Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
  

(Trích Quyết định số 2011/QĐ-UBND ngày 9/10/2014 của UBND tỉnh)

1.Tên Quy hoạch: Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

2.Quan điểm và mục tiêu quy hoạch

2.1 Quan điểm phát triển

Phát triển VTHKCC bằng xe buýt là nhiệm vụ quan trọng, chiến lược để phát triển giao thông đô thị, nhằm xây dựng Thừa Thiên Huế văn minh, hiện đại, xứng tầm quốc gia, nhà nước phát huy vai trò quản lý hoạt động xe buýt theo đúng quy định của pháp luật.

Phát triển VTHKCC bằng xe buýt phải đảm bảo đồng bộ giữa mạng lưới tuyến với mạng lưới giao thông của địa phương; các tuyến xe buýt kết nối được với nhau và với các phương thức vận tải khách khác trong và ngoài đô thị; đảm bảo thuận tiện cho đi lại của nhân dân;

Phát triển VTHKCC bằng xe buýt theo nguyên tắc cung cấp dẫn đầu, nhằm khuyến khích nhân dân đi lại bằng phương tiện công cộng, tạo ra cơ cấu giao thông hợp lý;

Phát triển VTHKCC bằng xe buýt làm khâu trung tâm để xây dựng một hệ thống vận tải khách hoàn chỉnh, mang tính hiện đại và đồng bộ; phát huy lợi thế so với phương tiện giao thông cá nhân, từng bước thích ứng với sự phát triển giao thông vận tải của địa phương và của cả nước.

Phát triển VTHKCC bằng xe buýt bằng nguồn lực nhà nước là cơ bản, kết hợp với huy động các nguồn lực của các thành phần kinh tế khác theo hướng nhà nước và nhân dân cùng làm, trong đó ngân sách nhà nước đầu tư hạ tầng kỹ thuật xe buýt, có cơ chế chính sách hỗ trợ hoạt động đối với các tuyến được mở mới, tuyến có số lượng người sử dụng xe buýt còn thấp, chưa đủ để kinh doanh có lãi; bảo đảm phát triển bền vững, hiệu quả, thiết thực; khuyến khích sử dụng phương tiện thân thiện với môi trường, phục vụ văn minh.

2.2. Mục tiêu phát triển

Mục tiêu chung:                  

Quy hoạch phát triển VTHKCC bằng xe buýt tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 nhằm xây dựng mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt phù hợp, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, hạn chế sử dụng các phương tiện cá nhân, góp phần giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông, đảm bảo vệ sinh môi trường và văn minh đô thị trên địa bàn tỉnh.

Phấn đấu nâng tỷ lệ người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng bằng xe buýt. Cung cấp dịch vụ thuận lợi, phương tiện giao thông công cộng đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt, văn minh, hiện đại để nhân dân và khách du lịch có thêm phương tiện đi lại thuận lợi.

Xây dựng khung thể chế xã hội hóa dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt làm cơ sở lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ chất lượng cao và tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực VTHKCC đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Mục tiêu cụ thể:

Phấn đấu đến năm 2020, VTHKCC bằng xe buýt đáp ứng khoảng 7- 8% nhu cầu đi lại của dân cư đô thị tỉnh TT.Huế. Đến năm 2030, đáp ứng khoảng 14 - 15% nhu cầu đi lại của dân cư đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế;

Xây dựng mạng lưới tuyến xe buýt hợp lý từ trung tâm thành phố Huế đến trung tâm các huyện; giữa trung tâm các huyện với nhau và kết nối giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với các tỉnh lân cận;

Điều chỉnh mạng lưới tuyến VTHKCC bằng xe buýt hiện tại cho phù hợp với yêu cầu mới của tỉnh, tăng mức độ phủ rộng của mạng lưới tuyến VTHKCC nhằm làm tăng khả năng tiếp cận của người tham gia giao thông với dịch vụ VTHKCC, giảm mức độ trùng tuyến;

Đảm bảo mục tiêu an toàn giao thông trên các tuyến buýt phục vụ nhu cầu giao thông từ trung tâm thành phố tới các vùng kế cận bằng cách chuyển dịch nhu cầu sử dụng xe cá nhân sang đi lại bằng xe buýt công cộng;

Tạo thói quen đi lại bằng xe buýt trong đô thị thông qua cung ứng dẫn đầu;

Góp phần tích cực vào mục tiêu xây dựng thành phố xanh trong tương lại bằng việc khuyến khích giao thông công cộng.

Sử dụng chủng loại phương tiện, trọng tải theo đúng tiêu chuẩn của quy định về vận tải khách công cộng bằng xe buýt; bảo vệ môi trường; nâng cao chất lượng dịch vụ; đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân (kể cả đối với người tàn tật), tạo sự văn minh, lịch sự cho hành khách đi xe và góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông.

3. Quy hoạch phát triển mạng lưới hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

3.1. Quy hoạch phát triển mạng lưới hành khách công cộng bằng xe buýt

a) Tuyến buýt đô thị:

*) Giai đoạn 2014 - 2015:

Tiếp tục khai thác, nâng cao chất lượng dịch vụ tuyến xe buýt hiện có (bến xe phía Nam - Bến xe phía Bắc) nhằm thu hút lượng hành khách cao hơn. Hiện tại, tuyến này đã đi vào ổn định, số lượng hành khách tăng đều.

Tuyến hiện có A1: Bến xe phía Nam - Bến xe phía Bắc

Giữ nguyên lộ trình tuyến Bến xe phía Nam - Bến xe phía Bắc, tăng tần suất lên 54 chuyến/ngày. Đây là tuyến chính, chức năng vận chuyển hành khách trong đô thị Huế.

Cự ly 13,5 km

Lộ trình: Chiều đi: Bến xe phía Nam - An Dương Vương – Hùng Vương – Bà Triệu – Lê Quý Đôn – Đống Đa - Nguyễn Huệ  - Lê Lợi – Đông Ba - Trần Hưng Đạo - Lê Duẩn - Lý Thái Tổ - Bến xe phía Bắc.

Chiều về: Bến xe phía Bắc - Lý Thái Tổ - Lê Duẩn - Trần Hưng Đạo - Đông Ba - Lê Lợi -Nguyễn Huệ - Đông Đa - Lê Quý Đôn - Bà Triệu - Hùng Vương - An Dương Vương - Bến xe phía Nam.

Thời gian hoạt động 12 tiếng, giờ mở tuyến 6h00, giờ đóng tuyến 18h00. Tần suất: giờ cao điểm 20 phút, giờ bình thường 30 phút/chuyến. Tổng số 54 chuyến xe/ngày.

Tuyến mở mới A2: Khu A (Ký túc xá Trường Bia) – Ký túc xá Đội Cung: Tuyến đưa rước học sinh, sinh viên, công nhân, viên chức…

Cự ly: 9,7 km

Điểm đầu: Khu A (Ký túc xá Trường Bia), điểm cuối: Ký túc xá Đội Cung.

Lộ trình: Khu A – ĐH Ngoại ngữ - Đường Hồ Đắc Di – Trường ĐHKT – Khoa Luật - Đường (Tự Đức - Thủy Dương) – Cầu vượt QL1A – QL1A – Bến xe phía Nam – Đường An Dương Vương – Đường Hùng Vương – Đường Nguyên Huệ - Đường Lê Hồng Phong (KTX Đống Đa) – Đường Đống Đa (Đại học Khoa học) – Đường Nguyên Huệ - Bệnh viện Đại học Y Dược – Đường Lê Lợi (Đại học Huế) – Bệnh viện TƯ Huế - KTX Đội Cung và ngược lại.

Đây là tuyến với chức năng là tuyến nội đô, phục vụ học sinh, sinh viên, giảng viên, cán bộ công nhân viên, người lao động các trường Đại học thuộc Đại học Huế.

Thời gian hoạt động 12h, giờ mở tuyến 6h, giờ đóng tuyến 18h. Tần suất: giờ cao điểm 20 phút, giờ bình thường 30 phút/chuyến. Tổng số 56 chuyến xe/ngày.

*) Giai đoạn 2016 - 2020:

Duy trì ổn định và từng bước nâng cấp các tuyến vận tải theo kiểu buýt hiện có. Đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ trên tuyến, điều chỉnh lại lộ trình tuyến khi bến xe đầu mối phía Nam hoàn thành xây dựng tại vị trị mới.

Mở thêm 4 tuyến mới:

Tuyến A3: Bến xe phía Bắc - Bến xe phía Nam

Cự ly: 12,1km.

Điểm đầu: bến xe phía Bắc, điểm cuối: bến xe phía Nam.

Lộ trình: Bến xe phía Bắc - Lê Duẩn - Cửa Chánh Tây - Cầu Thuỷ Quan - Cầu Cửa Hữu - Lê Duẩn - Cầu Dã Viên - Bùi Thị Xuân - Lê Lợi - Nguyễn Huệ - Lý Thường Kiệt - Cầu Kho Rèn - Trần Phú - Đặng Huy Trú - Ngự Bình – QL49 - Nguyễn Khoa Chiêm - Nguyễn Khánh Toàn - Hồ Đắc Di - An Dương Vương - Bến xe phía Nam và ngược lại.

Tuyến A3 là tuyến xuyên tâm, nối hai cửa ngõ phía Bắc và phía Nam của thành phố Huế. Đoạn phía Bắc tuyến đi bao quanh khu Đại Nội. Đoạn phía Nam chạy qua các vùng thu hút học sinh, sinh viên. Nhu cầu đi lại là ổn định.

Thời gian hoạt động 12h, giờ mở tuyến 6h, giờ đóng tuyến 18h. Tần suất: giờ cao điểm 20 phút, giờ bình thường 30 phút/chuyến. Tổng số 56 chuyến xe/ngày.

Tuyến A4: Bến xe Đông Ba - Linh Mụ

Cự ly: 11,0 km

Điểm đầu: bến xe Đông Ba, điểm cuối: bến xe Linh Mụ

Lộ trình: Bến xe Đông Ba - Cầu Phú Xuân - Lê Lợi - Nguyễn Công Trứ - Bà Triệu - Nguyễn Thái Học - Bến Nghé - Nguyễn Tri Phương - Lý Thường Kiệt - Phan Chu Trinh - Ga Huế - Bùi Thị Xuân - Cầu Dã Viên - Kim Long - Linh Mụ và ngược lại.

Tuyến này có chức năng phục vụ khách du lịch tham quan chùa Linh Mụ và người dân đi chợ hoặc khách du lịch tham quan chợ Đông Ba.

Thời gian hoạt động 12h, giờ mở tuyến 6h, giờ đóng tuyến 18h. Tần suất: giờ cao điểm 20 phút, giờ bình thường 30 phút/chuyến. Tổng số 56 chuyến xe/ngày.

Tuyến A5: Bến xe phía Bắc – Bến xe phía Nam (Đường vành đai Tây Nam)

Cự ly: 14,1km.

Điểm đầu: bến xe phía Bắc, điểm cuối: bến xe phía Nam

Lộ trình: Bến xe phía Bắc – Lê Duẩn – Cầu Dã Viên - Bùi Thị Xuân – Huyền Trân Công Chúa – Lê Ngô Cát – Đàn Nam Giao – Ngự Bình – An Dương Vương – Bến xe phía Nam và ngược lại.

Tuyến này có chức năng kết nối bến xe phía Bắc, bến xe phía Nam, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân các phường Hương Sơ, Thủy Biều, Thủy Xuân, An Cựu.

Thời gian hoạt động 12h, giờ mở tuyến 6h, giờ đóng tuyến 18h. Tần suất: giờ cao điểm 20 phút, giờ bình thường 30 phút/chuyến. Tổng số 56 chuyến xe/ngày.

Tuyến A6: Bến xe phía Bắc – Bến xe phía Nam (Đường vành đai Đông - Bắc)

Cự ly: 12,0 km

Điểm đầu: bến xe phía Bắc, điểm cuối: bến xe phía Nam

Lộ trình: Bến xe phía Bắc – Nguyễn Văn Linh – Tản Đà – Đặng Tất – Cầu Bao Vinh – Cầu Bãi Dâu – Nguyễn Gia Thiều – Cầu Chợ Dinh – ĐT10A – Phạm Văn Đồng – Cầu Vỹ Dạ - Bà Triệu – Hùng Vương – An Dương Vương - Bến xe phía Nam và ngược lại.

Tuyến này chức năng kết nối bến xe phía Bắc, bến xe phía Nam khác từ các tuyến trung tâm thành phố đi ngoại thành về các bến xe trung tâm để đi liên tỉnh và phục vụ nhu cầu đi lại ven đô thị. Các điểm thu hút phát sinh gồm có Bến xe khách phía Bắc, Công ty sản xuất giày và hàng tiêu dùng Huế, Khu đô thị mới Hương Sơ, Trường PTTH Hương Vinh, chợ Trái cây đầu mối, Bệnh viện mắt Huế.

Thời gian hoạt động 12h, giờ mở tuyến 6h, giờ đóng tuyến 18h. Tần suất: giờ cao điểm 20 phút, giờ bình thường 30 phút/chuyến. Tổng số 56 chuyến xe/ngày.

*) Định hướng đến năm 2030:

Duy trì các tuyến hoạt động động ở trên, tăng tần suất có nhu cầu đi lại cao; hợp lý hóa lộ trình tuyến; Tái cơ cấu và tổ chức lại hoạt động xe buýt; Hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng phục vụ xe buýt; Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt.

b) Phương án quy hoạch tuyến xe buýt nội tỉnh

*) Giai đoạn 2014 - 2015:

Duy trì ổn định và từng bước nâng cấp các tuyến vận tải cố định kiểu buýt hiện có, gồm các tuyến: Bến xe phía Nam – TT.Phong Điền; Bến xe phía Nam – TT.Sịa; Bến xe phía Nam – TT.Thuận An; Bến xe phía Bắc - KCN Phú Bài; Bến xe Đông Ba – Điền Lộc (kéo dài đến Điền Hương); Bến xe Đông Ba - Bến xe Vinh Hưng ; Bến xe Đông Ba - Chợ Cầu Hai; Bến xe phía Nam - Vinh Hiền.

Tuyến B1 (tuyến số 2 hiện trạng: Bến xe phía Bắc - KCN Phú Bài và ngược lại): Chủ yếu phục vụ cán bộ công nhân, người lao động KCN Phú Bài trong các giờ vào ca, tan ca làm việc nên nằm trong tuyến bến xe phía Nam – KCN Phú Bài. Tần suất giờ cao điểm là 30 phút/chuyến, giờ bình thường 45-60 phút.

Tuyến B2 (tuyến số 3 hiện trạng: Bến xe phía Nam đi Đông Ba - Thuận An và ngược lại): Giữ nguyên lộ trình; điểm đầu, điểm cuối, tần suất chạy xe.

Tuyến B3 (tuyến số 4 hiện trạng: Bến xe phía Nam - Đông Ba - TTr. Phong Điền và ngược lại): Giữ nguyên lộ trình, điểm đầu, điểm cuối, điều chỉnh tần suất cho phù hợp (hiện tại là 29 lượt đi và về/ngày).

Tuyến B4 (tuyến số 5 hiện trạng: Bến xe phía Nam – Thị trấn Sịa): Giữ nguyên lộ trình, điểm đầu, điểm cuối, điều chỉnh tần suất chạy xe lên 38 chuyến/ngày;

Các tuyến xe buýt khác (B5: Bến xe Đông Ba - Điền Lộc kéo dài đến Điền Hương, B6: Bến xe Đông Ba - Bến xe Vinh Hưng; B7: Bến xe Đông Ba - Chợ Cầu Hai, B8: Bến xe phía Nam - Vinh Hiền) đã có: Giữ nguyên lộ trình, điều chỉnh tần suất cho phù hợp với thực tế.

Tuyến B9. Bến xe Đông Ba – Cảnh Dương (huyện Phú Lộc):

Cự ly 62 km.

Điểm đầu: Bến xe Đông Ba. Điểm cuối: Bãi biển Cảnh Dương.

Lộ trình: Bến xe Đông Ba - Đường Trần Hưng Đạo - Cầu Phú Xuân- Bệnh viện Tư Huế - Trường Cao đẳng Sư phạm - Cầu An Cựu (đường Hùng Vương) - Bến xe phía Nam (đường An Dương Vương) - Ngã ba Dạ Lê– Khu công nghiệp Phú Bài- Trạm thu phí Phú Bài (cũ) – Nong - La Sơn- Ga Truồi - Đá Bạc – Thị trấn Phú Lộc - Nước Ngọt - Thừa Lưu - QL1A – Bãi biển Cảnh Dương và ngược lại;

Tuyến này phục vụ nông dân đi mua sắm, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, phục vụ nhân dân đi nghỉ mát mùa hè, công nhân cảng Chân Mây đi làm việc.

Thời gian hoạt động 12h, giờ mở tuyến 6h, giờ đóng tuyến 18h. Tần suất: giờ cao điểm 30 phút, giờ bình thường 45-60 phút/chuyến. Tổng số 36 chuyến xe/ngày.

*) Giai đoạn 2016 - 2020:

Trên cơ sở kết quả khai thác các tuyến buýt giai đoạn I, tiến hành đánh giá và điều chỉnh những bất hợp lý (nếu có) của các tuyến buýt hiện có.

Nâng cao chất lượng phục vụ, hạ tầng bến bãi, điểm đỗ, dừng; hình thành trung tâm trung chuyển và điều hành, quản lý tập trung hoạt động vận tải khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh.

+ Mở mới các tuyến vận tải cố định kiểu buýt nội tỉnh, gồm các tuyến:

Tuyến B10: Bến xe Đông Ba - Phong Mỹ

Cự ly: 39,10 km

Điểm đầu: Bến xe Đông Ba, Điểm cuối: UBND xã Phong Mỹ.

Lộ trình: Bến xe Đông Ba - Trần Hưng Đạo - Lê Duẩn - Bến xe phía Bắc - QL1A - Phường Tứ  Hạ - An Lỗ - ĐT11B (Phong Hiền, Phong An, Phong Sơn, Phong Xuân) - UBND xã Phong Mỹ (huyện Phong Điền) và ngược lại.

Đây là tuyến buýt nội tỉnh, với chức năng gom khách từ ngoại thành về thành phố Huế. Phục vụ học sinh, sinh viên đi lại và người dân các xã Phong Hiền, Phong An, Phong Sơn, Phong Xuân, Phong Mỹ.

Thời gian hoạt động 12h, giờ mở tuyến 6h, giờ đóng tuyến 18h. Tần suất: giờ cao điểm 30 phút, giờ bình thường 45 - 60 phút/chuyến. Tổng số 36 chuyến xe/ngày.

Tuyến B11: Thị trấn Phong Điền - Thị trấn Sịa

Cự ly: 48,92 km

Điểm đầu: Thị trấn Phong Điền, điểm cuối: Thị trấn Sịa.

Lộ trình: Thị trấn Phong Điền – ĐT6 - Phong Chương – ĐT4 – Phong Bình - QL 49B – Điền Hương - Điền Môn – Điền Lộc - Phong Chương – Khu Công nghiệp Phong Điền - Thị trấn Sịa và ngược lại.

Đây là tuyến buýt nội tỉnh, với chức năng kết nối hai đô thị vệ tinh thị trấn Sịa và thị trấn Phong Điền. Phục vụ học sinh sinh viên đi lại học tập; đi lại làm việc, giao lưu công nhân viên trong khu công nghiệp, của cán bộ công chức và nhân dân giữu các xã thị trấn. 

Thời gian hoạt động 12h, giờ mở tuyến 6h, giờ đóng tuyến 18h. Tần suất: giờ cao điểm 30 phút, giờ bình thường 45-60 phút/chuyến. Tổng số 36 chuyến xe/ngày.

Tuyến B12: Bến xe phía Nam - Thị trấn Lăng Cô

Cự ly: 60,15 km.

Điểm đầu: Bến xe phía Nam. Điểm cuối: Bến xe thị trấn Lăng Cô

Lộ trình: Bến xe Phía Nam – Cầu Vượt Thủy Dương – Thị xã Hương Thủy – Đô thị Chân Mây – Thị trấn Lăng Cô và ngược lại.

Đây là tuyến buýt nội tỉnh, với chức năng gom khách từ thị trấn Lăng Cô, đô thị Chân Mây về thành phố; phục vụ nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng của cư dân thành phố và du khách trong ngoài nước đến dải ven biển tới bãi biển Lăng Cô; phục vụ cán bộ, công chức đi làm tại khu công nghiệp Lăng Cô, cảng Chân Mây;…

Thời gian hoạt động 12h, giờ mở tuyến 6h, giờ đóng tuyến 18h. Tần suất: giờ cao điểm 30 phút, giờ bình thường 45-60 phút/chuyến. Tổng số 36 chuyến xe/ngày.

Tuyến B13: Bến xe Đông Ba - Vinh Hà

Cự ly: 39,4km.

Điểm đầu: bến xe Đông Ba, Điểm cuối:  bến xe Vinh Hà.

Lộ trình: Bến xe Đông Ba - Trần Hưng Đạo – Lê Lợi – Nguyễn Huệ - Đống Đa – Hùng Vương – Lê Lợi – Nguyễn Sinh Cung – ĐT10A – ĐT10C – Vinh Hà và ngược lại.

Đây là tuyến buýt nội tỉnh, với chức năng gom khách từ các xã huyện Phú Vang với trung tâm thành phố Huế  để mua sắm. Đồng thời phục vụ nhu cầu đi lại của học sinh, sinh viên về với Đại học Huế, Đại học Sư phạm… và giao lưu dân cư các xã Vinh Hà, Vinh Thái, Phú Đa, Phú Lương, Phú Xuân, Phú Mỹ, Phú Thượng. 

Thời gian hoạt động 12h, giờ mở tuyến 6h, giờ đóng tuyến 18h. Tần suất: giờ cao điểm 30 phút, giờ bình thường 45 -60 phút/chuyến. Tổng số 34 chuyến xe/ngày.

Tuyến B14: Vinh Hiền – KCN Phú Bài

Cự ly: 29,4 km

Điểm đầu: Bến xe xã Vinh Hiền, điểm cuối là KCN Phú Bài

Lộ trình: Bến xe Vinh Hiền – Vinh Hưng – Cầu Trường Hà – ĐT18 – Ngã tư ĐT10B và ĐT18 – Ngã tư ĐT10C và ĐT18 - Cầu Đại Giang - QL1A – KCN Phú Bài và ngược lại.

Tuyến này chủ yếu phục vụ công nhân tại các vùng ven đầm Cầu Hai làm việc tại KCN Phú Bài và phục vụ người dân đến Huế khi trung chuyển tại KCN Phú Bài.

Thời gian hoạt động 12h, giờ mở tuyến 6h, giờ đóng tuyến 18h. Tần suất: giờ cao điểm 30 phút, giờ bình thường 45 -60 phút/chuyến. Tổng số 36 chuyến xe/ngày.

Tuyến B15: Bến xe phía Nam – Bến xe A Lưới

Cự ly: 68,2 km

Điểm đầu: Bến xe phía Nam, Điểm cuối: Bến xe A Lưới.

Lộ trình: Bến xe phía Nam - Ngự Bình - Minh Mạng - QL49B - Ngã ba Hồng Thượng - Bến xe A Lưới và ngược lại.

Đây là tuyến buýt nội tỉnh, với chức năng kết nối trung tâm thành phố với đường sắt cao tốc Bắc Nam, đường sắt thường, đường bộ cao tốc Cam Lộ - Phụng Hiệp, đường Hồ Chí Minh. Ngoài ra, tuyến còn phục vụ nhu cầu đi lại của học sinh sinh viên và giao lưu của dân cư các xã thị trấn vùng dân tộc ít người với dân cư trung tâm thị trấn A Lưới.

Thời gian hoạt động 12h, giờ mở tuyến 6h, giờ đóng tuyến 18h. Tần suất: giờ cao điểm 30 phút, giờ bình thường 60 phút/chuyến. Tổng số 36 chuyến xe/ngày.

Tuyến B16. Bến xe Đông Ba - Chợ Hương Giang (huyện Nam Đông):

Cự ly: 55,6 km

Điểm đầu: Bến xe Đông Ba, Điểm cuối: Chợ Hương Giang (Nam Đông).

Lộ trình: Bến xe Đông Ba – Trần Hưng Đạo – Cầu Phú Xuân – Lê Lợi – Nguyễn Huệ - Hùng Vương – An Dương Vương – Bến xe phía Nam - Quốc lộ 1A – Ngã ba La Sơn – ĐT14B – Khe Tre – Xã Hương Giang – Bãi đỗ xe chợ Hương Giang và ngược lại.

Đây là tuyến xe buýt nội tỉnh, có chức năng kết hợp bến xe trung tâm với thị xã Hương Thủy, một phần huyện Phú Lộc và huyện Nam Đông.

Thời gian hoạt động 12h, giờ mở tuyến 6h, giờ đóng tuyến 18h. Tần suất: giờ cao điểm 30 phút, giờ bình thường 60 phút/chuyến. Tổng số 36 chuyến xe/ngày.

*) Định hướng đến năm 2030:

Tiếp tục duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng các tuyến hiện có giai đoạn 2014 - 2020. Tăng tần suất các tuyến có nhu cầu đi lại cao; hợp lý hóa lộ trình tuyến;

Nghiên cứu mở thêm các tuyến mới khác đến các khu công nghiệp, khu đô thị mới, tăng cường gom khách và liên kết các khu đô thị các khu công nghiệp về bến xe trung tâm thành phố để tiếp chuyển cho các phương tiện khác; Tái cơ cấu và tổ chức lại hoạt động xe buýt; Hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng phục vụ xe buýt; Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt;

c).Tuyến xe buýt lân cận

*) Giai đoạn 2016 - 2020:

Tuyến C1.Thị trấn Phong Điền - Đông Hà

Cự ly: 40,7 km.

Điểm đầu: Thị trấn Phong Điền (huyện Phong Điền, tỉnh TT.Huế), điểm cuối: Bến xe Đông Hà - Thành phố Đông Hà (tỉnh Quảng Trị).

Lộ trình: Bến xe Phong Điền – Ngã tư QL1A và ĐT6 - Ngã tư QL49 và QL1A – Mỹ Chánh - Ga Diên Xanh (Hải Lăng) – Thị xã Quảng Trị - Thị trấn Ái Tử - Bến xe Đông Hà và ngược lại.

Đây là tuyến buýt lân cận liên tỉnh, phục vụ nhu cầu của khách du lịch từ ga Đông Hà đến với khu công nghiệp Phong Điền và nhân dân đi lại, giao lưu giữa 2 tỉnh liền kề. Đây cũng là tuyến gom khách, trung chuyển hành khách khu phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thời gian hoạt động 12h: thời gian mở tuyến 06h00, thời gian đóng tuyến 18h00. Tần suất: giờ cao điểm 30 phút/ chuyến, giờ bình thường 45 phút/chuyến. Tổng số chuyến 36 chuyến/ngày.

Tuyến C2. Thị trấn Lăng Cô – Đà Nẵng

Cự ly: 27,9km.

Điểm đầu: Thị trấn Lăng Cô (Huyện Phú Lộc, tỉnh TT.Huế), điểm cuối: Bến xe Trung tâm - TP.Đà Nẵng (thành phố Đà Nẵng).

Lộ trình: Bến xe Lăng Cô - Ga Lăng Cô - Hầm Hải Vân - Ngã ba QL1A và Đường Tạ Quang Bửu - Cầu Nam Ô - Nguyễn Lương Bằng - Ngã ba Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Tất Thành - Ngã ba Nguyễn Lương Bằng - Tôn Đức Thắng - Bến xe trung tâm thành phố Đà Nẵng và ngược lại.

Đây là tuyến buýt lân cận liên tỉnh, phục vụ nhu cầu của khách du lịch từ trung tâm thành phố Đà Nẵng đi Lăng Cô, phục vụ cán bộ nhân dân, học sinh đi lại giao lưu giữa 2 tỉnh liền kề.

Tuyến đi qua các điểm thu hút:  Thị trấn Lăng Cô, Ga Lăng Cô, xã Hoà Hiệp Bắc, UBND phường Hoà Hiệp Bắc, Trường Cao Đẳng Giao thông vận tải khu vực 2, Trường Tiểu học Trần Bình Trọng, Trường Tiểu học Triệu Thị Trinh, Trường Trung học cơ sở Đàm Quang Trung, UBND phường Hoà Hiệp Nam, Công ty cổ phần quốc tế Hoàng Phi Long, Trường PTTH Nguyễn Trãi, Bệnh viện Tâm thần Hoà Khánh, Trường Tiểu học Ngô Sỹ Liên, Trung Tâm y tế Quận Liên Chiểu, Trường mù Nguyễn Đình Chiểu, Trường Đại học sư phạm Đà Nẵng, Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, bến xe trung tâm thành phố Đà Nẵng.

Thời gian hoạt động 12h: thời gian mở tuyến 6h00, thời gian đóng tuyến 18h00. Tần suất: giờ cao điểm 30 phút/ chuyến, giờ bình thường 45 phút/chuyến. Tổng số chuyến 36 chuyến/ngày.

*) Định hướng đến năm 2030:

Tăng tần suất với lộ trình hợp lý khi tăng  nhu cầu đi lại của hành khách. Hiện đại hóa trang thiết bị kỹ thuật và kết cấu hạ tầng trên tuyến để nâng cao chất lượng dịch vụ.

3.2.  Quy hoạch phát triển mạng lưới hành khách công cộng bằng xe điện mặt đất

Giai đoạn 2014 - 2015, dự kiến mở 5 tuyến:

*) Tuyến Đ01: Tuyến đưa đón khách du lịch từ bãi đỗ xe Nguyễn Hoàng vào Đại Nội và ngược lại

Lộ trình tuyến:

Chiều đi: Bến xe Nguyễn Hoàng - Cửa Ngăn -Đường 23/08 - Cửa Ngọ Môn.

Chiều về: Cửa Ngọ Môn - Cửa Quảng Đức - Đường Lê Duẩn -Bến xe du lịch Nguyễn Hoàng.

Đây là tuyến phục vụ khách du lịch tham quan di tích lịch sử khu vực Đại nội.

*) Tuyến Đ02: Tuyến tham quan khu vực Hoàng Thành

Lộ trình tuyến: Cửa Ngọ Môn - Đường 23/08 - Đường Đoàn Thị Điểm - Đường Đặng Thái Thân - Đường Lê Huân - Đường 23/08 - Cửa Ngọ Môn.

Đây là tuyến chủ yếu đưa đón khách đi tham quan vòng ngoài khu vực Hoàng Thành.

*) Tuyến Đ03: Tuyến Đại Nội - Bảo tàng Cổ Vật Cung đình Huế - Bến xe du lịch Nguyễn Hoàng

Tuyến 3Đ bao gồm 3 nhánh: Đ03A, Đ03B, Đ03C

-) Nhánh Đ03A: Đại Nội - Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế:

Lộ trình: Khu vực Nhà hát Duyệt Thị Đường và khu vực Phủ Nội Vụ - Cửa Hiền Nhơn -Đường Đinh Công Tráng (đoạn Công viên Nguyễn Văn Trỗi) - Đường Đinh Tiên Hoàng - Đường Lê Trực - Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (số 03 Lê Trực).

Đây là tuyến nhánh phục vụ khách du lịch tham quan di tích lịch sử Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

-) Nhánh Đ03B: Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế - Bến xe du lịch Nguyễn Hoàng

Lộ trình: Bảo tàng (số 03 Lê Trực) - Đường Lê Trực - Đường Đinh Tiên Hoàng - Cửa Thượng Tứ - Đường Trần Hưng Đạo - Bến xe du lịch Nguyễn Hoàng.

Đây là tuyến nhánh phục vụ khách du lịch tham quan di tích lịch sử Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

-)  Nhánh Đ03C: Bến xe Nguyễn Hoàng – Cửa Ngăn - Đường 23/08 – Đoàn Thị Điểm – Hồ Tịnh Tâm – Đinh Tiên Hoàng – Chợ Đông Ba – Bến xe Nguyễn Hoàng;

Lộ trình tuyến nhánh: Bến xe Nguyễn Hoàng – Cửa ngăn – Đường Đoàn Thị Điểm - Phủ Nội Vụ - Đường Đoàn Thị Điểm - Hồ Tịnh Tâm (ngã tư Đinh Tiên Hoàng - Lê Văn Hưu) - Đường Lê Thánh Tôn - Mai Thúc Loan - Đường Đinh Tiên Hoàng - Cửa Thượng Tứ - Chợ Đông Ba - bến xe Nguyễn Hoàng.

Đây là tuyến nhánh phục vụ khách du lịch tham quan di tích lịch sử, danh thắng và tuyến phố thương mại nằm ở khu vực bờ Bắc sông Hương.

Trên tuyến nhánh có 3 điểm dừng, thời gian dừng đỗ tại mỗi điểm dừng 15- 30 phút.

*) Tuyến Đ04: Bến xe Nguyễn Hoàng - Chợ Đông Ba - Chùa Linh Mụ - Văn Miếu;

Lộ trình: Bến xe Nguyễn Hoàng (hoặc từ Phủ Nội Vụ - Đinh Công Tráng -  Đinh Tiên Hoàng - ra cửa Thượng Tứ) - Trần Hưng Đạo - Bến xe Đông Ba - Trần Hưng Đạo - Lê Duẩn - Kim Long - Chùa Linh Mụ - Văn Miếu - Đường Kim Long - Lê Duẩn - Bến xe Nguyễn Hoàng.

Đây là tuyến phục vụ du lịch thăm quan di tích lịch sử, danh thắng và tuyến phố thương mại nằm ở khu vực bờ bắc sông Hương.

Trên tuyến có 5 điểm dừng, thời gian dừng đỗ tại mỗi điểm dừng 30- 50 phút.

*) Tuyến Đ05: Bến xe Nguyễn Hoàng - Chợ Đông Ba - Lê Lợi – Điện Biên Phủ - Chùa Tư Đàm – Chùa Tư Hiếu – Đàn Nam Giao – Lăng Tự Đức – Lăng Đồng Khánh – Lê Ngô Cát – Phan Bội Châu – Lê Lợi - Cầu Phú Xuân – Bến xe Nguyễn Hoàng.

Lộ trình: Bến xe Nguyễn Hoàng (hoặc phủ Nội Vụ đưa du khách đi trên tuyến Đinh Công Tráng -  Đinh Tiên Hoàng - ra cửa Thượng Tứ) - Trần Hưng Đạo - Cầu Phú Xuân - Đường Lê Lợi - Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 07 Lê Lợi) - Lê Lợi - Điện Biên Phủ - Chùa Từ Đàm - Đàn Nam Giao - Lê Ngô Cát - Chùa Từ Hiếu - Lăng Tự Đức - Lăng Đồng Khánh - Lê Ngô Cát - Phan Bội Châu - Lê Lợi - Cầu Phú Xuân - Bến xe Nguyễn Hoàng.

Đây là tuyến phục vụ du lịch tham quan di tích lịch sử, danh thắng và tuyến phố thương mại, ẩm thực nằm ở khu vực bờ Nam sông Hương.

Trên tuyến có 5 điểm dừng, thời gian dừng đỗ tại mỗi điểm dừng 20- 40 phút.

*) Tuyến Đ06: Bến xe Nguyễn Hoàng – Cầu Ngói Nguyễn Thanh Toàn

Lộ trình: Từ bến xe Nguyễn Hoàng (hoặc phủ Nội Vụ đưa du khách đi trên tuyến Đinh Công Tráng -  Đinh Tiên Hoàng - ra cửa Thượng Tứ) - Trần Hưng Đạo - Cầu Phú Xuân - Đường Hà Nội - Hùng Vương - Nguyễn Thị Minh Khai - Tôn Đức Thắng - Trường Chinh - Cầu ngói Thanh Toàn và ngược lại.

Đây là tuyến phục vụ du lịch cộng đồng.

Định hướng 2016-2020:

Nghiên cứu phát triển tuyến xe điện kết nối các khu di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh. Phát triển thêm các tuyến xe điện phục vụ trong nội bộ khu di tích Lăng Khải Định, Lăng Tự Đức, Lăng Minh Mạng…xe điện phục vụ khách du lịch thăm quan ẩm thực và mua sắm, cụ thể như sau:

*) Tuyến Đ07: Bến xe Nguyễn Hoàng - Ngã ba Trần Hưng Đạo và Đinh Tiên Hoàng - Cầu Phú Xuân - Lê Lợi - Bà Huyện Thanh Quan - Trương Định - Phạm Hồng Thái - Trần Cao Vân - Lý Thường Kiệt - Hùng Vương - Bến Nghé - Võ Thị Sáu và ngược lại về bến xe Nguyễn Hoàng.

Lộ trình từ bến xe Nguyễn Hoàng (hoặc phủ Nội Vụ đưa du khách đi trên tuyến Đinh Công Tráng -  Đinh Tiên Hoàng - ra cửa Thượng Tứ) - Trần Hưng Đạo - Cầu Phú Xuân - Đường Hà Nội - Đường Lý Thường Kiệt - Nguyễn Huệ (hoặc Lý Thường Kiệt - Đống Đa - Lê Hồng Phong) - Cung An Định - Nguyễn Huệ - Hùng Vương - Bến Nghé - Võ Thị Sáu - Lê Lợi - cầu Phú Xuân - bến xe Nguyễn Hoàng.

Đây là tuyến xe điện phục vụ khách du lịch tham quan ẩm thực và mua sắm: Xe đưa du khách đến các địa chỉ tin cậy để giới thiệu cho du khách thưởng thức và cảm nhận hương vị món ngon xứ Huế; giới thiệu các địa chỉ mua sắm hàng lưu niệm chất lượng, uy tín.

Trên tuyến có 8 điểm dừng, thời gian tại mỗi điểm dừng 50-60 phút.

*) Tuyến Đ08:  Bến xe Nguyễn Hoàng – Cầu Phú Xuân – Lê Lợi – Hùng Vương – Lê Lợi – Nguyễn Sinh Cung – Nhà máy bia Huda Huế -  Nguyễn Sinh Cung – Lê Lợi – Bến xe Nguyễn Hoàng. 

Đây là tuyến phục vụ du lịch cộng đồng.

*) Tuyến Đ9: Bến xe Nguyễn Hoàng - Cầu Phú Xuân – Lê Lợi – Hùng Vương – Nguyễn Huệ - Cung An Định – Dòng chúa cứu thế - Nguyễn Khuyến – Phan Đình Phùng – Chợ An Cựu – Hùng Vương – Nguyễn Huệ – Lê Lợi – Cầu Phú Xuân – Bến xe Nguyễn Hoàng.

*) Tuyến Đ10: Bến xe Nguyễn Hoàng – Cầu Phú Xuân – Hà Nội – Ngô Quyền – Hai Bà Trưng – Nguyễn Huệ - Lý Thường Kiệt – Nguyễn Tri Phương – Bến Nghé – Đội Cung – Lê Lợi – Cầu Phú Xuân – Bến xe Nguyễn Hoàng.

*) Tuyến Đ11: Bến xe Nguyễn Hoàng – Cầu Phú Xuân – Lê Lợi – Điện Biên Phủ - Đàn Nam Giao – Minh Mạng – Đồi Thiên An – Lăng Khải Định – Minh Mạng – Đàn Nam Giao – Phan Bội Châu – Lê Lợi – Cầu Phú Xuân – Bến xe Nguyễn Hoàng.

*) Tuyến Đ12: Bến xe Nguyễn Hoàng – Cầu Phú Xuân – Hà Nội – Hùng Vương – Lê Quý Đôn – Bà Triệu – Phạm Văn Đồng – QL49A – Khu nước nóng Mỹ An – Cầu Thuận An – Bãi biển Thuận An và ngược lại.

3.3. Quy hoạch kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ xe buýt, xe điện

3.3.1.Quy hoạch các điểm đầu, điểm cuối, điểm trung chuyển

a) Trung tâm quản lý - Điều hành bến xe và vận tải hành khách công cộng tỉnh TT. Huế:

Cơ cấu tổ chức gồm Ban giám đốc và 4 phòng (phòng Tài chính - Kế hoạch, Quản lý Hạ tầng và giám sát dịch vụ, Tổ chức hành chính, Kế hoạch quy hoạch. Tổng lao động của Trung tâm dự kiến là 16 người. Hệ thống trang thiết bị phục vụ công tác quản lý được xem xét bao gồm: Trụ sơ làm việc, Trang thiết bị phục vụ công việc. Tổng diện tích gồm 146m2. Tổng mức đầu tư khoảng 957 triệu đồng, bao gồm vốn đầu tư cần thiết để xây dựng Trung tâm khoảng 584 (triệu đồng), trang thiết bị khoảng 372,75 triệu đồng.

b) Bến xe, điểm đầu, điểm cuối:

Dự kiến quy hoạch bến xe, điểm đỗ xe buýt đầu cuối giai đoạn I (từ (2014 - 2015) gồm: 5 bến (Bến xe phía Nam, bến xe phía Bắc, bến xe Đông Ba, bến xe A Lưới, bến xe Vinh Hưng hiện hữu), 4 điểm đỗ xe (thị trấn Sịa, Khu CN Phú Bài, Phong Điền, Chợ Thuận An) với tổng diện tích là 3.362 m2; giai đoạn II (2016 - 2020) gồm: 12 bến (Bến xe đầu mối phía Nam khu vực Phú Bài, bến xe phía Nam, bến xe Đông Ba, bến xe khách Tuần, bến xe phía Bắc hiện hữu, bến xe đầu mối phía Bắc khu vực Tứ Hạ, bến xe Vinh Hiền, bến xe Vinh Hà, bến xe Vinh Hưng, A Lưới, bến xe Thuận An, bến xe Bình Điền), 13 điểm đỗ xe (Phong Điền, Khu Công nghiệp Phú Bài, thị trấn Sịa, Linh Mụ, Điền Hương, Cầu Hai, Chợ Hương Giang, Lăng Cô, Ký túc xá Đội Cung, ký túc xá Trường bia, Phong Mỹ, bãi biển Cảnh Dương) với tổng diện tích 6.463 m2.

c) Điểm trung chuyển

Trong giai đoạn quy hoạch (2016-2020) nhóm nghiên cứu xác định 14 điểm trung chuyển chính của mạng lưới xe buýt (bến xe phía Nam; bến xe phía Bắc; bến xe Đông Ba hiện hữu; các bến xe khách liên tỉnh mới: Bến xe khách đầu mối phía Nam khu vực Phú Bài, Bến xe khách đầu mối phía Bắc khu vực Tứ Hạ; Ga Huế; Cảng hàng không - sân bay quốc tế Phú Bài; bến xe Thuận An; bến xe Bình Điền, Bến đỗ xe phía Tây thành phố Huế khu vực cầu Tuần; các ga của đường sắt đô thị; bến xe Nguyễn Hoàng.

d) Điểm dừng, nhà chờ:

Đến năm 2020, trong số tuyến buýt trên địa bàn tỉnh sẽ xây dựng khoảng 640 điểm dừng đón trả khách (trong số này xây dựng khoảng 228 nhà chờ), số lượng điểm đỗ, nhà chờ cho từng giai đoạn như sau:

Giai đoạn 2014÷2015: Dự kiến xây dựng mới khoảng 72 điểm dừng, trong đó khoảng 43 điểm dừng có nhà chờ.

Giai đoạn 2016÷2020: Dự kiến xây dựng mới 568 điểm dừng, trong đó khoảng 185 điểm dừng có nhà chờ.

3.3.2. Quy hoạch làn đường xe buýt hoạt động, đường dành riêng, đường ưu tiên xe buýt

Giai đoạn 2014 - 2015: Đây là giai đoạn thực hiện các nghiên cứu với các tuyến hành lang trục chính có thể xây dựng làn dành riêng cho xe buýt. Dự kiến triển khai xây dựng làn ưu tiên trên một số hành lang nếu điều kiện kết cấu hạ tầng cho phép.

Giai đoạn 2016 - 2020: Thực hiện việc xây dựng đường ưu tiên/dành riêng cho các tuyến xe buýt chạy trên các hành lang trục: Tuyến QL1A (Đoạn từ Tứ Hạ đến thị xã Hương Thủy);

Giai đoạn 2021 - 2030: Tiếp tục nghiên cứu và thực hiện việc xây dựng đường ưu tiên/dành riêng cho các tuyến xe buýt chạy trên các hàng lang trục chính.

3.3.3. Nhu cầu quỹ đất

Nhu cầu quỹ đất cho từng hạng mục công trình, phương án đưa ra bảng tổng hợp nhu cầu quỹ đất cần thiết của Đề án đến năm 2015 là 4.574 m2, đến năm 2020 là 391.413m2.

3.4. Nhu cầu đoàn phương tiện

a) Xe buýt:

Sử dụng các loại xe buýt cỡ vừa (đến 40 chỗ) và xe buýt tiêu chuẩn (55 chỗ) đảm bảo chất lượng cao đưa vào khai thác các tuyến buýt trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, đối với tuyến đường hẹp trong đô thị có thể sử dụng xe 17 chỗ ngồi.

Đến năm 2020, cần có khoảng 182 phương tiện xe buýt. Xe buýt hiện có 36 chiếc. Nhu cầu đầu tư bổ sung phương tiện đến năm 2020 là: 146 chiếc; giai đoạn 2014 ÷ 2015:  45 chiếc, giai đoạn  từ 2016 ÷ 2020: 101 chiếc.

b) Xe điện:

Sử dụng các loại xe điện cỡ nhỏ (4 chỗ), vừa (đến 7 chỗ) và xe tiêu chuẩn (14 chỗ) của hãng EAGLE - Trung quốc sản xuất, đảm bảo chất lượng cao đưa vào khai thác đáp ứng nhu cầu vận tải khách du lịch.

Đến năm 2020, cần có khoảng 93 phương tiện xe điện. Xe điện hiện có 18 chiếc. Nhu cầu đầu tư bổ sung phương tiện đến năm 2020 là 75 chiếc: giai đoạn 2014 - 2015 là 26 chiếc, giai đoạn 2016 -2021: 49 chiếc.

3.5.Vốn đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng (bằng xe buýt, xe điện)

3.5.1. Nhu cầu vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư giai đoạn 2012 - 2020, 2021 - 2030

Tổng mức đầu tư của quy hoạch dự kiến khoảng 279,859 tỷ đồng. Phân kỳ đầu tư giai đoạn 2014-2015 là 86,155 tỷ đồng, giai đoạn 2016 - 2020 là 193,704 tỷ đồng.

Trong đó,

+ Vốn xã hội hóa giai đoạn 2014 - 2020 khoảng 169,785 tỷ đồng, phân kỳ đầu tư giai đoạn 2014 - 2015 là 52,984 tỷ đồng, giai đoạn 2016 - 2020 là 116,800 tỷ đồng.

+ Vốn đầu tư của Ngân sách tỉnh giai đoạn 2014 - 2020: khoảng 110,074 tỷ đồng, phân kỳ đầu tư giai đoạn 2014 - 2015 là 32,214 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020 là 77,861 tỷ đồng.

3.5.2. Xác định danh mục các tuyến buýt ưu tiên đầu tư

Việc xác định các dự án ưu tiên phải dựa trên cơ sở giải quyết trước mắt nhu cầu đi lại các phường nội thành, sau đó sẽ phục vụ nhu cầu đi lại các huyện, thị xã ngoại thành đang phát triển mạnh như Hương Thủy, Phong Điền, Quảng Điền, A Lưới, Phú Lộc, Hương Trà.

Nguồn vốn đầu tư chạy các tuyến này do ngân sách tỉnh bỏ ra dưới hình thức trợ giá. Các doanh nghiệp vận tải sẽ thực hiện việc đấu thầu để được tham gia VTHKCC. Với yêu cầu về tần suất chạy xe, chủng loại phương tiện, doanh nghiệp bù lỗ ít nhất thì sẽ trúng thầu. Trong thời gian đầu, phòng Quản lý vận tải và Phương tiện thuộc Sở GTVT sẽ đảm nhận việc quản lý chạy xe của các doanh nghiệp, đến năm 2016 thì sẽ thành lập Trung tâm Quản lý - Điều hành bến xe và VTHKCC.

Để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ VTHKCC trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Thừa Thiên Huế cần ưu tiên để thực hiện đầu tư 22 dự án trọng điểm với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 279,859 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước dự kiến khoảng 110,074 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp 169,785 tỷ đồng.

(Danh mục tuyến buýt ưu tiên đầu tư và lộ trình xã hội hóa đầu tư có phụ lục 1 kèm theo)

4. Các giải pháp, chính sách

4.1. Giải pháp về phát triển kết cấu hạ tầng cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

Tiếp tục triển khai ưu tiên đầu tư hoàn thiện, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông nói chung và kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ VTHKCC;

Ưu tiên bố trí quỹ đất và đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ hệ thống VTHKCC như: đề pô, trạm trung chuyển, ga đường sắt đô thị, điểm dừng đỗ, đường dành riêng cho xe buýt.

Đầu tư, bố trí các nhà chờ trạm dừng phải bảo đảm khoảng cách theo quy định của Bộ GTVT. Vị trí lắp đặt trạm dừng, biển treo phải thích hợp với điều kiện thực tế của vỉa hè và khu vực xung quanh, bảo đảm có không gian thông thoáng, mỹ quan, dễ quan sát. Trạm dừng nhà chờ phục vụ người khuyết tật sử dụng xe lăn phải xây dựng lối lên xuống cho xe lăn và có vị trí dành riêng cho người khuyết tật sử dụng xe lăn đậu chờ xe buýt;

Sử dụng hệ thống giao thông thông minh giữa các hệ thống xe buýt, BRT... đảm bảo được nhu cầu và tiện nghi đi lại cho người dân thành phố cũng như tự động hóa việc tổ chức, điều hành hệ thống giao thông tĩnh trong tương lai.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống xe buýt cơ bản, chủ lực kết hợp chuyên dùng và hệ thống xe buýt nối kết với các hệ thống đoàn xe buýt nhanh BRT (Bus Rapid Transit), tuyến đường bộ cao tốc, xe điện mặt đất... để phủ đều và hợp lý mạng lưới xe buýt trong phạm vi toàn tỉnh.

Phối kết hợp quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng với đô thị, quy hoạch xây dựng các khu đô thị vệ tinh xung quanh thành phố để dãn dân ra các khu vệ tinh này và giảm mật độ đi lại trong nội thành. Hạn chế xây dựng thêm các khu dân cư, chung cư cao tầng hay các trung tâm sức hút hành khách ở nội thành mà chuyển ra ngoại thành hay các đô thị vệ tinh. 

Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng và dành quỹ đất hợp lý cho phát triển vận tải hành khách công cộng: Đối với hạ tầng hiện có, xem xét ưu tiên bố trí làn đường ưu tiên cho xe buýt. Đối với hạ tầng đầu tư mới, cần thiết kế và xây dựng làn đường ưu tiên cho xe buýt, bảo đảm kết hợp hài hòa để khai thác sử dụng có hiệu quả hệ thống bến xe buýt và cầu vượt dành cho người đi bộ trong đô thị.

Khuyến khích đầu tư kết cấu hạ tầng để đáp ứng việc phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Đẩy mạnh tiến độ triển khai đầu tư xây dựng bến bãi cho hoạt động xe buýt theo quy hoạch, bãi giữ xe 02 bánh miễn phí cho hành khách đi xe buýt. Đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đầu tư xây dựng bến xe phía Bắc và di dời bến xe phía Nam ra vị trí mới.

4.2. Giải pháp về phát triển lực lượng VTHKCC bằng xe buýt

Tỉnh hỗ trợ một phần lãi suất vốn vay (vốn huy động thông qua Quỹ hỗ trợ phát triển của tỉnh) trong 5 năm đầu để đầu tư phát triển phương tiện và cơ sở vật chất;

Lựa chọn loại phương tiện buýt sức chứa từ B40 sử dụng động cơ ô tô chế tạo tại Hàn Quốc do các nhà máy ô tô trong nước lắp ráp. Loại xe này có giá thành cao hơn nhưng tuổi thọ động cơ bền, khỏe và tiêu hao nhiên liệu ít hơn, đồng thời cho phép đưa loại mini buýt có sức chứa dưới 17 chỗ ngồi vào hoạt động các tuyến nội đô thành phố Huế, thị xã và đường huyện có tải trọng cầu đường thấp;

Các phương tiện vận tải phải đảm bảo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định, là các phương tiện có chất lượng cao, hiện đại, đáp ứng công nghệ tiên tiến và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Niên hạn sử dụng đối với xe buýt, xe buýt nhanh (BRT) theo quy chuẩn của Bộ GTVT quy định. Khuyến khích việc đầu tư các phương tiện xe buýt sàn thấp, xe buýt có thiết bị hỗ trợ người khuyết tật, xe buýt sử dụng nhiên liệu giảm ô nhiễm.

Áp dụng công nghệ tự động hóa trong quản lý hoạt động, hạn chế sự tham gia của con người; Kết nối các loại phương tiện VTHKCC hiệu quả; lắp đặt và khai thác tốt thiết bị giám sát hành trình;

Ban hành quy định tỷ lệ phương tiện tham gia VTHKCC bằng xe buýt có trang thiết bị đảm bảo thuận lợi cho người khuyết tật khi đi lại;

Về cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ công tác quản lý điều hành, phục vụ phương tiện vào bảo dưỡng sửa chữa, nằm chờ lưu xe tại doanh nghiệp như bãi đỗ xe, xưởng bảo dưỡng sửa chữa, kho tàng, văn phòng,... thì Nhà nước có chính sách ưu đãi cấp đất hoặc cho miễn thuế đất, còn lại là vốn đầu tư của doanh nghiệp.

4.3. Giải pháp về hỗ trợ tài chính nhà nước cho hoạt động xe buýt

a) Trợ giá của nhà nước

*) Cơ chế trợ giá cho tuyến xe buýt có trợ giá được quy định như sau:

Phương thức trợ giá theo chuyến đối với từng tuyến, từng nhóm xe.

Công thức tính: Kinh phí trợ giá = Tổng chi phí chuyến xe (đã tính lợi nhuận) - doanh thu khoán.

 *) Thực hiện cơ chế đấu thầu, đặt hàng khai thác tuyến xe buýt theo kế hoạch của Sở Giao thông Vận tải. Các tuyến xe buýt mới mở phải thực hiện đấu thầu khai thác tuyến xe buýt khi mở tuyến.

*) Một số tuyến xe buýt hoạt động trên địa bàn tỉnh có thể được Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét trợ giá khi bị lỗ. Giao cho Sở Giao thông Vận tải phối hợp với Sở Tài chính xem xét tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cụ thể.

b) Hỗ trợ của Nhà nước về kết cấu hạ tầng, đầu tư phương tiện, giá dịch vụ lưu đậu xe và phí cầu đường:

Các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc liên quan đến kinh doanh vận tải khách công cộng bằng xe buýt được hưởng các cơ chế, chính sách ưu đãi theo quy định.

4.4.Giải pháp phát triển mạng lưới tuyến VTHKCC bằng xe buýt

 Hoàn thiện mạng lưới theo hướng mạng lưới tuyến hỗn hợp, có sự phân cấp và khu vực phục vụ cho từng loại tuyến khác nhau. Các tuyến trục chính bao gồm các tuyến xuyên tâm, tuyến hướng tâm nối từ các huyện ngoại vi về trung tâm thành phố Huế. Các tuyến này được kết nối với nhau bằng tuyến vành đai, tuyến trục dọc về trung tâm nối bến xe Phía Bắc, bến xe phía Nam, bến xe Đông Ba. Trên các tuyến trục chính chạy xe sức chứa lớn, mật độ cao. Các tuyến nhánh nối liền các khu vực lân cận với nhau, không đi qua trung tâm thành phố Huế. Các tuyến khu vực làm nhiệm vụ phục vụ nhu cầu đi lại trong phạm vi một quận, một khu vực và thu gom khách đưa về các tuyến nhánh và tuyến chính.

Chú trọng phát triển các tuyến khu vực tại các quận ngoại vi, các khu đô thị mới tạo sự phát triển đồng đều cho mạng lưới tuyến.

Điều chỉnh lại lộ trình của một số tuyến chưa hợp lý

4.5.Giải pháp tuyên truyền vận động người dân tham gia giao thông bằng phương tiện xe buýt

Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng ứng đi xe buýt: nhà nước hỗ trợ kinh phí thông qua các cơ quan báo, đài, khẩu hiệu, panô, tờ rơi,... để thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhằm để mọi người dân hiểu rõ lợi ích, tác dụng của việc đi xe buýt, các tông tin về chất lượng dịch vụ xe buýt, lộ trình, thời gian phục vụ và tần xuất của các tuyến, các cơ chế chính sách đối người đi xe buýt như: miễn vé, giá vé ưu đãi cho hành khách thường xuyên, hành khách là học sinh, sinh viên, để mọi người tự giác tham gia đi xe buýt và các đơn vị vận tải có điều kiện tham gia kinh doanh VTKCC bằng xe buýt, nâng cao chất lượng phục vụ, thực hiện tốt các quy định của nhà nước về hoạt động và quản lý VTKCC bằng xe buýt.

Thực hiện tuyên truyền nâng cao chất lượng công tác giáo dục, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, thái độ, ý thức cho đội ngũ nhân viên phục vụ để đảm bảo chất lượng phục vụ hành khách, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ lái xe tăng cường trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật, trật tự an toàn giao thông trong quá trình làm việc.

4.6. Giải pháp hướng dẫn trợ giúp người khuyết tật khi đi xe buýt

Giải pháp hướng dẫn trợ giúp người khuyết tật khi sử dụng phương tiện xe buýt nhằm đảm bảo cho người khuyết tật lên xuống xe một cách an toàn, giảm thiểu chi phí đi lại, hòa nhập cộng đồng, thể hiện nếp sống văn minh nơi đô thị và thể hiện nét đẹp văn hóa ứng xử trên xe buýt (Thực hiện Thông tư số 39/TT-BGTVTcủa Bộ GTVT ngày 24/09/2012 về hướng dẫn thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kết cấu hạ tầng giao thông, công cụ hỗ trợ và chính sách ưu tiên người khuyết tật tham gia giao thông công cộng).

Tổ chức, cá nhân kinh doanh xe buýt có trách nhiệm trợ giúp, hướng dẫn, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện cho người khuyết tật; hỗ trợ người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng khi lên, xuống phương tiện và sắp xếp hành lý khi cần thiết.

Nghiên cứu xây dựng và thực hiện miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ cho người khuyết tật khi tham gia xe buýt.

Tổ chức, cá nhân quản lý, kinh doanh xe buýt có trách nhiệm bố trí thiết bị, công cụ và nhân viên để trợ giúp người khuyết tật lên, xuống phương tiện được thuận tiện. Phương án trợ giúp này phải được thông báo ở những nơi dễ nhận biết tại các bến, nhà ga để người khuyết tật tiếp cận, sử dụng.

Khuyến khích tổ chức, cá nhân quản lý, kinh doanh điểm dừng, đỗ, bến xe; kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt tổ chức bộ phận, cổng thông tin để tiếp nhận phản ảnh, hướng dẫn, trả lời và trợ giúp người khuyết tật tham gia giao thông bằng phương tiện xe buýt.

Đội ngũ nhân viên phục vụ xe buýt phải có thái độ nhiệt tình, chu đáo đưa, dẫn người khuyết tật lên xe, hoặc nâng xe lăn cho người khuyết tật lên xe buýt hoặc đưa xuống bến, thường xuyên thông báo về vị trí các điểm dừng đỗ (nếu trên xe có hành khách là người khuyết tật) để khách không bị nhỡ bến.

Hành khách tham gia xe buýt có trách nhiệm nhường chỗ, ưu tiên cho người khuyết tật; phối hợp với nhân viên phục vụ của đơn vị vận tải trợ giúp người khuyết tật tham gia giao thông an toàn, thuận tiện.

4.7. Giải pháp ứng dựng công nghệ GPS và GIS trong quản lý hoạt động xe buýt

Mỗi xe buýt sẽ được gắn một module di động gồm nhiều thành phần: thiết bị cảm biến thu thập dữ liệu, thiết bị hiển thị cung cấp thông tin hoặc cảnh báo, thiết bị báo tin khẩn cấp và bộ tập trung dữ liệu (data logger) giao tiếp với trung tâm điều hành. Các thiết bị định vị và cảm biến sẽ tự động thu thập thông tin và lưu trữ ở bộ nhớ. Bộ điều khiển tập trung dữ liệu sẽ truy xuất bộ nhớ khi nhận các yêu cầu từ trung tâm điều hành để gửi dữ liệu thu thập về trung tâm, hoặc hiển thị thông tin cho hành khách, hoặc gửi cảnh báo đến tài xế...

4.8. Tổ chức, quản lý, vận hành khai thác

Tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước và quản lý chất lượng.

Tiếp tục tổ chức sắp xếp lại các đơn vị cung ứng dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe buýt.

Nghiên cứu đề xuất thành lập cơ quan quản lý nhà nước về vận tải hành khách công cộng để quản lý tất cả các loại hình vận tải hành khách công cộng đô thị (Xe buýt nhanh, xe buýt thường, taxi, xe điện mặt đất…). Sớm thành lập các Trung tâm quản lý, điều hành giao thông chung và các trung tâm hạ tầng phục vụ hệ thống VTHKCC theo từng loại hình. Để vận hành hệ thống giao thông thông minh, tỉnh cũng lên kế hoạch đào tạo nhân lực để quản lý, khai thác, vận hành.

Thực hiện các biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát chất lượng vận tải và chất lượng phục vụ của đơn vị cung ứng dịch vụ xe buýt:

Thực hiện việc đặt hàng, đấu thầu khai thác tuyến xe buýt theo quy định.

Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt vi phạm các nội qui, qui định của ngành. Bổ sung, điều chỉnh nội dung hợp đồng đặt hàng khai thác vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Tăng cường vai trò quản lý nhà nước của các cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương theo quy hoạch.

- Tăng cường và đổi mới công tác quản lý, điều hành hoạt động mạng lưới VTKVCC bằng xe buýt

- Xây dựng ứng dụng hệ thống định vị toàn cầu (GPS) trong quản lý, điều hành xe buýt.

- Xây dựng hệ thống giám sát hoạt động xe buýt (BMS) và hệ thống thông tin xe buýt (BIS).

4.9. Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ

Cần phải có quy định rõ ràng các tiêu chuẩn đối với các doanh nghiệp muốn tham gia khai thác xe buýt để xác định rõ trách nhiệm của đơn vị cung cấp dịch vụ, trách nhiệm của cơ quan quản lý. Phải thực hiện đổi mới từ khâu lựa chọn đơn vị tham gia khai thác VTKCC bằng xe buýt, cần vận dụng linh hoạt phương thức đấu thầu và chỉ định thầu trong lựa chọn đơn vị tham gia khai thác. Việc đấu thầu được tiến hành với các tuyến có nhiều doanh nghiệp tham gia, khi đấu thầu phải xây dựng được các tiêu chí đấu thầu cụ thể như: quy mô, bộ máy quản lý doanh nghiệp, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, lái xe, nhân viên phục vụ, chất lượng phương tiện, các cam kết trách nhiệm,... Việc chỉ định thầu chỉ thực hiện khi cần mở tuyến mới, chỉ có 01 đơn vị tham gia, nhưng cũng cần chỉ rõ các nội dung cần phải cam kết thực hiện của doanh nghiệp và thời gian doanh nghiệp được khai thác tối đa, đồng thời cần có biện pháp chống độc quyền, tuỳ tiện trong quản lý, điều hành.

Tổ chức bộ máy quản lý, điều hành bảo đảm tính khoa học và đảm bảo mọi hoạt động được quản lý chặt chẽ, giám sát thường xuyên; có chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, xử lý vi phạm đối với đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ phù hợp; có kế hoạch nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động xe buýt; thường xuyên quan tâm đổi mới phương tiện, điều kiện kỹ thuật theo hướng hiện đại để phục vụ tốt mọi yêu cầu của hành khách, kể cả các đối tượng người già, người tàn tật.

4.10. Giải pháp huy động vốn đầu tư

- Vốn đầu tư cho mua sắm phương tiện chủ yếu là nguồn vốn từ các đơn vị vận tải, trong đó gồm vốn tích luỹ trong quá trình kinh doanh, vốn vay từ các ngân hàng, vốn tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ, các nước, vốn từ các hoạt động quảng cáo trên phương tiện...

- Nguồn kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng (cầu đường, trạm dừng, nhà chờ và biển báo đón trả khách, Trung tâm điều hành) sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc từ nguồn kinh phí an toàn giao thông của tỉnh (từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT), từ hoạt động quảng cáo tại khu vực nhà chờ, bãi đỗ xe... Các công trình khác phải thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư;

UBND tỉnh ban hành và cho áp dụng các cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ các đơn vị kinh doanh VTKCC bằng xe buýt như: đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá hoạt động kinh doanh VTKCC; hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng hoặc cho vay các nguồn vốn ưu đãi có lãi suất vay thấp ( 0%) cho đầu tư mua sắm phương tiện với chu kỳ vay vốn từ 5 - 10 năm (bằng 1 vòng đời xe); ưu tiên giao đất xây dựng hạ tầng bến bãi đỗ xe, khu bảo dưỡng, bảo trì phương tiện; giảm thuế VAT, miễn tiền thuế đất xây dựng bến bãi; miễn phí sử dụng cầu đường; xác định  mức thu phí, lệ phí bến, bãi thích hợp, khuyến khích đẩy mạnh các dịch vụ kinh doanh, quảng cáo theo bến, trên phương tiện để tạo nguồn vốn cho đầu t­ư xây dựng, bảo trì, quản lý điều hành hệ thống bến xe, bãi xe, kinh doanh dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa tại bến và các bãi đỗ xe; thực hiện trợ giá vé cho các tuyến xe buýt phục vụ khu công nghiệp.


 

Phụ lục 1. Thứ tự ưu tiên và lộ trình xã hội hóa đầu tư đến 2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2011 /QĐ-UBND ngày  09 tháng 10 năm 2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

 

TTT

MMã số tuyến

Tên tuyến

Lộ trình xã hội hoá đầu tư

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

HHình thức đầu tư

CCơ chế quản lý

TTrợ giá hoặc không trợ giá

HHình thức đầu tư

CCơ chế quản lý

TTrợ giá hoặc không trợ giá

HHình thức đầu tư

CCơ chế quản lý

TTrợ giá hoặc không trợ giá

HHình thức đầu tư

CCơ chế quản lý

TTrợ giá hoặc không trợ giá

HHình thức đầu tư

CCơ chế quản lý

TTrợ giá hoặc không trợ giá

HHình thức đầu tư

CCơ chế quản lý

TTrợ giá hoặc không trợ giá

HHình thức đầu tư

CCơ chế quản lý

TTrợ giá hoặc không trợ giá

1

A1

Bến xe phía Nam - Bến xe phía Bắc

NN

ĐH

T

NN

ĐH

T

NN

ĐH

K

NN

ĐH

K

NN

ĐH

K

NN

ĐH

K

NN

ĐH

K

2

A2

Khu A (Ký túc xá Trường Bia) - Ký túc xá Đội Cung

NN

ĐH

T

NN

ĐH

T

NN

ĐH

K

NN

ĐH

K

NN

ĐH

K

NN

ĐH

K

NN

ĐH

K

3

B1

Bến xe phía Nam – KCN Phú Bài

NN

ĐH

T

TN

ĐT

T

TN

ĐT

T

NN

ĐH

K

NN

ĐH

K

NN

ĐH

K

NN

ĐH

K

4

B2

Bến xe phía Nam - Thuận An

NN

ĐH

T

NN

ĐH

T

NN

ĐH

T

TN

ĐT

K

TN

ĐT

K

TN

ĐT

K

TN

ĐT

K

5

B3

Bến xe phía Nam - Phong Điền

TN

ĐT

T

TN

ĐT

T

TN

ĐH

T

TN

ĐT

K

TN

ĐT

K

TN

ĐT

K

TN

ĐT

K

6

B4

Bến xe phía Nam – Thị trấn Sịa

NN

ĐH

T

NN

ĐH

T

NN

ĐH

T

TN

ĐT

K

TN

ĐT

K

TN

ĐT

K

TN

ĐT

K

7

B5

Điền Hương - Bến xe Đông Ba

TN

K

TN

ĐT

T

TN

ĐT

T

TN

ĐT

K

TN

ĐT

K

TN

ĐT

K

TN

ĐT

K

8

B6

Vinh Hưng - Bến xe Đông Ba

TN

K

TN

ĐT

T

TN

ĐT

T

TN

ĐT

K

TN

ĐT

K

TN

ĐT

K

TN

ĐT

K

9

B7

Bến xe Đông Ba - Chợ Cầu Hai

TN

K

TN

ĐT

T

TN

ĐT

T

TN

ĐT

K

TN

ĐT

K

TN

ĐT

K

TN

ĐT

K

10

B8

Bến xe phía Nam - Vinh Hiền

NN, TN

K

NN, TN

ĐT

T

TN

ĐT

T

TN

ĐT

K

TN

ĐT

K

TN

ĐT

K

TN

ĐT

K

11

B9

Bến xe Đông Ba – Cảnh Dương

NN

K

NN, TN

ĐT

T

TN

ĐT

T

TN

ĐT

K

TN

ĐT

K

TN

ĐT

K

TN

ĐT

K

12

A3

Bến xe phía Bắc - Bến xe phía Nam

-

-

-

-

-

-

NN

ĐH

T

NN

ĐH

T

NN

ĐH

T

NN

ĐH

T

NN

ĐH

T

13

A4

Bến xe Đông Ba - Linh Mụ

-

-

-

-

-

-

-

-

-

NN

ĐH

T

NN

ĐH

T

NN

ĐH

T

NN

ĐH

T

14

A5

Bến xe phía Bắc - Bến xe phía Nam (Đường vành đai Tây Nam)

-

-

-

-

-

-

NN

ĐH

T

NN

ĐH

T

NN

ĐH

T

NN

ĐH

T

NN

ĐH

T

15

A6

Bến xe phía Bắc- Bến xe phía Nam (Đường vành đai Đông Bắc)

-

-

-

-

-

-

TN

ĐT

T

TN

ĐT

K

TN

ĐT

K

TN

ĐT

K

TN

ĐT

K

16

B10

Bến xe Đông Ba - Phong Mỹ

-

-

-

-

-

-

-

-

-

NN

T

NN

T

NN

T

NN

T

17

B11

Thị trấn Phong Điền - Thị trấn Sịa

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

NN

T

NN

T

18

B12

Bến xe phía Nam - Thị trấn Lăng Cô

-

-

-

-

-

-

TN

ĐT

K

TN

ĐT

K

TN

ĐT

K

TN

ĐT

K

TN

ĐT

K

19

B13

Bến xe Đông Ba - Vinh Hà

-

-

-

-

-

-

-

-

-

TN

ĐT

K

TN

ĐT

K

TN

ĐT

K

TN

ĐT

K

20

B14

Vinh Hiền -Khu Công nghiệp Phú Bài

-

-

-

-

-

-

-

-

-

TN

ĐT

K

TN

ĐT

K

TN

ĐT

K

TN

ĐT

K

21

B15

Bến xe phía Nam – Bến xe A Lưới

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

NN

KH

T

NN

KH

T

NN

KH

T

22

B16

Bến xe Đông Ba – Chợ Hương Giang (huyện Nam Đông)

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

NN

ĐH

T

NN

ĐH

T

Ghi chú: NN - Nhà nước quản lý, TN: xã hội hoá, T: có Trợ giá, K: Không trợ giá, ĐT: Cơ chế quản lý theo phương thức đấu thầu lại đối với tuyến buýt đang khai thác hoặc đấu thầu đối với tuyến buýt mở mới, ĐH: cơ chế quản lý theo phương thức đặt hàng, KH: cơ chế quản lý theo phương thức giao kế hoạch, HĐ: cơ chế khác./.

Tập tin đính kèm
STT Tên tập tin Tải về
1 Xem chi tiết Quy hoạch tại đây ()
 Bản in]
Các bài khác
    Trang đầu Trang trước 1 2 3 4 5 Trang kế Trang cuối