Mang Cá
  

1. Vị trí con đường

Đường Mang Cá nằm trên địa bàn phường Thuận Lộc, thuộc khu vực Tây Linh, Thành Nội, khởi đầu từ đường Lê Trung Đình, chạy qua ngã ba Thái Phiên đến đường Lương Ngọc Quyến, dài 575m. Đường lưu thông hai chiều.

2. Lịch sử con đường

Nguyên là xứ ruộng thấp, sau năm 1960 san lấp xây dựng khu dân cư mới, nhân đấy mà mở đường này. Năm 1970, đặt tên đường Mang Cá (lấy tên thành Mang Cá cạnh đấy) đến nay không thay đổi.

3. Địa danh lịch sử gắn liền với con đường

Mang Cá Là tên gọi dân gian, để chỉ toàn bộ phạm vi tòa thành phụ nằm doi về phía Đông Bắc Kinh thành, được xây bằng đất từ thời Gia Long, vào năm 1805, đặt tên là Thái Bình Đài. Khoảng đầu triều Minh Mạng được xây lại kè bằng gạch; đến 1836, vua Minh Mạng cho đổi Thái Bình Đài thành Trấn Bình Đài. Trong thành phụ này có hai cái hồ nằm theo hình chữ V trông giống như hai cái mang cá nên có tên dân gian như vậy. Nhưng để phân biệt hai khu vực trong thành này, người Huế gọi Trấn Bình Đài là Mang Cá Nhỏ; khu đất phường Thừa Thiên xưa, sau là dinh Quảng Đức rồi phủ đường Thừa Thiên đóng, năm 1886 Nam triều nhường cho Pháp đóng quân và họ đã xây dựng thêm một bức tường thành bằng đá và gạch để ngăn cách phần đất trong Thành nội là Mang Cá Lớn. Gọi Trấn Bình Đài là Mang Cá theo cách ví von của dân gian: Nếu tàu thủy của quân Pháp từ Thuận An bắn phá và chiếm Trấn Bình Đài thì xem như bắt được con cá Kinh thành Huế. Thực dân Pháp nhận rõ vị trí chiến lược xung yếu này cho nên đã chiếm giữ làm khu nhượng địa. Dân gian Huế có câu: "Đồn rằng ông tướng có tài. Cửa Thuận An Tây lấy, Trấn Bình Đài Tây vô". Một sự kiện xảy ra trong đêm 22 rạng sáng 23 tháng 5 năm ất Dậu,1885, Tôn Thất Thuyết cho lính tấn công quân Pháp ở thành Mang Cá, và đã thất bại. Kinh đô thất thủ, vua Hàm Nghi phải xuất cung ra chiến khu, xuống chiếu Cần Vương. Con đường chạy phía Tây của thành phụ này được đặt tên Mang Cá.

Một góc đường Mang Cá

 

 Bản in]
Các bài khác
    Trang đầu Trang trước 1 2 3 4 5 Trang kế Trang cuối