Quy hoạch chung đô thị mới Điền Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030
  
Cập nhật:05/12/2015 2:39:31 CH

QUY HOẠCH CHUNG ĐÔ THỊ MỚI ĐIỀN LỘC, HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2030

(Trích Quyết định số 2266/QĐ-UBND ngày 28/10/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh)

 

1. Phạm vi và ranh giới lập quy hoạch:

a) Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ ranh giới hành chính xã Điền Lộc, có diện tích khoảng 1.393,48ha.

b) Ranh giới nghiên cứu cụ thể như sau:

- Phía Đông giáp xã Điền Hòa và biển Đông.

- Phía Tây giáp xã Phong Chương và xã Điền Môn.

- Phía Nam giáp xã Điền Hòa và phá Tam Giang.

- Phía Bắc giáp xã Điền Môn và biển Đông.

2. Tính chất:

a) Là đô thị dự kiến hình thành trong tương lai được đầu tư xây dựng từng bước đạt các tiêu chí của đô thị loại V và trở thành thị trấn trung tâm tiểu vùng khu vực ven biển của huyện Phong Điền.

b) Là đô thị phát triển theo mô hình đô thị sinh thái gắn với việc đẩy mạnh phát triển các ngành nghề như du lịch dịch vụ, cảng biển, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản,...

3. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật:

a) Quy mô dân số:

- Hiện trạng (năm 2014): 5.565 người.

- Đến năm 2020: 7.000 người. 

- Đến năm 2030: 10.000 người.             

b) Quy mô đất đai: khoảng 1.393,48ha.

- Đất xây dựng đô thị đến 2020: 172,22 ha.

- Đất xây dựng đô thị đến 2030: 239,31 ha.

c) Định mức sử dụng đất xây dựng đô thị theo mục đích sử dụng:

TT

Hạng mục

Chỉ tiêu quy hoạch

(m2/người)

1

Đất ở

38 - 46

2

Đất có mục đích công cộng

4 - 6

3

Đất giao thông

20 - 24

4

Đất cây xanh

7 - 10

5

Đất khác trong đô thị

81 - 114

Tổng cộng

150 - 200

4. Hướng phát triển đô thị:

- Phát triển không gian đô thị theo nguyên tắc không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường, đảm bảo các tiêu chí của đô thị sinh thái, phát triển bền vững. Ưu tiên quỹ đất cho các khu chức năng tạo động lực phát triển của đô thị bao gồm: Khu trung tâm đô thị, các khu dân cư, du lịch, dịch vụ. Hạn chế lấy đất nông nghiệp, khai thác hiệu quả các quỹ đất hiện có.

- Trên cơ sở khu vực trung tâm xã Điền Lộc hiện nay đã hình thành, định hướng phát triển đô thị cơ bản như sau:

+ Về phía Tây Nam đến phía Nam sông Ô Lâu: khai thác tối đa địa hình, cảnh quan tự nhiên, hình thành khu vực phát triển nông nghiệp kỹ thuật cao, xen canh, chuyển đổi cây trồng phù hợp. Phát triển hạ tầng du lịch (bến thuyền, bãi đỗ xe) nhằm kết nối du lịch dọc sông Ô Lâu từ làng cổ Phước Tích đến phá Tam Giang. Tạo điều kiện tiếp cận bằng đường thủy, đường bộ tham quan các làng nghề nổi tiếng của địa phương, cũng như các mô hình du lịch trong tương lai (du lịch trải nghiệm, du lịch cộng đồng gắn với vùng đầm phá,...).

+ Về phía Bắc sông Ô Lâu đến hết vùng dân cư hiện hữu (giáp Quốc lộ 49B): phát triển các khu chức năng như hành chính, văn hóa, giáo dục, dịch vụ thương mại, thể dục thể thao và các khu dân cư.

+ Về phía vùng cát tiếp giáp khu dân cư hiện hữu đến phía Nam đường Tỉnh lộ 22: hình thành vùng phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp sạch, các khu vực nuôi trồng thủy hải sản, trồng rau trên cát, nông trại.

+ Về phía Bắc đường Tỉnh lộ 22 đến biển Đông: khai thác tối đa giá trị cảnh quan biển; Là vùng phát triển kinh tế biển gắn với việc hình thành các khu dịch vụ du lịch biển, các khu vực bãi tắm, vui chơi giải trí cộng đồng; Khai thác dịch vụ cảng biển chuyên dụng Điền Lộc (kinh doanh kho bãi phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu, cung cấp các dịch vụ xếp dỡ và các loại hình dịch vụ khác,...).

5. Tổ chức không gian đô thị:

a) Định hướng phát triển các khu vực đô thị:

- Các khu ở mới được hình thành trên các trục đường Tỉnh lộ 22 và Quốc lộ 49B. Các khu dân cư hiện hữu được cải tạo, nâng cấp phù hợp các tiêu chuẩn đô thị.

- Khu vực cảnh quan ven đầm phá Tam Giang ưu tiên phát triển dịch vụ du lịch đầm phá và các khu vực nuôi trồng thủy hải sản.

- Khu vực dự trữ phát triển được bố trí hai bên trục đường Hòa Xuân, trục đường cứu hộ cứu nạn Phong Điền – Điền Lộc và Quốc lộ 49B nhằm dự trữ quỹ đất để phát triển đô thị trong tương lai.

b) Không gian mở, điểm nhấn:

- Không gian mở bao gồm hệ thống cây xanh, mặt nước của khu vực ven biển và hai bờ sông Ô Lâu kết hợp với không gian ven đầm phá tạo nét đặc thù riêng cho đô thị.

- Các điểm nhấn đô thị: Bố trí các công trình có quy mô phù hợp, hình thức kiến trúc đẹp tại các vị trí có ảnh hưởng trực tiếp đến diện mạo cảnh quan kiến trúc đô thị (giao lộ lớn, khu vực trung tâm, hướng mở của tầm nhìn,…).

c) Trục không gian chính:

- Quốc lộ 49B là tuyến giao thông chính nối Điền Lộc với các xã lân cận. Trên tuyến giao thông này bố trí các công trình chính đô thị có chức năng như hành chính, giáo dục, dịch vụ thương mại, khu công viên cây xanh, các khu ở và quỹ đất dự trữ phát triển đô thị,...

- Tỉnh lộ 22 (đoạn qua đô thị) được mở rộng để trở thành trục chính. Trên tuyến giao thông này bố trí các công trình chính của đô thị như giáo dục, dịch vụ thương mại và các khu ở mới.

- Tuyến đường Hòa Xuân và đường cứu hộ cứu nạn Phong Điền – Điền Lộc là tuyến giao thông chính nối Điền Lộc với xã Phong Chương. Trên tuyến giao thông này bố trí các quỹ đất dự trữ phát triển và các khu ở.

- Trục cảnh quan dọc sông Ô Lâu kết nối vùng đầm phá Tam Giang là trục cảnh quan sông nước kết hợp du lịch, dịch vụ sinh thái nông nghiệp.

6. Cơ cấu sử dụng đất:

STT

Hạng mục

Quy hoạch

đến năm 2020

Quy hoạch

đến năm 2030

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

I

Đất xây dựng đô thị

172,22

12,36

239,31

17,17

1

Đất ở

62,60

4,49

69,80

5,01

-

Đất ở xây dựng mới

8,50

0,61

17,30

1,24

-

Đất ở chỉnh trang

54,10

3,88

52,50

3,77

2

Đất công cộng

57,31

4,11

79,39

5,70

-

Đất giao thông

39,00

2,80

45,00

3,23

-

Chợ

1,36

0,10

1,36

0,10

-

Đất công viên cây xanh, TDTT

8,70

0,62

21,50

1,54

-

Đất sinh hoạt cộng đồng

1,20

0,09

2,46

0,18

-

Đất bến xe

1,28

0,09

2,30

0,17

-

Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật

0,20

0,01

1,20

0,09

-

Đất hậu cần cảng

5,00

0,36

5,00

0,36

-

Đất bưu chính, viễn thông

0,57

0,04

0,57

0,04

3

Đất công trình sự nghiệp

4,76

0,34

5,63

0,40

-

Y tế

0,40

0,03

0,60

0,04

-

Văn hóa

0,98

0,07

1,51

0,11

-

Giáo dục

3,38

0,24

3,53

0,25

4

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

0,50

0,04

0,50

0,04

5

Đất dịch vụ

5,67

0,41

31,80

2,28

-

Đất dịch vụ thương mại

0,52

0,04

4,70

0,34

-

Đất dịch vụ du lịch

5,15

0,37

27,10

1,94

6

Đất cụm công nghiệp - TTCN

20,00

1,44

30,00

2,15

7

Đất quốc phòng, an ninh

0,13

0,01

0,13

0,01

8

Đất mặt nước cảnh quan

11,20

0,80

12,40

0,89

9

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

10,05

0,72

9,66

0,69

II

Đất nông nghiệp

738,55

53,00

785,86

56,40

1

Đất trồng cây hàng năm

352,69

25,31

371,29

26,64

2

Đất nuôi trồng thủy sản

109,60

7,87

109,60

7,87

3

Đất canh tác hỗn hợp (trang trại)

9,00

0,65

18,00

1,29

4

Đất trồng cây lâu năm

6,53

0,47

6,53

0,47

5

Đất lâm nghiệp

260,73

18,71

280,44

20,13

III

Đất khác

482,71

34,64

368,31

26,43

1

Đất dự trữ phát triển đô thị

138,65

9,95

79,51

5,71

2

Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng

148,56

10,66

145,35

10,43

3

Đất cây xanh cách ly

12,90

0,93

21,95

1,58

4

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

97,10

6,97

72,50

5,20

5

Đất bãi tắm ven biển

6,00

0,43

12,00

0,86

6

Đất bãi cát ven biển

43,00

3,09

37,00

2,66

7

Đất chưa sử dụng

36,50

2,62

0,00

0,00

 

Tổng cộng

1.393,48

100,00

1.393,48

100,00

7. Các khu chức năng chính:

- Các khu ở có tổng diện tích khoảng 69,80 ha; Trong đó:

+ Khu ở mới được hình thành trên các trục đường Quốc lộ 49B và Tỉnh lộ 22.

+ Khu vực dân cư hiện hữu được chỉnh trang nâng cấp phù hợp các tiêu chuẩn đô thị.

- Khu trung tâm hành chính được mở rộng trên cơ sở vị trí UBND xã Điền Lộc hiện nay (tại thôn Nhất Tây), có tổng diện tích khoảng 0,50ha.

- Các khu đất giáo dục đào tạo được tổ chức trên cơ sở các công trình hiện hữu (trường THCS Điền Lộc, trường Tiểu học Điền Lộc,...) và được mở rộng để đảm bảo về quy mô diện tích. Tổng diện tích khoảng 3,53ha.

- Khu trung tâm văn hoá, y tế được bố trí dọc theo trục cảnh quan chính của đô thị, có tổng diện tích khoảng 2,11ha.

- Các khu đất dịch vụ thương mại được tổ chức theo mô hình phân tán, phát triển dọc theo các tuyến giao thông chính như Quốc lộ 49B và Tỉnh lộ 22, có tổng diện tích khoảng 4,70ha.

- Các khu đất dịch vụ du lịch được bố trí tại các vị trí ven sông Ô Lâu và khu vực ven biển, có tổng diện tích khoảng 27,10ha.

- Khu công viên cây xanh, thể dục thể thao được bố trí dọc theo tuyến Quốc lộ 49B và dọc các sông, kênh; có tổng diện tích khoảng 21,50ha.

- Cụm công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp được bố trí dọc tuyến đường cứu hộ cứu nạn Phong Điền – Điền Lộc và đường Hòa Xuân với quy mô khoảng 30ha.

- Các khu vui chơi giải trí cấp khu ở được bố trí phân tán theo các khu dân cư.

8. Quy định về không gian kiến trúc cảnh quan đô thị:

- Nhà ở:

+ Mật độ xây dựng thuần: ≤ 60%.

+ Tầng cao: ≤ 03 tầng.

- Công trình sự nghiệp, trụ sở cơ quan:

+ Mật độ xây dựng thuần: ≤ 40%.

+ Tầng cao: ≤ 03 tầng.

- Công trình dịch vụ, thương mại:

+ Mật độ xây dựng thuần: ≤ 60%.

+ Tầng cao: ≤ 05 tầng.

- Khu tiểu thủ công nghiêp:

+ Mật độ xây dựng gộp: ≤ 60%.

+ Tầng cao: ≤ 03 tầng.

- Khu công viên cây xanh:

+ Mật độ xây dựng gộp: ≤ 5%.

+ Tầng cao: ≤ 01 tầng.

9. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

a) Giao thông:

- Mặt cắt 1-1 (Quốc lộ 49B, đoạn đi qua khu trung tâm) có lộ giới: 36,0m (4,5m +3,0m + 1,5m + 7,5m + 2,0m + 7,5m + 1,5m + 3,5m + 4,5m).

- Mặt cắt 2-2 (Đường CHCN Phong Điền - Điền Lộc, đoạn đi qua khu trung tâm) có lộ giới: 36,0m (3,0m +3,5m + 2,5m + 7,5m + 3,0m + 7,5m).

- Mặt cắt 3-3 có lộ giới: 26,0m (4,0m + 7,5m + 3,0m + 7,5m + 4,0m).

- Mặt cắt 3'-3' (Đường Hòa Xuân, đoạn từ Tỉnh lộ 4 đến Quốc lộ 49B) có lộ giới: 26m (4,5m + 7,5m + 2,0m + 7,5m + 4,5m).

- Mặt cắt 4-4 (Tỉnh lộ 22) có lộ giới: 24,0m (4,5m +15,0m + 4,5m).

- Mặt cắt 5-5 có lộ giới: 19,5m (4,5m +10,5m + 4,5m).

- Mặt cắt 6-6 có lộ giới: 16,5m (4,5m + 7,5m + 4,5m).

- Mặt cắt 7-7 có lộ giới: 13,5m (3,0m + 7,5m + 3,0m).

- Các công trình phục vụ giao thông:

+ Bến xe: Xây dựng bến xe tại vị trí gần khu vực nút giao Quốc lộ 49B và đường cứu hộ cứu nạn Phong Điền – Điền Lộc, có diện tích khoảng 1,05ha.

+ Bãi đỗ xe: Xây dựng các khu vực bãi đỗ xe tại các vị trí thích hợp như khu trung tâm công cộng, khu dịch vụ du lịch, khu thể dục thể thao.

+ Bến thuyền: Quy hoạch một số bến thuyền trên sông Ô Lâu tại các điểm du lịch phục vụ du lịch và điểm dân cư thôn Giáp Nam phục vụ nhu cầu neo đậu và buôn bán của người dân địa phương.

b) Cao độ nền và thoát nước mặt:

- Cao độ nền: Khu vực quy hoạch có cao độ nền thay đổi từ cao xuống thấp theo hướng dốc về phía sông Ô Lâu và biển Đông. Giải pháp san nền bám sát địa hình tự nhiên, tuân thủ cao độ thiết kế tại các nút giao của mạng lưới đường giao thông, tránh đào đắp lớn. Cao độ nền khống chế từ +2,0m đến +10,35m, đảm bảo hài hòa các khu vực xung quanh.

- Thoát nước mặt: Xây dựng hệ thống thoát nước mặt hoàn chỉnh đảm bảo thoát nước mặt trên toàn đô thị thoát về phía sông Ô Lâu và biển Đông trên cơ sở hệ thống thoát nước là các kênh mương được cải tạo, thông dòng. Mạng lưới phân tán theo từng lưu vực thoát nước.

c) Cấp nước:

- Tiêu chuẩn cấp nước:

+ Đợt đầu (đến năm 2020): 80lít/ng.ngđ, tỷ lệ cấp nước đạt ³ 80%.

+ Dài hạn (đến năm 2030): 100lít/ng.ngđ, tỷ lệ cấp nước đạt ³ 90%.

- Nguồn nước: Sử dụng nguồn nước từ mạng lưới cấp nước chung toàn tỉnh.

- Mạng lưới đường ống: Sử dụng mạng lưới phân phối là mạng vòng nhánh cụt, đảm bảo an toàn cấp nước.

d) Cấp điện:

- Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt: 

+ Đợt đầu (đến năm 2020): 400kWh/người.năm; phụ tải 200W/người.

+ Dài hạn (đến năm 2030): 1.000kWh/người.năm; phụ tải 330W/người.

- Chỉ tiêu cấp điện công trình công cộng: Tính bằng 30% phụ tải điện sinh hoạt.

- Nguồn điện: Nguồn điện lấy từ trạm biến áp 110kV Điền Lộc.

- Lưới điện:      

+ Lưới trung thế: Sử dụng cấp điện áp chuẩn 22kV.

+ Lưới hạ thế: Hệ thống điện hạ thế thống nhất sử dụng cấp điện áp 380/220V. Với khu trung tâm, lưới điện hạ thế định hướng đi ngầm. Các khu vực khác hoặc khu chưa ổn định về quy hoạch có thể đi nổi bằng cáp vặn xoắn.

- Chiếu sáng công cộng: Sử dụng các loại đèn tiết kiệm năng lượng, phù hợp với kiến trúc khu đô thị, đảm bảo độ sáng theo tiêu chuẩn.

đ) Thoát nước thải và vệ sinh môi trường:

- Thoát nước thải: Định hướng quy hoạch là hệ thống thoát nước riêng. Trong giai đoạn trước mắt sử dụng hệ thống thoát nước nửa riêng, tiến tới hoàn thiện theo quy hoạch. Nước thải từ các khu vệ sinh trong nhà ở, nhà công cộng, nhà sản xuất, nước thải trạm y tế,... phải được xử lý qua bể tự hoại xây dựng đúng quy cách trước khi xả vào hệ thống cống đô thị.

- Vệ sinh môi trường đô thị:

Thu gom và xử lý chất thải rắn: Tiêu chuẩn chất thải rắn sinh hoạt là 0,8kg/người.ngày, thu gom được 90%. Chất thải rắn thông thường được tổ chức thu gom và chuyển về khu xử lý chất thải rắn ở xã Điền Hải.

e) Thông tin liên lạc: Hệ thống truyền dẫn thiết kế mạch vòng, đi ngầm theo các tuyến giao thông, kết hợp cung cấp các dịch vụ truyền hình cáp, internet băng thông rộng.

10. Biện pháp bảo vệ môi trường:

a) Giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng việc kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực có các tuyến giao thông lớn.

b) Xây dựng đô thị tiết kiệm năng lượng; hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực đến vùng đầm phá. Dành nhiều diện tích đất cho không gian xanh để tạo sự cân bằng sinh thái.

c) Tổ chức phân vùng kiểm soát, bảo vệ môi trường. Các khu vực thuộc hệ sinh thái tại vùng đầm phá Tam Giang, vùng ven sông Ô Lâu và vùng ven biển phải được kiểm soát chặt chẽ.

11. Các dự án ưu tiên đầu tư:

a) Tổ chức cắm mốc giới theo đồ án quy hoạch chung đã được phê duyệt.

b) Đầu tư xây dựng các hệ thống công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng đô thị thiết yếu như: Các trục giao thông chính của đô thị, các công trình sự nghiệp, thương mại dịch vụ, các khu tái định cư, các khu ở mới.

 Bản in]
Các bài khác
    Trang đầu Trang trước 1 2 3 4 5 Trang kế Trang cuối