Tài nguyên nước dưới đất
  

Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế đã xác lập được các đơn vị chứa nước và không chứa nước sau đây:

* Các tầng chứa nước lỗ hổng:

- Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Holocen: Phân bố rộng rãi ở đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế, và được xếp vào các hệ tầng Phú Bài, Phú Vang. Thành phần gồm cát sạn sỏi, cát bột, cát thạch anh hạt mịn. Chiều dày chứa nước 20,4 - 30,6m (các lớp cát) và 11,72 - 24,5m (các lớp cát bột). Lưu lượng nước ở các lỗ khoan 1,76 - 5,66l/s và 2,88 - 7,95l/s. Độ khoáng hoá của nước 0,05 - 0,89g/l. Ở ven cửa sông nước tầng này thường bị nhiễm mặn. Nhân dân thường đào giếng hoặc thi công giếng khoan đường kính nhỏ để lấy nước tầng này phục vụ cho sinh hoạt.

- Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Pleistocen: Đây là tầng chứa nước có ý nghĩa lớn nhất ở Thừa Thiên Huế. Trầm tích Pleistocen thường phân bố ở độ sâu 15 - 50m, chiều dày chứa nước trung bình 15 - 40m, có nơi đạt 145,8 mét (Phong Chương, Phong Điền). Lưu lượng nước ở các lỗ khoan đạt 3,4 - 21,291/s tương đương 300 - l.800m3/ngày. Nước có chất lượng tốt. Độ khoáng hoá 0,11 -0,98g/l. Hiện nay ở Phú Bài đã có những giếng khoan khai thác nước từ tầng này để cấp nước sinh hoạt.

- Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Neogen: Có thành phần là cuội sỏi kết, cát kết, sét kết gắn kết yếu. Chiều dày chứa nước 39 - 117,8m. Lưu lượng nước ở các lỗ khoan 2,86 - 10,72l/s. Chất lượng nước tốt. Ở vùng Thuận An các lỗ khoan nghiên cứu tầng này đã gặp nước khoáng nóng với nhiệt độ 43 - 54°C và độ khoáng hoá 1,73 - 3,66 g/l. Đây là vùng nước khoáng sunfuahyđro có ý nghĩa sử dụng cho tắm ngâm chửa bệnh hô hấp, tim mạch, khớp và ngoài da.

* Các tầng chứa nước khe nứt:

Trầm tích lục nguyên các hệ tầng A Ngo, A Lin, Tân Lâm; trầm tích cacbonat hệ tầng Phong Sơn; trầm tích biến chất hệ tầng Long Đại, A Vương, Núi Vú đều có khả năng chứa nước, song mức độ phong phú khác nhau.

- Các tầng chứa nước rất kém và cách nước:

Các đá xâm nhập: Các đá xâm nhập thường rất rắn chắc, ít nứt nẻ, phân bố ở vùng núi cao nên khả năng tàng trữ nước rất kém, lưu lượng các điểm lộ nước 0,05 - 0,2l/s - rất nghèo nước.

Trầm tích sông biển đầm lầy hệ tầng Phú Xuân: Trong trầm tích hệ tầng Phú Xuân có lớp sét bột dẻo quánh màu đen, sét lẫn ít sạn màu xám đen, với chiều dày 10 - 25m, phân bố ở độ sâu 10 - 30m. Đây là lớp cách nước.

- Trầm tích sông biển đầm lầy hệ tầng Phú Bài: Trong hệ tầng Phú Bài có 2 lớp cách nước, lớp thứ nhất ở đáy tầng với thành phần là sét, sét bột lẫn vỏ sò ốc và vật chất hữu cơ màu xám đen dẻo quánh có chiều dày 2 - 28,7m (trung bình 9 - 20m), lớp thứ hai nằm ở gần mặt đất với thành phần là sét bột lẫn ít cát chứa vật chất hữu cơ màu xám đen, nâu đen dày 2 - 4m.

- Các vùng triển vọng trong khai thác nước dưới đất.

Vùng Phong Điền - Quảng Điền: Tại đây các trầm tích Kainozoi đều có khả năng chứa nước, nhưng tầng có ý nghĩa khai thác tập trung quy mô lớn là các trầm tích Pleistocen. Lưu lượng trung bình các lỗ khoan 10 - 15l/s. Chiều sâu các công trình khai thác khoảng 50 - 80m.

Vùng Phong Sơn: Đối tượng chứa nước ở đây là đá vôi và trầm tích Pleistocen. Có thể khai thác tổng hợp cả hai tầng này. Lưu lượng trung bình của các lỗ khoan có thể đạt 151/s. Chiều sâu các công trình khai thác khoảng 50 - 70m.

Vùng Phú Bài: Tầng chứa nước có ý nghĩa ở đây là trầm tích Pleistocen. Lưu lượng trung bình các lỗ khoan là 201/s. Độ sâu bố trí công trình khoảng 50 - 80m.

Một số vùng khác: Ngoài những nơi có thể bố trí khai thác nước tập trung với quy mô lớn kể trên còn có những vùng khác như Thuỷ Biều, Vinh An, Vinh Xuân, Lộc Điền, A Lưới đều đã có những lỗ khoan thí nghiệm cho lưu lượng nước tốt, có tiền đề để khai thác.

 

Theo Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần Tự nhiên

(Nhà Xuất bản Khoa học xã hội - năm 2005)

 Bản in]
Các bài khác
    Trang đầu Trang trước 1 2 3 4 5 Trang kế Trang cuối