• Giới thiệu Thành phố Huế
  • Số liệu Kinh tế - Xã hội
  • Thành phố Huế

Giải trình ý kiến cử tri

Trả lời kiến nghị cử tri tại Kỳ họp thứ 10 - HĐND tỉnh khóa VII

Cử tri Thành phố Huế: Đề nghị tỉnh quan tâm chỉ đạo xử lý tình trạng tắc dòng chảy ở đầu nguồn sông Bạch Yến (thuộc địa phận phường Hương Hồ). Sông không chảy gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng trên dòng sông Bạch Yến. Vấn đề này cũng đã được phản ảnh nhiều lần qua các kỳ tiếp xúc nhưng vẫn chưa được giải quyết. 06/12/2020

Trả lời:

Về vấn đề môi trường, hằng năm UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành quan trắc hiện trạng môi trường đối với các thành phần như: nước mặt, nước biển, không khí, tiếng ồn, vi khí hậu... Trong đó, có vị trí quan trắc chất lượng nước mặt tại sông Bạch Yến, cụ thể là tại cầu Bạch Yến. Qua kết quả quan trắc chất lượng hằng năm và số liệu mới nhất là đợt quan trắc Quý I (01 mẫu) và Quý II (02 mẫu) của năm 2020 cho thấy các thông số đo đạc, phân tích tại đây hầu hết nằm trong quy chuẩn cho phép khi đối chiếu theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (Cột B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp), do nước sông Bạch Yến không dùng để cung cấp nước sinh hoạt.

Tại kết quả quan trắc chất lượng nước sông Bạch Yến Quý I/2020 có thông số Nitrit (NO2--N) vượt so với quy chuẩn nhưng không đáng kể (0,157 mg/l so với 0,05 mg/l). Kết quả quan trắc chất lượng nước sông Bạch Yến Quý II/2020 có thông số Amoni (NH4--N) vượt so với quy chuẩn (1,35 mg/l so với 0,9 mg/l), thông số  Nitrit (NO2--N) vượt so với quy chuẩn (0,065 mg/l so với 0,05 mg/l) và thông số Coliform vượt so với quy chuẩn (11000 MPN/100ml so với 7500 MPN/100ml). Tuy nhiên, tại đợt quan trắc này các thông số vượt quy chuẩn nhưng không đáng kể và các thông số vượt tại các đợt quan trắc là thông số vô cơ không nguy hại.

Sông Bạch Yến chảy qua địa bàn thành phố Huế và thị xã Hương Trà. Sông Bạch Yến là sông đào, chi lưu của sông Hương nhiều năm không được nạo vét nên dẫn đến thay đổi chế độ dòng chảy, dòng chảy yếu, điều này lại là nguyên nhân dẫn đến tăng tốc độ bồi lắng mỗi khi có nguồn nước lũ từ sông Hương đổ vào sông Bạch Yến. Ngoài ra, hàng ngày Sông Bạch Yến nhận một lượng không nhỏ nước thải sinh hoạt của các khu dân cư sống ven sông, điều này cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng ô nhiễm cục bộ tại một số vị trí tiếp nhận nguồn thải sinh hoạt này.

Để giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm cục bộ tại một số vị trí trên sông Bạch Yến, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND thành phố Huế chủ trì, phối hợp cùng UBND thị xã Hương Trà, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu xây dựng dự án nạo vét toàn bộ sông Bạch Yến để khơi thông dòng chảy, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tạo cảnh quan.

Trước mắt, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương cần tăng cường công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn, đặc biệt là tổ chức các đợt truyền thông, thực hiện chiến dịch vớt bèo, làm sạch đẹp dòng sông quê hương.

(Theo Báo cáo số 431/BC-UBND ngày 04/12/2020 của UBND tỉnh)

<< < 1 2 3 4 > >>
<< < 1 2 3 4 > >>