Phạm Tu
  
Cập nhật:26/12/2024 12:00:00 SA

1. Vị trí con đường:

Thuộc khu quy hoạch Hương Long (phường Hương Long)

Điểm đầu: đường Lý Nam Đế

Điểm cuối: đường Nguyễn Phúc <st1:place w:st="on">Chu

2. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường:

Phạm Tu (476 – 545):  Danh tướng, công thần thời tiền Lý, biệt hiệu là Cảm Ứng cư sĩ, quê tại Trang Quang Liệt, nay là xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội. Thân sinh là Phạm Thiều, mẹ là bà Lý Thị Trạch. Từ nhỏ, ông đã là một trang thiếu niên phương phi, tuấn tú; chăm đọc sách, học giỏi, đàn hát hay..Lớn lên lại năng luyện võ nghệ, là một đô vật nổi tiếng, nên thường được gọi là Đô Tu. Ông thường khuyên dân hãy Cửu niên tam tích (nhiều năm tích trữ lương thực, quần áo, vũ khí…để chờ thời cơ đánh đuổi ngoại xâm giành lại non sông). Năm 541, hưởng ứng lời kêu gọi của Lý Bí, ông chủ động tập hợp trai tráng trong vùng, lập thành một đội quân mạnh, đánh chiếm thành Long Biên, thủ phủ của chính quyền đô hộ. Khi quân Lâm Ấp ở phía Nam nước ta, lợi dụng tình thế tràn sang cướp bóc, Lý Bí đã cử ông đem quân vào đánh dẹp, giải phóng Cửu Đức (vùng Hà Tĩnh ngày nay). Năm 544, khi nhà nước Vạn Xuân ra đời, ông được vua Lý Nam Đế cử làm Tả tướng. Khoảng cuối năm 545, nhà Lương đem quân xâm lược nước ta, Phạm Tu đã huy động và trực tiếp chỉ huy tới ba vạn dân binh dàn trận chống cự. Trong cuộc kháng chiến không cân sức này, Phạm Tu đã anh dũng hy sinh giữa trận tiền bên cửa sông Tô Lịch. Sau khi ông mất, vua Lý Nam Đế vô cùng thương tiếc, truy phong tước Long Biên Hầu, thuỵ là Đô Hồ. Nhân dân Thanh Liệt phong ông làm Thần thành hoàng. Các triều đại sau từ Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Tây Sơn, Nguyễn đều sắc phong ông làm Thượng Đẳng Thần. Hiện nay, con cháu họ Phạm cả nước, đã nhất trí tôn phong Phạm Tu làm Thượng thuỷ tổ họ Phạm Việt Nam.

 Bản in]
Các bài khác
    Trang đầu Trang trước 1 2 3 4 5 Trang kế Trang cuối