Chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học - Năm 2023 - 2023

Tên đề tài, dự án:
Phân vùng nguy cơ, xác định độ rủi ro và xây dựng hệ thống cảnh báo sớm sạt lở đất đá do mưa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

- Mã số:

- Cấp: Thành phố

- Lĩnh vực: Khoa học Kỹ thuật

- Cơ quan chủ trì:

- Chủ nhiệm đề tài:

- Thành viên tham gia chính:

Quyết định phê duyệt
  • 00.00.H57-2623-QD-UBND-2023-PL4_signed.pdf
  • 00.00.H57-2926-QD-UBND-2023-PL1.pdf
Mục tiêu định hướng:

- Xác định được các khu vực trọng điểm có độ rủi ro cao về sạt lở đất đá;  xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ sạt lở đất đá do mưa tỷ lệ 1:10.000;

- Xây dựng được bản đồ phân vùng, đánh giá độ rủi ro do sạt lở đất đá ở các vùng có nguy cơ và độ rủi ro cao, khu vực có dân cư và cơ sở hạ tầng quan trọng tỷ lệ 1:10.000;

- Xây dựng được hệ thống bản đồ cảnh báo sạt lở đất theo yếu tố mưa dựa trên số liệu quan trắc mưa của các trạm đo mưa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cho các vùng trọng điểm có nguy cơ cao tỷ lệ 1:10.000;

- Chương trình quản lý, cảnh báo sớm sạt lở đất đá theo số liệu mưa của các trạm, điểm đo mưa và các nguồn dữ liệu khác trên địa bàn và tích hợp trên hệ thống cảnh báo thiên tai của tỉnh;

- Xây dựng thí điểm một số trạm quan trắc, cảnh báo sớm sạt lở đất đá tại các vị trí có rủi ro cao, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, xã hội tại tỉnh Thừa Thiên Huế và có đủ điều kiện để lắp đặt, hoạt động (sóng điện thoại, đất đai,...).

 

Kết quả:

Sản phẩm dự kiến:

 

- Bản đồ phân vùng nguy cơ sạt lở đất đá do mưa cho các khu vực trọng điểm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế với tỷ lệ 1:10.000 được tích hợp trên GISHue.

- Bộ bản đồ phân vùng, đánh giá độ rủi ro do sạt lở đất đá ở các vùng có nguy cơ cao, khu vực có dân cư và cơ sở hạ tầng quan trọng với tỷ lệ 1:10.000 được tích hợp trên GISHue.

- Hệ thống bản đồ cảnh báo sạt lở đất đá theo yếu tố mưa (lượng mưa, cường độ mưa và thời gian mưa) cho các vùng trọng điểm tỷ lệ 1:10.000;

- Chương trình quản lý bản đồ, cảnh báo sạt lở đất đá do mưa cho các vùng trọng điểm theo thời gian thực dựa trên số liệu mưa (quan trắc, dự báo,...) của các trạm đo mưa và các nguồn dữ liệu khác; dạng WebGIS, tích hợp trên hệ thống cảnh báo thiên tai của tỉnh.

- Các trạm quan trắc, cảnh báo sạt lở đất đá thí điểm được xây dựng tại một số vị trí trọng điểm có độ rủi ro cao, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, xã hội tại tỉnh Thừa Thiên Huế và có đủ điều kiện để lắp đặt, hoạt động (sóng điện thoại, đất đai,...).

- Chương trình quản lý, cảnh báo sớm sạt lở đất và các trạm quan trắc được vận hành thử nghiệm trong mùa mưa lũ năm 2024, 2025 tại Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; có khả năng cập nhật, mở rộng.

- Kế hoạch phòng chống, giảm nhẹ thiên hại do sạt lở đất đá cho các vùng trọng điểm cụ thể, có tính khả thi và phù hợp với đặc thù của địa phương.

- Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài.

- Bài báo khoa học đăng trên Tạp chí chuyên ngành.

- Chuyên mục truyền thông phát trên Đài truyền hình địa phương.

 

Kinh phí đề tài:
Thời gian thực hiện:    2023 - 2023
  Bản in]