Chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học - Năm 2020 - 2021

Tên đề tài, dự án:
Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có giá trị cao từ cây atiso đỏ tại Phong Điền, Thừa Thiên Huế

- Mã số: 2020.026

- Cấp: Thành phố

- Lĩnh vực: Khoa học Kỹ thuật

- Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Nông lâm Huế

- Chủ nhiệm đề tài:

- Thành viên tham gia chính:

Quyết định phê duyệt
  • 00.00.H57-3406-QD-UBND-2020-PL1.doc
Mục tiêu định hướng:

- Đánh giá được thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ atiso đỏ tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Hoàn thiện quy trình sản xuất giống aitso đỏ.

- Xây dựng thành công mô hình trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến  sản phẩm atiso đỏ đạt tiêu chuẩn VietGap.

Kết quả:

- Báo cáo về thực trạng trồng, chế biến và tiêu thụ atiso và đề xuất các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân trồng cây atiso đỏ tại địa phương.

- Hoàn thiện 06 quy trình kỹ thuật, công nghệ phù hợp ở địa phương và có thể chuyển giao cho địa phương khác: (1) Quy trình sản xuất giống atiso đỏ; (2) Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc atiso đỏ, (3) Quy trình kỹ thuật chế biến mứt atiso đỏ sấy dẻo, (4) Quy trình kỹ thuật chế biến trà hòa tan atiso đỏ, (5) Quy trình kỹ thuật chế biến siro atiso đỏ cô đặc chân không, (6) Quy trình kỹ thuật chế biến nước giải khát atiso đỏ.

- Mô trình trồng, chăm sóc cây atiso đỏ đạt tiêu chuẩn VietGap với quy mô 05 ha.

- Mô hình chế biến sản phẩm nước giải khát atiso đỏ đóng chai có năng suất 50 lít sản phẩm/ngày.

- Mô hình chế biến sản phẩm siro atiso đỏ cô đặc chân không có năng suất 30 kg sản phẩm/ngày.

- Mô hình chế biến sản phẩm trà túi lọc atiso đỏ có năng suất 20 kg sản phẩm/ngày.

- Mô hình chế biến sản phẩm mứt sấy dẻo atiso đỏ có năng suất 10 kg sản phẩm/ngày.

- Bộ hồ sơ đăng ký công nhận sản phẩm cây atiso đạt tiêu chuẩn VietGap.

- Bộ hồ sơ đăng ký thương hiệu sản phẩm (trà túi lọc, mứt sấy dẻo, Siro cô đặc chân không, nước giải khát đóng chai) đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế và đủ điều kiện công nhận sản phẩm OCOP.

- Đào tạo được 05 kỹ thuật viên, 100 nông dân đủ trình độ kỹ thuật, kỹ năng sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ các sản phẩm chế biến từ atiso đỏ theo tiêu chuẩn VietGAP; tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, có năng lực để tập huấn cho người khác.

- Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện dự án.

- Bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành.

- Chuyên mục quảng bá trên đài truyền hình địa phương.

Kinh phí đề tài:
Thời gian thực hiện:    2020 - 2021
  Bản in]