Làng nghề gốm Phước Tích
  
Làng cổ Phước Tích, thôn Phước Phú thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tên xã Phong Hòa xưa là xã Phong Lâu (do ở bên bờ sông Ô Lâu). Làng Phước Tích tiện cho việc thông thương bằng đường thủy để khai thác nguyên liệu và chở sản phẩm gốm đi bán. Quanh làng không có đất sét và rất hiếm củi, nhưng theo các gia phả và ký ức người già thì suốt từ đời Minh Mạng đến đời Khải Định, hàng tháng làng phải dâng nộp triều đình Huế 30 chiếc “om ngự” làm nồi nấu cơm cho vua, ăn xong vứt bỏ. Do đó làng được đặc ân đi các nơi khai thác những gì cần cho nghề: vào rừng ở truông Đôộc (Đôộc: gốm) (nay thuộc Mỹ Xuyên cùng xã) lấy củi, sang cồn Gióng (nay xã Hải Chánh) sau sang Dương Khánh (nay xã Hải Dương) huyện Hải Lăng, Quảng Trị lấy đất sét. Sản phẩm truyền thống “độc Phước Tích” có lu (chum), ghè, thạp, thống, om (niêu), bùng binh (ống tiết kiệm), tu huýt (còi) và ông táo nung chín thành sành, không có thấm nước. Những sản phẩm trên được chở bán từ Nghệ An vào đến Nam Bộ. Các sản phẩm gốm không tráng men như lọ hoa...cũng đã được bán sang Nhật Bản và được sử dụng trân trọng trong các buổi tiệc trà của Nhật.

    Ngày nay, tuy có thời kỳ đã vắng dần hình ảnh thân quen của mặt hàng độc Phước Tích, nhưng khả năng kế tục truyền thống làm gốm vẫn là một quyết tâm cao. Phước Tích vẫn là ngôi làng được nhiều người biết đến, bởi sản phẩm thủ công của họ vẫn là vật gần gũi, thân quen với mọi người.
  

 Bản in]
Các bài khác
    Trang đầu Trang trước 1 2 Trang kế Trang cuối