• Giới thiệu Thành phố Huế
  • Số liệu Kinh tế - Xã hội
  • Thành phố Huế

Giải trình ý kiến cử tri

Trả lời kiến nghị của cử tri tại Kỳ họp thứ 6, Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa VIII (Theo báo cáo số 591/BC-UBND ngày 01/12/2023 của UBND tỉnh)

Cử tri huyện A Lưới: Đề nghị sớm triển khai hỗ trợ kinh phí quản lý bảo vệ rừng cộng đồng thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 3, Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020 đã hết hiệu lực (dừng chi trả từ 01/01/2021). 17/01/2024

Trả lời:

UBND tỉnh đã giao dự toán kinh phí thường xuyên do ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu để UBND huyện A Lưới thực hiện các hoạt động thuộc Tiểu dự án 1 với tổng số tiền là 43,977 tỷ đồng (trong đó: năm 2022: 6,531 tỷ đồng; năm 2023: 37,466 tỷ). Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản hướng dẫn cơ quan, địa phương liên quan tiến hành rà soát đối tượng, phạm vi, nội dung thực hiện Tiểu Dự án 1, thuộc Dự án 3 đảm bảo không chồng chéo, trùng lặp với các chương trình, dự án, đề án khác và đúng mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và cơ chế chính sách hiện hành.

Tuy nhiên, ngày 18/5/2023, UBND huyện A Lưới có Tờ trình số 46/TTr- UBND gửi Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế xin điều chuyển nguồn vốn thực hiện Tiểu dự án 1 - Dự án 3: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân thuộc Chương trình 1719 năm 2022 và năm 2023.

Lý do xin điều chuyển phần lớn nguồn vốn thực hiện Tiểu dự án 1 sang thực hiện Tiểu dự án 2 - Dự án 3: hỗ trợ dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế do một số nội dung hỗ trợ khó triển khai thực hiện, cụ thể như sau:

- Hỗ trợ bảo vệ rừng đối với rừng quy hoạch là rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên đã giao cho cộng đồng, hộ gia đình khó triển khai thực hiện do hiện nay phần lớn diện tích giao khoán cho công đồng và người dân đã được hỗ trợ kinh phí dịch vụ môi trường rừng chỉ còn lại diện tích khoảng 3500 ha tại xã Hồng Thủy, Hồng Vân, trung Sơn, Hồng Bắc và Quảng Nhâm chưa được hỗ trợ. Nếu hỗ trợ những diện tích trên thì giải ngân được 1,4 tỷ đồng.

- Hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung. Hoạt động này hiện nay người dân và cộng đồng dân cư không thực hiện, lý do: Nội dung khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung đã triển khai thực hiện theo dự án BCC.

- Đối với diện tích đất được quy hoạch phát triển rừng sản xuất đã giao ổn định, lâu dài cho hộ gia đình được hỗ trợ một lần cho chu kỳ đầu tiên để trồng rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ không thể thực hiện để giải ngân quyết toán trong năm 2023, lý do: căn cứ Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônquy định về các biện pháp lâm sinh; Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn một số nội dung quản lý đầu tư công trình lâm sinh; Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 9 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn một số hoạt động về lâm nghiệp thực hiện chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 thì quá trình thực hiện từ khi khảo sát đo vẽ, thiết kế bản đồ giải thửa đến khi nghiệm thu trồng rừng mất khoảng 18 tháng nên không kịp giải ngân kinh phí trong năm 2023.

- Hỗ trợ trồng rừng phòng hộ đối với diện tích đất được quy hoạch trồng rừng phòng hộ đã giao cho hộ gia đình theo quy định hiện hành. Hiện nay người dân không thực hiện nội dung này, lý do: Nội dung trồng rừng phòng hộ đối với diện tích đất được quy hoạch trồng rừng phòng hộ được giao cho Ban quản lý Rừng phòng hộ A Lưới triển khai thực hiện và thanh toán từ nguồn kinh phí được cấp hàng năm cho Ban quản lý Rừng phòng hộ A Lưới.

- Trợ cấp gạo cho hộ gia đình nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung, trồng rừng sản xuất, phát triển lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng phòng hộ: Hiện nay, UBND huyện đang rà soát các hộ gia đình đảm bảo đủ các tiêu chí theo quy định tại Quyết định số 1727/QĐ-UBND để tiến hành lập thủ tục trợ cấp gạo.

<< < 1 2 3 4 > >>
<< < 1 2 3 4 > >>