Nguyễn Sinh Cung
  

1. Vị trí con đường

Đường Nguyễn Sinh Cung nằm trên địa bàn phường Vĩ Dạ và một phần qua phường Phú Thượng, về phía Nam sông Hương, khởi đầu từ đường Lê Lợi (tiếp giáp Đập Đá), chạy qua ngã tư Ưng Bình - Tuy Lý Vương, qua ngã ba Tùng Thiện Vương, Chợ Mai đến cầu Phú Thượng (giáp quốc lộ 49), dài 2800m. Đường lưu thông hai chiều.

2. Lịch sử con đường

Đường này hình thành từ thế kỷ 18, cùng thời với việc làng cổ Ngọc Anh lập đình cạnh đấy. Từ 1945 trở về trước, người Pháp gọi là đường về Thuận An (Route de Hué à Thuan An). Trước năm 1976 còn thuộc huyện Phú Vang, dân gian thường gọi là đường Vĩ Dạ, đến năm 1981 mới sát nhập vào thành phố. Trước năm 1995 là đường Thuận An. Tháng 5/1996, UBND thành phố Huế ra quyết định đặt tên mới là đường Nguyễn Sinh Cung.

3. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường

Nguyễn Sinh Cung (Canh Dần 1890 - Kỷ Dậu 1969) Nguyễn Sinh Cung, họ tên thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đến năm 1901 mới đặt tên nữa là Nguyễn Tất Thành. Sau này hoạt động cách mạng còn lấy thêm nhiều tên khác: Nguyễn ái Quốc, Lý Thụy, Anh Ba, Chàng Vương, Tống Văn Sơ, Hồ Quang, Vương Sơn Nhi, Thầu Chín. Quê ngoại Nguyễn Sinh Cung ở làng Hoàng Trù (tức làng Chùa), quê nội ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An. Xuất thân trong một gia đình Nho học yêu nước, thân sinh là cụ Nguyễn Sinh Sắc, đỗ Phó bảng năm 1901, nhận chức Thừa biện ở Bộ Lễ tại Huế. Từ năm 1895 đến 1901, Nguyễn Sinh Cung sống chung với cụ Phó bảng tại Thành nội Huế và một thời gian tại làng Dương Nổ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Ngôi nhà nơi gia đình cụ Phó bảng ở, đã trở thành di tích lịch sử cấp quốc gia về giai đoạn niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại huyện Phú Vang và thành phố Huế... Đồn Công an Vĩ Dạ, Khách sạn Sông Hương, Phủ Kiến Tùng Công, Hạnh Phố Từ đường, Phủ Tuy Lý Vương còn gọi là phủ Ba Cửa (con trai thứ 11 của vua Minh Mạng), Tiểu Thảo đình, Phủ từ Phong Quốc Công (con trai thứ 55 của vua Minh Mạng), Trường Tiểu học Vĩ Dạ, Chợ Vĩ Dạ, Chùa Vĩ Dạ, Xưởng vẽ của hoạ sĩ Bửu Chỉ, Nhà thờ Hải Triều Nguyễn Khoa Văn, Nhà thờ Ưng Bình Thúc Giạ Thị, Công ty Bia Huế, Chùa Ba La Mật, Nhà thờ chính của họ Nguyễn Khoa, Nhà thờ Thảo Am Nguyễn Khoa Vi, Phủ từ Định Viễn Quận Vương và rất nhiều phủ thờ, nhà vườn xưa, khách sạn, nhà hàng, di tích miếu mạo lịch sử nằm trên đường này.

www.thuathienhue.gov.vn
 Bản in]
Các bài khác
    Trang đầu Trang trước 1 2 3 4 5 Trang kế Trang cuối