban, ngành, địa phương bố trí lồng ghép các nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các chương trình, đề án, dự án có liên quan.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng biển đảo về phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng nhằm phát triển kinh tế, tăng thu nhập xóa đói giảm nghèo.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch.

10. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh

-  Tuyên truyền, phổ biến các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức nhà nước và các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng các bên liên quan trên địa bàn tỉnh cũng như việc nộp tiền chi trả của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng; hướng dẫn cụ thể cho các chủ rừng việc sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng đúng mục đích, hiệu quả và đúng quy định; xây dựng cơ chế cụ thể trong việc kiểm tra, giám sát tại hiện trường theo từng quý trong năm đối với các chủ rừng.

- Phối hợp chính quyền địa phương, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo đúng quy định pháp luật.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

11. UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò của việc phát triển, quản lý sử dụng bền vững các giá trị của hệ sinh thái rừng đến các tổ chức, cá nhân đang sinh sống trên địa bàn; phổ biến, khuyến khích người dân, các thành phần kinh tế tại địa phương tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

- Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất lâm nghiệp; quản lý chặt chẽ tình hình sử dụng rừng và đất lâm nghiệp đảm bảo thống nhất, đồng bộ quy định của pháp luật về đất đai và lâm nghiệp.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; trong đó chú trọng các hoạt động khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, làm giàu rừng, trồng rừng gỗ lớn gắn với chứng chỉ quản lý rừng bền vững, trồng cây bản địa bao ngạn rừng trồng keo, trồng dược liệu dưới tán rừng, nhân rộng các mô hình nông lâm kết hợp có hiệu quả.

- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển rừng bền vững;

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch.

12. Các cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở

Phối hợp với các cơ quan đơn vị có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, xây dựng và phát các bản tin, phóng sự, chương trình phát thanh, truyền hình chuyên đề về phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng./.

Phụ lục

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐA DỤNG CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

TT

Nhiệm vụ trọng tâm

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

Kết quả

I

Phát triển nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp và nâng cao giá trị cho ngành chế biến gỗ

 

 

 

 

1

Tiếp tục duy trì, phát triển diện tích rừng trồng sản xuất gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn, gắn với chứng chỉ quản lý rừng bền vững

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, địa phương

Hàng năm

Diện tích thực hiện đảm bảo kế hoạch được phê duyệt đến hết năm 2025

2

Xây dựng kế hoạch phát triển rừng trồng sản xuất gỗ lớn giai đoạn 2026-2030

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, địa phương

2025

Kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt

3

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các chủ rừng tiếp tục tham gia trồng rừng sản xuất gỗ lớn và chuyển hoá rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn gắn với chứng chỉ quản lý rừng bền vững

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, địa phương

Hàng năm

Bản tin, các cuộc họp, tập huấn…

4

Xây dựng Đề án nâng cao chất lượng giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2026-2030

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, địa phương

2025

Đề án được UBND tỉnh phê duyệt

5

Xây dựng Đề án phát triển vùng nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản theo chuỗi giá trị giai đoạn 2026-2030

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, địa phương

2025

Đề án Đề án được UBND tỉnh phê duyệt

II

Phát triển lâm sản ngoài gỗ, dược liệu

 

 

 

 

1

Nghiên cứu, khảo nghiệm, chọn các loài cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, địa phương

Hàng năm

Đề tài nghiên cứu từ các tổ chức, cá nhân có liên quan

2

Xây dựng và nhân rộng mô hình dược liệu dưới tán rừng

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, địa phương

Hàng năm

Các mô hình được thực hiện và nhân rộng trên địa bàn tỉnh

3

Phát triển các cơ sở chế biến lâm sản ngoài gỗ, dược liệu

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, địa phương

Hàng năm

Các cơ sở chế biến được hình thành, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn tỉnh

III

Phát triển các hình thức nông, lâm, ngư kết hợp

 

 

 

 

1

Xây dựng và nhân rộng mô hình nông lâm ngư kết hợp có hiệu quả

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, địa phương

Hàng năm

Các mô hình được thực hiện và nhân rộng trên địa bàn tỉnh

2

Tổ chức hợp tác, liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng bền vững, hiệu quả

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, địa phương

Hàng năm

Các mô hình hợp tác, liên kết được hình thành và đi vào hoạt động đảm bảo hiệu quả

IV

Phát triển dịch vụ môi trường rừng

 

 

 

 

1

Đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ các-bon rừng trên địa bàn tỉnh

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, địa phương

2024-2025

Đề án được UBND tỉnh phê duyệt

2

Phát triển dịch vụ môi trường rừng

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng

Sở Nông nghiệp và PTNT cùng các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan

Hàng năm

Đa dạng các dịch vụ môi trường rừng được triển khai thực hiện

3

Tăng cường quản lý, hướng dẫn nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu dịch vụ môi trường rừng

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng

Sở Nông nghiệp và PTNT cùng các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan

Hàng năm

Văn bản hướng dẫn triển khai, tài liệu tập huấn…

V

Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí

 

 

 

 

1

Đề án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của các chủ rừng

Các chủ rừng

Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở, ban, ngành, địa phương liên quan

2024-2030

Đề án được UBND tỉnh phê duyệt cho một số chủ rừng tiềm năng về du lịch sinh thái

2

Phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch đặc trưng, đặc sắc

UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế

Các sở, ban, ngành, địa phương

Hàng năm

Các loại hình, sản phẩm du lịch được hình thành và phát triển bền vững

3

Phát triển chiến lược quảng bá, tiếp thị, các kênh truyền thông giới thiệu và phản hồi về các hoạt động du lịch sinh thái

Sở Thông tin và truyền thông

Các sở, ban, ngành, địa phương

Hàng năm

Hội nghị, hội thảo, phóng, sự, tờ rơi…

 

thuathienhue.gov.vn
 Bản in]
Các bài khác
    Trang đầu Trang trước 1 2 3 4 5 Trang kế Trang cuối