Chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học - Năm 2011 - 2013

Tên đề tài, dự án:
Nghiên cứu hàm lượng, chất lượng, tác dụng dược lý và xây dựng quy trình sản xuất glucomannan trong củ Nưa trồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế (đã nghiệm thu)

- Mã số: 2011-006

- Cấp: Thành phố

- Lĩnh vực: Khoa học Y Dược

- Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Y Dược Huế

- Chủ nhiệm đề tài:

- Thành viên tham gia chính:

Mục tiêu định hướng:

- Đề tài: Nghiên cứu hàm lượng, chất lượng, tác dụng dược lý và xây dựng quy trình sản xuất glucomannan trong củ Nưa – Amorphophallus sp. (họ Ráy – Araceae) trồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế

- Cấp quản lý: cấp tỉnh

- Lĩnh vực: Y tế

- Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Y dược Huế

- Mục tiêu định hướng:

+ Đánh giá được hàm lượng, chất lượng và tác dụng dược lý của glucomannan trong củ Nưa.

+ Quy trình sản xuất bột glucomannan ở quy mô pilot.

- Sản phẩm dự kiến:

+ Tiêu chuẩn chất lượng cơ sở của glucomannan sản xuất từ củ Nưa trồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế;

+ Mẫu sản phẩm glucomannan;

+ Báo cáo khoa học (bao gồm hàm lượng, chất lượng, tác dụng dược lý và quy trình sản xuất);

+ Ít nhất một bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành.

- Thời gian thực hiện: 2011-2013.

- Kết quả: Đã nghiệm thu (ngày 21/02/2014).

Kết quả:

Đề tài do Trường Đại học Y Dược Huế chủ trì và PGS, TS Trần Thị Hoài làm chủ nhiệm được thực hiện với mục tiêu đánh giá được hàm lượng, chất lượng và tác dụng dược lý của glucomannan trong củ nưa, qua đó xây dựng quy trình sản xuất bột glucomannan ở quy mô pilot.

Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm tác giả đã nghiên cứu điều kiện sinh trưởng và tình hình sản xuất nưa ở Thừa Thiên Huế; tách chiết, xác định hàm lượng và chất lượng của glucomannan từ củ nưa; nghiên cứu tác dụng dược lý của glucomannan; xây dựng quy trình sản xuất bột glucomannan ở quy mô pilot đạt chất lượng thương phẩm từ củ nưa.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài loài nưa chuông Amorphophallus paeoniifolius-Araceae và bột glucomannan tách chiết từ củ của loài nưa này, trồng ở xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua các kết quả nghiên cứu đã xác định được các đặc điểm sinh học, các chỉ tiêu sinh trưởng, điều kiện sinh thái và quy mô trồng trọt của loài nưa hiện có tại Thừa Thiên Huế. Xã Quảng thọ hiện nay có gần 10ha nưa được trồng trong vụ đông, đem lại thu nhập 5-7 triệu đồng/sào/vụ, binh quân mỗi hecta nưa thu nhập trên 100 triệu đồng/vụ. Một đặc điểm nữa là do thời gian sinh trưởng của cây nưa khá ngắn và trồng trái vụ nên diện tích đất này thường được người dân đưa vào sản xuất các loại cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích canh tác.

Nưa được thu mua tại thời điểm sau thu hoạch (tháng 11 và 12 năm 2012), dùng dao cắt bỏ phần thân sát gốc, củ được làm sạch đất cát tạm thời, rồi sau đó xếp vào nơi khô ráo, thoáng mát ở trên giá cao để bảo quản.

Đề tài đã thực hiện các thí nghiệm để làm sáng tỏ thành phần hóa học, tính chất của glucomannan, theo đó sản phẩm bột glucomannan thu được có dạng hạt mịn, trắng, hiệu suất tách chiết đạt tỷ lệ 30,4% trên khối lượng củ nưa khô.

Trong quá trình thực hiện, đề tài đã nghiên cứu tác dụng dược lý của glucomannan, nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết trên chuột bị gây đái tháo đường bằng Streptozocin, nghiên cứu tác dụng hạ cholesterol máu bằng thử nghiệm trên chuột đã gây tăng cholesterol ngoại sinh và thỏ đã gây tăng cholesterol nội sinh, nghiên cứu khả năng chống béo phì theo phương pháp Kobayasshi-xác định lượng mỡ quanh thận, mỡ mào tinh hoàn trên chuột cống trắng.

Với những kết quả nghiên cứu đạt được, đề tài được hội đồng nghiệm thu đánh giá cao và xếp loại xuất sắc. Qua đó, nhóm thực hiện đề tài đã kiến nghị cho tiếp tục nghiên cứu, thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm glucomannan ở quy mô công nghiệp và xây dựng phát triển vùng nguyên liệu; tiếp tục các nghiên cứu hoàn thiện hồ sơ thử nghiệm dược lý lâm sàng trong định hướng chuyển giao kết quả  nghiên cứu cho các công ty sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng nhằm ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn đời sống.

Kinh phí đề tài:
Thời gian thực hiện:    2011 - 2013
  Bản in]