Add Content...

Hàn Thuyên
  

1. Vị trí con đường

Đường Hàn Thuyên nằm trên địa bàn phường Đông Ba, thuộc khu vực Thành Nội, khởi đầu từ đường Đoàn Thị Điểm, chạy qua trước mặt Công ty sách thiết bị trường học Thừa Thiên Huế (nơi đóng Bộ Học cũ), qua ngã tư các đường Đinh Tiên Hoàng, Lê Thánh Tôn, Ngô Đức Kế đến đường Xuân Sáu Tám, dài 648m. Đường lưu thông hai chiều.

2. Lịch sử con đường

Đường này hình thành từ đầu thế kỷ 19, cùng với việc xây dựng Kinh thành. Từ 1955 trở về trước là đường Bộ Học. Qua năm 1956 đổi, đặt lại tên là đường Hàn Thuyên cho đến ngày nay. Sau lễ hội Festival 2000, 2002, một phần của đường này được gọi là "Phố ẩm thực mới".

3. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường

Hàn Thuyên (Tk 13- không rõ năm sinh năm mất). Hàn Thuyên tên thật là Nguyễn Thuyên, quê ở làng Lão Hạ, huyện Thanh Lâm, nay thuộc Nam Sách, tỉnh Hải Dương, (có sách chép ông quê ở làng Vụ Cầu, huyện Hạ Hòa, tỉnh Vĩnh Phúc). Ông đỗ thái học sinh năm 1256, làm quan trải mấy triều vua Trần Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông. Ông là tác giả nhiều bài thơ, trong đó có tập thơ Phi sa giản tập viết bằng chữ Nôm. Thơ ông viết về thiên nhiên cây cỏ, thanh thản mà tao nhã chẳng hạn như bài "Xuân": "Hoa nở, lộc hưởng, xuân lại xuân, Cỏ cây mơn mởn đón đông quân. Bướm ong bay rộn. Trời đang ấm. Mừng mảnh trăng xuân sáng bội phần." Ông được xem như là người đầu tiên đã truyền bá chữ Nôm. Ông nổi tiếng với bài Văn tế cá sấu viết tháng 8 năm 1282, lúc đó ông đưng giữ chức Thượng thư Bộ Hình. Nguyên vì lúc ấy có con cá sấu rất to, cứ luẩn quẩn ở miền ven sông Nhị (sông Phú Lương) và thường quấy phá dân chài trên bến nước. Vua Trần Nhân Tông mới nhớ ra một chuyện xưa bên Tàu, cá sấu cũng quấy phá như vậy, sau Hàn Dũ văn hào đời Đường làm bài văn tế đuổi cá đi nơi khác, vua Trần liền sai Nguyễn Thuyên làm bài văn tế có tính chất thần chú đuổi cá sấu đi, kết quả được như vua mong muốn, dân chài sông nước bình yên. Vua cảm kích và chuẩn y cho ông đổi mang danh Hàn Thuyên (chữ Hàn như họ của Hàn Dũ vậy). Công ty Sách và thiết bị trường học (địa điểm Bộ Học cũ, được thành lập năm Duy Tân thứ nhất - 1907, Thượng thư đầu tiên của Bộ này là ông Cao Xuân Dục), Phế tích Nha môn Khâm Thiên Giám và vị trí đóng trường Y học thời Nguyễn nằm trên đường này.

Góc đường Hàn Thuyên

 

 Bản in]