Add Content...

"Lễ hội Quốc tế Dệt may Độc đáo" "bước ra" khỏi nước Pháp và đến với thành phố Huế
  
"Lễ hội Quốc tế Dệt may Độc đáo" sẽ lần đầu tiên "bước ra" khỏi nước Pháp và đến với Huế - Việt Nam trong Festival Nghề truyền thống Huế sẽ diễn ra từ 27/4-01/5/2013. Đây là hoạt động trong khuôn khổ chương trình năm Pháp - Việt 2013-2014.
Các bộ trang phục của nhà thiết kế Minh Hạnh tại "Lễ hội Quốc tế Dệt may Độc đáo" lần thứ nhất năm 2
Các bộ trang phục của nhà thiết kế Minh Hạnh tại "Lễ hội Quốc tế Dệt may Độc đáo" lần thứ nhất năm 2

"Lễ hội Quốc tế Dệt may Độc đáo" lần thứ nhất đã diễn ra tại thành phố Clermont - Ferrand  - thủ phủ của vùng Auvergne, miền Trung nước Pháp vào tháng 9 năm 2012, xuất phát từ sáng kiến của Hội hội HS_ Projects, phối hợp với Bảo tàng Bargoin và thành phố Clermont - Ferrand (Pháp).

Lễ hội Quốc tế Dệt may Độc đáo là sự kiện duy nhất trên nước Pháp, quy tụ các nghệ nhân, nhà thiết kế, nghệ sĩ đến từ mọi châu lục, được mời đến đây để giới thiệu các tác phẩm độc đáo của họ hoặc của nước họ.

Với mong muốn chứng tỏ rằng cái nhìn về thế giới của chúng ta chỉ là phiến diện và tham vọng của "Lễ hội Quốc tế Dệt may Độc đáo" là mở rộng tầm nhìn của chúng ta hơn thông qua việc hội tụ kỹ năng dệt may của 5 châu lục nhằm một lần nữa khẳng định tính đặc trưng và vai trò sứ giải của chúng ta trong sự đa dạng văn hóa. Lễ hội sẽ chứng tỏ tính đa dạng của các nguồn nguyên liệu thiên nhiên và nguồn nhân lực trên thới giới; đồng thời cũng cho thấy các kỹ năng dệt may được lưu truyền và phát triển nhờ vào bàn tay của những nhà tạo mẫu khắp thế giới như: Patis Tesoro, Kinor Jiang, Shu Sun, Rui Xu, Guo Xiang Yuan, Zou You, Đặng Thị Minh Hạnh, Paula Leal, Sanata Magassa, Aboubakar Fofana, Marcus Tomlinson, Moataz Nasr, Addoulaye Konate... và đặc biệt là những nhà tạo mẫu đến từ Pháp như: Francoise Hoffmann, Sophie, Francis Dravigny, Công ty Satab de Saint Just Malmont và Xí nghiệp quốc gia Puy en Velay.

Đồng thời, Lễ hội quốc tế dệt may độc đáo cũng là dịp để giới chuyên môn có liên quan đến giới nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà sử học nghệ thuật, nhà nghiên cứu gặp gỡ trao đổi với nhau về sự sáng tạo từ sợi vải.

Các nhà tạo mẫu sẽ có một chương trình trình diễn thời trang do chính các nhà tạo mẫu thực hiện, đây xem như là món quà các nhà tạo mẫu gửi đến nhân dân Thừa Thiên Huế nói riêng và du khách đến với Festival Nghề truyền thống nói chung.

Bên cạnh chương trình trình diễn thời trang, du khách còn được xem triển lãm " Lễ hội Quốc tế Dệt may Độc đáo " hội tụ 80 mẫu dệt may độc đáo, từ cổ xưa đến hiện đại (tại Bảo tàng Văn hóa Huế từ 27/4-01/5/2013) và tìm hiểu sâu về ngành Dệt may bằng "Tiến trình phát triển ngành Dệt may".

"Tiến trình phát triển ngành Dệt may" hội tụ 15 câu chuyện, là những kỷ niệm của cá nhân và gia đình gắn với nghề Dệt may, sẽ do chính những khách mời đặc biệt của Việt Nam đang sinh sống tại Pháp tự thuật. Chương trình sẽ diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Pháp tại Huế trong suốt quá trình diễn ra Festival Nghề truyền thống 2013.

www.thuathienhue.gov.vn
 Bản in]