Hoàng Xuân Hãn
  

1. Vị trí con đường

- Điểm đầu đường phố: Đường số 2 KQH Bãi Dâu

- Điểm cuối đường phố: Chi Lăng nối dài

2. Lịch sử con đường

3. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường

Hoàng Xuân Hãn sinh năm 1908, quê làng Yên Hồ, huyện La Sơn, nay là xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Thuở nhỏ ông học chữ Hán và chữ Quốc ngữ tại nhà.

Năm 1926, ông đậu bằng Thành Chung, rồi ra Hà Nội học trung học ở trường Bưởi. Sau đó một năm, theo thiên hướng, ông lại chuyển sang học chuyên Toán ở Lycée Albert Sarraut.

Năm 1928, ông đỗ thủ khoa kỳ thi tú tài toàn phần và được nhận học bổng của chính phủ Đông Dương sang Pháp học dự bị để thi vào các trường lớn.

Năm 1930, ông đỗ vào trường École normale supérieure và Trường Bách khoa <st1:city w:st="on"><st1:place w:st="on">Paris. Ông chọn học trường Bách Khoa. Trong thời gian này ông bắt đầu soạn cuốn Danh từ khoa học.

Năm 1932-1934: Ông vào học École Nationale des Ponts et Chaussées (Truờng Cầu đường <st1:city w:st="on"><st1:place w:st="on">Paris).

Năm 1934: Trở về Việt Nam, 4 tháng sau đó sang Pháp. Trên chuyến tầu, gặp cô sinh viên Nguyễn Thị Bính sang Pháp học dược khoa.

Từ năm 1934 đến năm 1936 trở lại Pháp; đậu cử nhân toán 1935, và thạc sĩ toán 1936 tại khoa Toán trường Đại học Sorbonne (Licence des Sciences mathématiques Sorbonne).

Năm 1936: Kết hôn với cô Nguyễn Thị Bính (sinh ngày 6/10/1911 tại Hà Nội) sau này trở thành dược sĩ.

Từ năm 1936 đến năm 1939, ông trở về Việt Nam dạy các lớp đệ nhất ban toán trường Bưởi (nay là trường Chu Văn An). Trong thời gian này ông hoàn tất cuốn Danh từ Khoa học.

Từ năm 1939 đến năm 1944, vì chiến tranh trường Bưởi phải rời vào Thanh Hóa. Tại đây, ông tìm thấy những tư liệu lịch sử về La Sơn Phu Tử và vua Quang Trung và những tấm bia nói về sự nghiệp của Lý Thường Kiệt.

Năm 1942, ông cho xuất bản Danh từ khoa học.

Năm 1943, Đại học Khoa học được thành lập tại Hà Nội. Hoàng Xuân Hãn được mời dạy môn cơ học.

Tháng 4 năm 1945, vua Bảo Đại mời ông vào Huế để tham khảo ý kiền về việc thành lập chính phủ độc lập đầu tiên của Việt Nam.

Ngày 17 tháng 4 năm 1945, ông tham dự nội các Trần Trọng Kim với chức vụ Bộ trưởng Giáo dục - Mỹ thuật.

Từ ngày 20 tháng 4 đến ngày 20 tháng 6 năm 1945, với chức bộ trưởng, ông đã thiết lập và ban hành chương trình giáo dục bằng chữ Quốc ngữ ở các trường học. Áp dụng việc học và thi Tú Tài bằng tiếng Việt, dùng tiếng Việt trong những công văn chính thức. Chính phủ Trần Trọng Kim tại chức được 4 tháng.

Sau ngày chính phủ Trần Trọng Kim từ nhiệm, ông trở về dạy và viết sách toán bằng tiếng Việt, cùng cứu vãn những sách cũ, sách cổ bị đưa bán làm giấy lộn khắp đường phố Hà Nội.

Năm 1945, ông bắt đầu nghiên cứu truyện Kiều.

Từ 16 tháng 4 đến 12 tháng 5 năm 1946: tham dự Hội nghị Đà Lạt.

1949: ông xuất bản Lý Thường Kiệt.

Ông sang <st1:city w:st="on"><st1:place w:st="on">Paris năm 1951 và ở luôn bên Pháp. Trong thời kỳ 1951-1954 ông đã giúp Thư viện Quốc gia Pháp và các thư viện Dòng Tên ở Ý và Tòa Thánh <st1:place w:st="on">Vatican làm thư mục về sách Việt.

Ông vẫn tiếp tục công việc nghiên cứu, viết các bài gửi các báo Sử Địa (Sài Gòn, 1966-1974), tập san Khoa học - Xã hội (Paris, 1976-1987), Đoàn Kết (Paris, 1976-1981), Diễn Đàn (Paris 1991-1994).

Năm 1952: ông xuất bản La Sơn Phu Tử.

Năm 1953: ông xuất bản Chinh Phụ Ngâm Bị Khảo.

Năm 1954 sang Hội nghị Genève mong mỏi một giải pháp hòa bình: một chính phủ miền Nam có thể cộng tác với chính phủ miền Bắc để thực hiện việc thống nhất đất nước.

Ngày 21 tháng 7 năm 1992, ông thành lập tại Pháp một hội văn hóa có tên là Hội Văn hóa Giáo dục Cam Tuyền do ông làm chủ tịch. Hội có tôn chỉ và mục đích bảo vệ và phát huy văn hóa, giáo dục; nhất là bảo tồn văn hóa cổ Việt Nam tại Pháp và ở các quốc gia Tây phương.

Ngoài ra, tại Paris ông đã hoàn tất công trình lớn về Đoạn trường tân thanh có tên "Nghiên cứu về Kiều" từ hơn 50 năm nay.

Ông mất lúc 7 giờ 45 ngày 10 tháng 3 năm 1996 tại bệnh viện Orsay, Paris. Thi hài ông được hỏa táng chiều ngày 14 tháng 3 năm 1996 tại nghĩa trang L'Orme des Moineaux, Les Ulis, Pháp.

Giáo sư Hoàng Xuân Hãn được Nhà nước Việt Nam tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Cụm công trình Lịch sử và Lịch Việt Nam: 1.Lý Thường Kiệt; 2. La Sơn Phu Tử; 3.Lịch và Lịch Việt Nam.

 Bản in]