Quy định kỹ thuật điều tra, khảo sát hải văn, môi trường vùng ven bờ và hải đảo
  

Ngày 12/12/2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 31/2024/TT-BTNMT quy định kỹ thuật điều tra, khảo sát hải văn, môi trường vùng ven bờ và hải đảo.

1. Yêu cầu chung với công tác điều tra, khảo sát khí tượng biển bao gồm:

- Vị trí quan trắc và đặt máy phải ở nơi thoáng, vị trí cao nhất của tàu, không bị ảnh hưởng của các vật chắn xung quanh;

- Quan trắc viên ca sau phải kiểm tra, ghi vào sổ giao ca công viêc của ca trực trước;

- Công tác bàn giao ca phải được tiến hành trước 15 phút đầu giờ tròn;

- Đối với trạm mặt rộng: Khi tàu đến điểm khảo sát, tàu dừng hẳn và ổn định mới tiến hành đo đạc các yếu tố theo bảng số 01 Thông tư 31/2024/TT-BTNMT;…

2. Công tác điều tra, khảo sát đo sâu đáy biển như sau:

- Tàu đo được dẫn đường theo vị trí đầu biến âm máy đo sâu, trong quá trình đo không được chạy lệch đường quá 1 mm theo tỷ lệ bản đồ, tốc độ tàu chạy tối đa là 8 km/giờ;

- Khi tàu quay đầu để vào đường chạy tiếp theo phải giảm tốc độ và đảm bảo đủ thời gian cho máy cải chính sóng không còn ảnh hưởng bởi gia tốc ngang;

- Số liệu định vị, độ sâu, la bàn, ảnh hưởng của sóng được phần mềm ghi liên tục suốt tuyến đo, tuyến kiểm tra;

- Việc đánh dấu điểm đo được thực hiện bắt đầu từ đầu đường đo, khoảng cách giữa 2 điểm kế nhau tuân thủ theo quy định hiện hành đối với từng tỷ lệ bản đồ chuyên đề tương ứng như của thành lập bản đồ địa hình đáy biển;…

Thông tư có hiệu lực từ ngày 27/01/2025.

thuathienhue.gov.vn
 Bản in]