Tố Hữu
  

1. Vị trí con đường:

Thuộc khu quy hoạch Hùng Vương - Kiểm Huệ - Bà Triệu

- Điểm đầu: Ngã tư Tôn Đức Thắng

- Điểm cuối: Giáp sông Phát Lát

2. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường

        

Tố Hữu (1920 – 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành, quê xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tham gia hoạt động cách mạng năm 1936. Năm 1937 gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1938 được cử vào Thành ủy Huế, phụ trách tuyên truyền và thanh vận. Năm 1939 bị thực dân Pháp bắt giam. Năm 1942 ông vượt ngục về Thanh Hóa tiếp tục hoạt động xây dựng cơ sở ở các tỉnh Bắc Trung bộ. Năm 1945 làm chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa Thừa Thiên Huế, phó Bí thư Xứ ủy Trung bộ.

Sau năm 1945, Tố Hữu được Đảng phân công trực tiếp lãnh đạo phong trào văn hóa nghệ thuật. Từ 1951 đến 1975 được bầu vào Ban chấp hành TW Đảng và Ban Bí thư, làm Trưởng ban Tuyên huấn, Trưởng ban Khoa giáo và Trưởng ban Thống nhất TW. Từ 1976 - 1986 lần lượt giữ nhiều cương vị lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước. Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư TW Đảng, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Bộ trưởng.

Tố Hữu là nhà lãnh đạo cách mạng lão thành, người chiến sĩ cộng sản trung kiên đã cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, nhà văn hóa tài năng, nhà thơ lớn của dân tộc, có công khai sáng, dẫn dắt và là ngọn cờ đầu của nền văn học cách mạng Việt Nam. Ông là người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên Huế, đã góp phần quan trọng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa cướp chính chính quyền. Tháng 8/1945 tại Huế và thường xuyên quan tâm theo dõi chỉ đạo các phong trào cách mạng của tỉnh nhà.

 


Một góc đường Tố Hữu

 Bản in]

Du lịch

Dịch vụ

Thư viện ảnh