Đặng Trần Côn
  

1. Vị trí con đường

Đường Đặng Trần Côn nằm trên địa bàn phường Thuận Hòa, thuộc khu vực Thành Nội, khởi đầu từ đường Lê Huân đến đường Trần Nguyên Đán, dài 383m. Đường lưu thông hai chiều.

2. Lịch sử con đường

Đường được hình thành vào khoảng giữa thế kỷ 19, nguyên cạnh đường này có đặt cơ quan cấp dưỡng (Lý thiện) của triều đình Huế. Trước 1945 đường mang tên Lý Thiện, trước 1976 là đường Trần Bình Trọng. Tháng 1/1977, UBND tỉnh Bình Trị Thiên ra quyết định đổi, đặt lại tên mới là đường Đặng Trần Côn.

3. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường

Đặng Trần Côn (? - Tân Mùi 1751) Danh sĩ đời vua Lê ý Tông, quê ở làng Nhân Mục (tục gọi là làng Mọc) huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Ông thông minh, hiếu học, gặp lúc chúa Trịnh Giang cấm nhân dân Thăng Long không được đốt đèn sáng, hoặc đốt lửa ban đêm, ông phải đào hầm sâu dưới đất thắp đèn mà học. Sau ông thi đỗ Hương cống, được bổ làm Phủ học Huấn đạo rồi thăng chức Tri huyện Thanh Oai, thăng Chiếu kháng Ngự sử đài. Chẳng bao lâu ông bị bệnh mà mất, khi chưa đến 40 tuổi. Ông là tác giả cuốn Chinh Phụ Ngâm nổi tiếng được viết vào khoảng từ năm 1742 đến 1748. Ngoài ra ông còn có nhiều tác phẩm khác như: Tiêu tương bát cảnh, Bích câu kỳ ngộ và một số bài theo thể phú, được giới trí thức đương thời khen nức tiếng. Vườn thực nghiệm công trình nghiên cứu Con xén tóc hại cây Sapotieer (Sapôchê - hồng xiêm) của nhà làm vườn Ngô Tuệ, Sắc tứ Phước Diên tự, Trường THPT bán công Đặng Trần Côn nằm trên đường này.

 Bản in]
Các bài khác
    Trang đầu Trang trước 1 2 3 4 5 Trang kế Trang cuối