Quyết định về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (Theo Quyết định số 2895/QĐ-UBND ngày 11/11/2024 của UBND tỉnh)
  

Điều 1. Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế với các nội dung chủ yếu như sau:

1. Nội dung phương án Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

a) Diện tích, cơ cấu các loại đất: 

- Đất nông nghiệp: 77.453,18 ha;

- Đất phi nông nghiệp: 16.623,13 ha;

- Đất chưa sử dụng: 489,80 ha.

(Chi tiết theo Phụ lục 1 kèm theo)

b) Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất:

- Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp: 2.822,18 ha;

- Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 687,47 ha;

- Chuyển các loại đất khác sang đất chăn nuôi tập trung khi thực hiện các dự án chăn nuôi tập trung quy mô lớn: 48,60 ha;

- Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất phi nông nghiệp: 223,94 ha.

(Chi tiết theo Phụ lục 2 kèm theo)

c) Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng:

- Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng đất nông nghiệp: 617,20 ha;

- Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng đất phi nông nghiệp: 1.587,87 ha.

(Chi tiết theo Phụ lục 3 kèm theo)

Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm về nội dung, số liệu, hệ thống phụ biểu, bàn đồ trình phê duyệt nêu tại Tờ trình nêu trên của Sở Tài nguyên và Môi trường.

2. Định hướng tầm nhìn quy hoạch sử dụng đất huyện Phong Điền đến năm 2050:

Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội một cách đồng bộ từ cấp xã, thị trấn  đồng thời phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Phong Điền, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của huyện, tỉnh, quốc gia đã được Chính phủ phê duyệt; phù hợp với quy hoạch kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành của tỉnh. Đồng thời Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa có tính định hướng cho sự phát triển kinh, tế xã hội vừa có tính dự báo mang tầm chiến lược cho sự phát triển bền vững nhu cầu sử dụng đất đai hợp lý tránh sử dụng thiếu khoa nguồn tài nguyên đất dẫn đến lãng phí và gây ô nhiễm nguồn tài nguyên không tái tạo này. Sau khi huyện Phong Điền trở thành Thị xã tiếp tục phát huy các thế mạnh vốn có để từng bước đưa Phong Điền trở thành đô thị mạnh cửa ngõ phía Bắc của Tỉnh. Để đạt được điều đó, quy hoạch tầm nhìn đến năm 2050 cần phải định hướng như sau:

a) Đất nông nghiệp:

- Đất trồng lúa: Quy hoạch các vùng sản xuất lúa chất lượng cao tập trung quy mô cánh đồng mẫu lớn ở tất cả các xã, thị trấn. Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi mục đích đất lúa nước sang phục vụ cho các mục đích phi nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực.

- Đất trồng cây lâu năm: Khai thác diện tích đất chưa sử dụng tại những vị trí thuận lợi đưa vào trồng cây ăn quả lâu năm đồng thời tiếp tục phát triển diện tích các mô hình cây ăn quả có giá trị cao ở các xã Phong Thu, xã Phong Sơn, xã Phong Mỹ, thị trấn Phong Điền, xã Phong Hòa, xã Phong An, xã Phong Hiền; nếu mô hình có hiệu quả cần mạnh dạng định hướng trồng cây ăn quả trong các trang trại tổng hợp, gia trại và phát triển sang các xã khác trên địa bàn huyện. Khai thác diện tích đất chưa sử dụng tại những vị trí thuận lợi đưa vào trồng cây ăn quả lâu năm.

- Đất lâm nghiệp: Tiếp tục quy hoạch các vị trí rừng phòng hộ ít xung yếu chuyển sang rừng sản xuất ở các xã Phong Mỹ, Phong Xuân, Điền Hòa, Điền Lộc, Phong Chương,… Đồng thời, cũng chuyển các vùng đất rừng sản xuất ở những nơi bị xói mòn, có nguy cơ sạt lỡ sang rừng phòng hộ.

- Đất nuôi trồng thủy sản: Đẩy mạnh mô hình nuôi trồng thủy sản công nghệ cao, nuôi tôm trên cát nhằm hạn chế nguồn nước thải gây ô nhiễm môi trường tại các xã Phong Hải, Điền Hương, Điền Môn, Điền Lộc, Điền Hòa.

- Đất nông nghiệp khác: Trang trại tổng hợp tiếp tục phát triển các vùng Khe Mạ, Phước Thọ, Lưu Hiền Hòa, xã Phong Mỹ; vùng Nhất Phong, Mỹ Phú, xã Phong Chương; Vùng Hưng Long - Thượng Hòa, xã Phong Hiền; ở các xã như Phong Sơn, Phong Xuân, Phong Thu, Điền Môn,….

b) Đất phi nông nghiệp:

- Đất khu công nghiệp: Đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả tỉnh cần mở rộng Khu công nghiệp Phong Điền lên diện tích dự kiến khoảng 1200 ha.

- Đất cụm công nghiệp: Sau khi đầu tư Hạ tầng Cụm công nghiệp Điền Lộc, Điền Lộc 2, Cụm công nghiệp Sơn Xuân Mỹ cần thu hút các đơn vị sản xuất kinh doanh các nhà máy gia công phụ trợ cho Khu công nghiệp Phong Điền.

- Tận dụng tối đa lợi thế của huyện có nhiều ưu đãi từ thiên nhiên để đẩy mạnh thương mại dịch vụ trở thành ngành mũi nhọn của huyện Phong Điền tầm nhìn định hướng phát triển các vùng như: Vùng cửa ngõ phía Bắc, Nước khoáng nóng Thanh Tân, Du lịch biển Điền Lộc, du lịch Phá tam Giang, Khu du lịch lòng hồ thủy điện xã Phong Sơn, khu du lịch Khe Thai xã Phong Sơn, các trung tâm thương mại ở thị trấn, Phong An, Phong Hiền, Phong Thu, Điền Lộc,…

- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: Cần thu hút kêu gọi các cơ sở sản xuất nhỏ lẽ trong các xã vào sản xuất tại các điểm sản xuất kinh doanh tập trung của từng xã.

- Dự kiến khu vực quy hoạch điện năng lượng mặt trời tại Phong Hòa và nhà máy điện khí tại khu vực vùng cát xã Điền Hương và Điền Môn, Trung tâm hóa dầu công nghiệp khu vực Điền Hương và Điền Môn.

- Đất cơ sở y tế: Để Phong Điền trở thành trung tâm y tế lớn thứ 2 của cả tỉnh định hướng phát triển trung tâm y tế công nghệ cao bên cạnh bệnh viện giai đoạn 2030-2050 với diện tích khoảng 100 ha. 

- Phát triển cơ sở hạ tầng các công trình dịch vụ công cộng: Các hệ thống cơ sở hạ tầng dịch vụ xã hội như các tuyến giao thông tầm quốc gia: Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, tuyến đường ven biển, mở rộng QL 1A, và các tuyến hệ thống giao thông huyết mạch: QL49B, QL49C, TL 6, 9, 11, 17,… sẽ được tiếp tục mở rộng theo lộ giới quy định. Tập trung phát triển cảng biển Điền Lộc trở thành một trong cảng biển lớn của tỉnh trong giai đoạn 2030-2050.

- Phát triển đô thị, điểm dân cư nông thôn phải phù hợp yêu cầu gia tăng dân số trong tương lai đồng thời phải phù hợp với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và xu hướng liên kết, hội nhập, bảo đảm sự phát triển cân đối hài hoà giữa đô thị và nông thôn; bảo đảm tính ổn định, phát triển bền vững; xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; coi trọng việc quản lý theo đúng quy hoạch và pháp luật; kết hợp chặt chẽ với việc bảo đảm an ninh, quốc phòng và an toàn xã.

c) Đất chưa sử dụng: Tận dụng tối đa nguồn đất chưa sử dụng, đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp.

3. Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng được xác định theo bản đồ Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (tỷ lệ 1/25.000) và Báo cáo thuyết minh tổng hợp Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của huyện Phong Điền do Uỷ ban nhân dân huyện Phong Điền xác lập ngày 24 tháng 10 năm 2024.

Tập tin đính kèm
STT Tên tập tin Tải về
1 Quyết định về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế(Theo Quyết định số 2895/QĐ-UBND ngày 11/11/2024 của UBND tỉnh) ()
2 Phụ lục đính kèm Quyết định về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế(Theo Quyết định số 2895/QĐ-UBND ngày 11/11/2024 của UBND tỉnh) ()
thuathienhue.gov.vn
 Bản in]
Các bài khác
    Trang đầu Trang trước 1 2 3 Trang kế Trang cuối